Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường: Sẵn sàng bước vào chuyển đổi số

Phạm Oanh | 04/08/2022, 14:57

(TN&MT) - Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu TN&MT; lưu trữ thông tin tư liệu và thư viện ngành TN&MT…

Trong suốt quá trình trưởng thành, Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường đã vinh dự được tặng thưởng; Huân chương Lao động hạng Nhì (2014); Huân chương Lao động hạng Nhất (2020); Cờ thi đua của Chính phủ, của Bộ; nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc...

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển CNTT toàn ngành

Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường (CNTT&DLTNMT) được thành lập theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT. Tiền thân của Cục là tổ chức Trung tâm thông tin lưu trữ tư liệu địa chính trực thuộc Tổng cục Địa chính, đến khi thành lập Bộ TN&MT, được đổi thành Trung tâm Thông tin, sau đó là Cục Công nghệ Thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường như hiện nay.

anh-1.jpeg

Rất nhiều tư liệu, bản đồ quý có “tuổi thọ” hàng trăm năm đang được lưu trữ cẩn thận tại kho dữ liệu của Cục CNTT&DLTNMT.

Theo ông Lê Phú Hà - Cục trưởng Cục CNTT&DLTNMT, được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo Bộ, sự phối hợp của các đơn vị trực thuộc Bộ, sự phối hợp có hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục, các tổ chức đoàn thể trong Cục và tinh thần làm việc tận tình, sáng tạo, đoàn kết nhất trí của đội ngũ công chức, viên chức và lao động trong toàn đơn vị, Cục CNTT&DLTNMT đã hoàn thành các chương trình, kế hoạch trong suốt thời gian qua.

Điểm nhấn đầu tiên của đơn vị phải kể đến là hoạt động xây dựng hành lang pháp lý cho ứng dụng CNTT ngành TN&MT. Trong suốt những năm qua, Cục đã tham mưu, xây dựng trình Bộ trưởng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành TN&MT; triển khai Chính phủ điện tử, xây dựng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu TN&MT; lưu trữ, thông tin tư liệu và thư viện; cung cấp các dịch vụ công trong ngành TN&MT.

Điển hình như Nghị định 73/2017/NĐ-CP về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu TN&MT. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong ứng dụng CNTT không chỉ trong ngành TN&MT mà tất cả các bộ, ngành, cơ quan địa phương có liên quan đến thông tin, dữ liệu TN&MT.

Ngoài ra, Cục đã xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hàng loạt các Thông tư, Quyết định góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính trong ngành TN&MT như: Thông tư số 17/2016/TT-BTNMT ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin ngành TN&MT; Thông tư số 20/2019/TT-BTNMT quy định kỹ thuật xây dựng, duy trì, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin trong ngành TN&MT; Thông tư số 07/2017/TT-BTNMT quy định về cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ; Quyết định số 1989/QĐ-BTNMT ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc của Bộ;.…

Bên cạnh đó, Cục đã xây dựng và trình ban hành nhiều Đề án có ý nghĩa quan trọng như: Đề án “Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc TN&MT”; Đề án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phuåc vuå phaát triïín bïn vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Các đề án này nhằm ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại trong quản lý, công bố, cung cấp, khai thác và chia sẻ thông tin TN&MT một cách hiệu quả; Cung cấp thông tin đầu vào cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL và của từng địa phương trong Vùng;…

Cục cũng đang hoàn thiện Đề án “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu TN&MT kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các địa phương, các bộ, ngành” với mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý về cập nhật, quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu...

Ứng dụng CNTT trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách hành chính,

Bên cạnh việc xây dựng hành lang pháp lý, việc ứng dụng CNTT, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý của ngành, nhất là trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách hành chính luôn được ưu tiên và có nhiều kết quả.

Theo chia sẻ của ông Lê Phú Hà, trong 5 năm trở lại đây, nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghệ thông tin của Bộ TN&MT luôn bám sát chủ trương chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số. Chính vì vậy, Bộ TN&MT đã sớm có Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Nhờ đó, Bộ TN&MT là một trong những Bộ đầu tiên hoàn thành các chỉ tiêu quy định tại Nghị quyết 17/NQ-CP giai đoạn 2019 - 2020.

anh-3-copy.jpg

100% thủ tục hành chính của Bộ TN&MT được cung cấp trực tuyến.

Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng là Bộ đầu tiên ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT (phiên bản 2.0) vào năm 2019, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng Chính phủ điện tử của ngành, hướng tới ngành TN&MT số, Chính phủ số và nền kinh tế số, tăng tối đa quá trình tự động hóa trong xử lý công việc.

Cùng với đó Bộ đã thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử, đem lại hiệu quả rất lớn trong thực hiện công vụ, giải quyết công việc, cải cách hành chính và tiết kiệm kinh phí. Đến nay, Bộ đã hoàn toàn xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, tỷ lệ văn bản điện tử gắn với chữ ký số của Bộ cơ bản đạt 98 - 100%; cơ bản hoàn thành cung cấp 100% thủ tục hành chính theo thẩm quyền trên môi trường trực tuyến.

Hiệu quả của ứng dụng CNTT còn được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ TN&MT đã linh hoạt ứng dụng CNTT, phục vụ chỉ đạo, điều hành, giải quyết công vụ, cải cách hành chính và tiết kiệm kinh phí, đặc biệt phát huy hiệu quả to lớn, đáp ứng yêu cầu giãn cách xã hội nhưng bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Cũng theo ông Lê Phú Hà, thời gian tới, Cục CNTT&DLTNMT sẽ tiếp tục xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ CNTT của Bộ một cách đồng bộ, bài bản, quản lý tập trung và chia sẻ sử dụng chung phục vụ triển khai Chính phủ điện tử của Bộ; Các trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, cung cấp tài nguyên tính toán, xử lý chung cho các đơn vị thuộc Bộ, sẵn sàng bước vào giai đoạn chuyển đổi số ngành TN&MT.

Bài liên quan
  • Rà soát công tác chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN&MT
    (TN&MT) - Chiều tối 20/7, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân đã họp Ban Tổ chức và các Tiểu ban, đơn vị đầu mối rà soát công tác chuẩn bị cho Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (5/8/2002 - 5/8/2022).

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Phổ biến công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Đà Nẵng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ “Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường” cho cán bộ các Bộ, ngành và một số địa phương.
  • Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon
    (TN&MT) - Sáng 15/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 năm 2023, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Lê Công Thành đã có buổi tiếp xã giao ông Lim Sang Jun, Thứ trưởng Thường trực Bộ Môi trường Hàn Quốc. Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon.
  • TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng xanh
    (TN&MT) - Sáng 15/9, phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4, năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tin tưởng, TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đặt ra.
  • Bộ TN&MT bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023
    Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023 cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị của Bộ. Tập huấn nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác tổ chức để tạo sự thống nhất trong việc triển khai. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì hội nghị.
  • Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo thứ nhất lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo.
  • Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu
    (TN&MT) - Sáng ngày 14/9/2023, tại TP.HCM, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia chức Hội thảo tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải tại khu vực miền Nam.
  • Tăng cường hợp tác về tài nguyên, môi trường giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc
    Sáng ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Séc Petr Hladík tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hai bên thống nhất mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực: nước và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý chất thải, kinh tế tuần hoàn.
  • Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Ngày 11/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp về việc xây dựng Dự thảo ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) đến năm 2035.
  • Sở TN&MT Sơn La: Tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
    (TN&MT) - Chiều 9/9, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Sở (12/9/2003-12/9/2023).
  • Ngân hàng Đầu tư Châu Âu sẵn sàng đầu tư cho môi trường và khí hậu tại Việt Nam
    (TN&MT) - Trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu sẽ hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực, công nghệ và các chuyên gia về chính sách để thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc làm việc ngày 8/9 giữa Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Đặng Quốc Khánh với Ngài Kris Peeters, Phó Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
  • Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh dự Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn
    (TN&MT) - Sáng 7/9, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Lễ gặp mặt kỷ niệm 20 năm thành lập Sở. Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh tham dự buổi Lễ và trao tặng Cờ thi đua của Bộ TN&MT cho Sở. Dự Lễ còn có Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới nền kinh tế xanh
    (TN&MT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Đóng góp lớn, tạo động lực để Ninh Bình phát triển toàn diện, bền vững
    (TN&MT) - Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, dù trải qua không ít khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực, Sở TN&MT Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng tổ chức, triển khai công tác của ngành TN&MT, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO