Cử nhân “hai sạch”

Quan Hưng | 15/09/2022, 08:29

(TN&MT) - Người dân Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ, Bình Định) và bạn bè vẫn gọi Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trần Quang Tiến là “Cử nhân hai sạch”, bởi tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên ngành công nghệ sinh học nhưng Tiến không chọn trụ lại thành phố như nhiều bạn bè trong lớp mà trở về quê thực hiện dự án đã ấp ủ từ lâu, đó là xây dựng một HTX làm nấm sạch và dọn sạch rác ở quê nhà.

Tuổi thơ của Tiến gắn với mảnh ruộng, cây trồng, vì thế, từ tấm bé, giấc mơ nông nghiệp đã hình thành trong Tiến. Những năm học tại trường đại học là quãng thời gian anh miệt mài với thư viện, phòng thí nghiệm. Bạn bè của Tiến từng chứng kiến ngày nào Tiến cũng tới phòng thí nghiệm, có những hôm ở lại tới tận khuya.

6(1).jpg

Anh Tiến tại khu sản xuất phôi nấm của HTX Agribio

Trở về quê hương với vốn kiến thức từ trường đại học, cộng thêm những tìm tòi thực tế về trồng nấm, Tiến mạnh dạn thuê 650m2 đất dựng xưởng trồng nấm.

Nhưng làm kinh tế chỉ là một phần nhỏ trong giấc mơ của Tiến. Bởi xa hơn, anh muốn tạo một cơ sở sản xuất bài bản, quy mô để tạo công ăn việc làm cho bà con, góp phần phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt, từ mô hình này, khi đủ điều kiện, sẽ phát triển thêm dịch vụ du lịch sinh thái, trong đó có tour thăm các cơ sở sản xuất nông nghiệp.

Và thế là, HTX nông nghiệp hữu cơ Agribio đã ra đời. Hiện tại, mỗi tháng, HTX sản xuất hơn 10.000 bịch phôi nấm. Quá trình sản xuất, anh sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương như cám gạo để trồng phôi nấm, không sử dụng phân bón, vì thế sản phẩm nấm giữ được mùi thơm đặc trưng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nếu làm phôi nấm, mua bán vật tư ngành nông nghiệp để tạo thu nhập và phát triển kinh tế cho các thành viên HTX Agribio thì việc đầu tư một xe thu gom rác thải của Tiến lại mang đến những giá trị khác về môi trường.

Thường xuyên theo dõi tình hình quê nhà, anh nhận thấy rác thải đang là vấn nạn không chỉ riêng với Phù Mỹ quê anh. Theo thói quen, rác ở quê được bà con nông dân tự gom và đốt trong vườn nhà. Thời túi ni lông, nhựa và các vật dụng hiện đại chưa xuất hiện ở thôn xóm, việc đốt rác hoàn toàn đơn giản lại không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, mọi sự đã khác xưa rất nhiều, rác trở thành vấn đề nhức nhối và khó để giải quyết khi thói quen vứt rác ra sông suối đã trở nên khó thay đổi.

Với số tiền đóng góp ít ỏi từ các hộ tham gia ban đầu, Tiến đã dùng tiền của cá nhân trang trải cho việc thu gom xử lý rác, quan trọng nhất là chi phí cho các công nhân thực hiện thu gom vận chuyển.

Từ việc làm của Tiến, thời gian đầu, chỉ khoảng 10 - 20% bà con đóng tiền rác, sau đó tăng dần; hiện tại, 50% số hộ dân trên địa bàn xã đã tự nguyện tham gia đóng tiền. Được hỏi về việc này, Tiến chia sẻ: “Tôi chấp nhận lỗ một thời gian để đổi lấy ý thức và thói quen tốt của bà con quê mình. Nếu không làm bây giờ thì còn phải chờ đến khi nào nữa? Cái gì cũng cần có sự thay đổi để tạo ra một môi trường sống tốt hơn, sạch sẽ và văn minh hơn”.

Bài liên quan
  • Có khu rừng nguyên sinh giữa lòng đồng bằng Quảng Ngãi
    (TN&MT) - Là địa phương ở giữa đồng bằng nhưng Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại là nơi có khu rừng nguyên sinh hiếm hoi được người dân đồng lòng gìn giữ suốt mấy trăm năm. Ở đó, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác xem việc bảo vệ rừng, bảo vệ những cây đại thụ là niềm tự hào, là điều tử tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Sức sống mới từ phế liệu
(TN&MT) - Những chai nhựa, hộp giấy, lon coca… tưởng chừng như bị bỏ đi đã được chị Nguyễn Thị Minh Hiền ( phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn, Bình Định) góp nhặt, thổi hồn thành những sản phẩm nghệ thuật xinh xắn.
Đừng bỏ lỡ
  • Môi trường sạch hơn nhờ camera giám sát
    (TN&MT) - Những chiếc camera ngoài chức năng giám sát an ninh trật tự, giờ còn được sử dụng để giám sát các hành vi gây hại đến môi trường.
  • Phụ nữ Thủ đô sống xanh, tiêu dùng sạch
    (TN&MT) - Hình ảnh những người phụ nữ xách làn đi chợ tưởng đã mai một, giờ đây bắt đầu trở lại và trở nên quen thuộc tại nhiều tổ dân phố ở quận Hà Đông (Hà Nội).
  • Trồng rừng gỗ lớn đang phát triển mạnh ở huyện biên giới Quế Phong
    Nghệ An là tỉnh sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước, phong trào trồng mới rừng phát triển mạnh mẽ, những năm qua Nghệ An đang hướng mạnh mục tiêu trồng rừng gỗ lớn. Tại huyện biên giới Quế Phong, mô hình này đang được phát triển mạnh giúp người dân địa phương giảm nghèo, phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Sinh – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt xung quanh vấn đề này.
  • Bớt túi nylon, giảm rác thải nhựa: Hành động nhỏ cho tương lai xanh
    Với thông điệp “Bớt túi nylon, thêm nhiều mầm sống,” sáng 03/7, các nhà bán lẻ hàng đầu như TH true mart, Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam, đã vận động khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách không sử dụng túi nylon tại hệ thống các cửa hàng của mình.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Bơi sông dọn rác

    Bơi sông dọn rác

    11:03 23/05/2023
    (TN&MT) - Những ngày cuối tuần, nhóm tình nguyện Hà Nội Xanh lại hẹn nhau tại một địa điểm cụ thể trên một con sông của Hà Nội: Tô Lịch, Nhuệ, Đáy… Không phải để bơi, mà để dọn rác.
  • Hành trình hồi sinh những dòng suối chết
    (TN&MT) - Với mong muốn làm sạch những con kênh, suối trên địa bàn thành phố Sơn La, Đoàn phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La đã kêu gọi, vận động lực lượng đoàn viên thanh niên ra quân dọn dẹp môi trường, thu gom rác thải tại các khu vực suối có hiện tượng ô nhiễm.
  • Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
    (TN&MT) - Suối Thia trước sạch là thế, gần đây, những bãi rác tự phát mọc lên ngày càng nhiều, nhất là đoạn chảy qua thôn Mảm 1, xã An Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Vừa qua, hơn 10 hộ gia đình đã tự nguyện cùng nhau nhặt rác, làm sạch dòng suối.
  • Những ngôi trường “xanh” tại Phú Thọ
    (TN&MT) - Nếu thói quen và nhận thức của trẻ em về môi trường được nâng cao, trẻ em có thể sẽ là “lực lượng nòng cốt”, những “chiến binh” tương lai trong công cuộc bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, nhiều trường học đã lồng ghép các hoạt động về môi trường trong quá trình giảng dạy, giúp các em nhận thức được về môi trường xung quanh, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
  •  Biến rác thải thành sản phẩm tiêu dùng hữu cơ, nâng cao thu nhập cho người nghèo
    (TN&MT) - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - UNDP Accelerator Lab đã phát đi thông điệp “Hành trình trong đổi mới sáng tạo từ cộng đồng” nhằm tôn vinh các nhà đổi mới sáng tạo cấp cơ sở trên toàn cầu trong giải quyết các thách thức về vấn đề môi trường tại địa phương, trong đó có bà Trịnh Thị Hồng (người sáng lập Minh Hồng Biotech) đã có những sáng kiến, chế tạo rác thải thành các sản phẩm hữu cơ, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời mở ra cơ hội làm việc cho phụ nữ nghèo
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO