“Cú hích” phát triển kinh tế biển xanh

Lan Anh | 01/01/2023, 06:51

(TN&MT) - Sự “góp mặt” của cảng biển Liên Chiểu sẽ góp phần làm tăng vị thế của vịnh Đà Nẵng trên bản đồ các vịnh biển của Việt Nam. Từ đây, Đà Nẵng có cơ hội bứt phá phát triển mạnh kinh tế biển một cách bền vững gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...

Đón tiềm lực bứt phá

TP. Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế to lớn và là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển mạnh về biển và kinh tế biển. Đà Nẵng đã tận dụng tiềm năng, lợi thế bờ biển dài hơn 90km với nhiều bãi cát trắng mịn, sóng nước ôn hòa, trong đó, bãi biển Mỹ Khê từng được Tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh để phát triển du lịch biển có tính đặc thù cao và xây dựng được thương hiệu du lịch Đà Nẵng.

14-15-4-.jpg

Sự xuất hiện của cảng Liên Chiểu sẽ đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế phát triển đa ngành của eo biển miền Trung.

Ngành khai thác hải sản và chế biến thủy hải sản tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố. Bên cạnh đó, Đà Nẵng có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Thành phố cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các loại năng lượng tái tạo, năng lượng mới, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển.

Xác định trọng tâm là dịch vụ khai thác cảng biển, ngày 14/12/2022, Đà Nẵng đã khởi công xây dựng Bến cảng Liên Chiểu - cảng nước sâu trọng điểm khu vực miền Trung nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng trưởng lượng hàng hóa thông qua cảng biển Đà Nẵng trong những năm tới. Đây là một tin vui đối với người dân Đà Nẵng, bởi từ đây, một loạt các kế hoạch về hạ tầng và phát triển du lịch, logistics, công nghiệp sẽ được triển khai, sẵn sàng “bứt phá”, đóng góp vào sự phát triển của “đô thị biển” Đà Nẵng và khu vực.

Với tốc độ tăng trưởng, lượng hàng hóa qua cảng biển Đà Nẵng trong những năm gần đây đạt trung bình 10%/năm, năm 2020, lượng hàng qua cảng Đà Nẵng đạt 11,4 triệu tấn. Dự báo sản lượng hàng hóa đạt 50 triệu tấn đến năm 2050.

Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cảng Đà Nẵng đã từng có một quá khứ vàng son trên con đường giao thương hàng hải quốc tế như sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn đã chép: "Nước sâu lại rộng, ngoài có cả núi ngăn che, những ghe tàu qua lại gặp gió lớn hay đậu nghỉ nơi đây". Như vậy, cảng Đà Nẵng không những có tiềm năng về giao lưu kinh tế, thương mại, đầu tư quốc tế mà còn là vị trí “yết hầu” về quốc phòng - an ninh của đất nước…

Việc khởi công dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung là bước cụ thể rất thiết thực, từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược tại Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đó là: trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á; đến năm 2045, “Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á”.

Nền tảng tăng trưởng xanh

Việc phát triển bền vững kinh tế biển có vai trò then chốt đối với thành phố. Song, Đà Nẵng đang đối mặt với nhiều tồn tại và thách thức, nếu không khắc phục sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và bền vững. Đó là tình trạng suy kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ; cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển còn yếu kém, lạc hậu; ô nhiễm tại vùng vịnh, cửa xả từ hệ lụy của việc khai thác du lịch “nóng”.

14-15-3-.jpg

Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, cảng biển Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và 1 trong 3 cảng biển lớn nhất, trọng điểm của Việt Nam.

Chính vì thế, “chìa khóa” phát triển bền vững kinh tế biển ở TP. Đà Nẵng chính là tăng trưởng xanh, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Cụ thể, phát triển trên nền tảng tăng trưởng xanh, khai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Theo ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng, thành phố đã lồng ghép các nội dung phát triển bền vững kinh tế biển vào kế hoạch triển khai Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. UBND thành phố đã có Quyết định số 688/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 28-CTr/TU về phát triển bền vững kinh tế biển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, thành phố chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch, ưu tiên đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; chuyển đổi cảng Tiên Sa thành cảng du lịch; xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế... Cùng với đó, UBND thành phố giao Sở Du lịch tiếp tục triển khai đề án quản lý và khai thác du lịch tại các bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành.

Cũng tại kế hoạch nói trên, UBND thành phố đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng hải. Theo đó, xây dựng cụm cảng Đà Nẵng trở thành cụm cảng lớn, hiện đại, là trung tâm cảng của miền Trung, đạt đẳng cấp khu vực Đông Nam Á; nâng cao năng lực, công suất các cảng, bảo đảm giải quyết 100% khối lượng hàng hóa đi và đến; từng bước phát triển dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hàng hải trở thành thế mạnh, khâu đột phá trong việc phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.

Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông kết nối liên thông các cảng biển với các khu công nghiệp của thành phố và với các vùng, miền, địa phương trong nước, quốc tế; phát triển đội tàu vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải…

Về khai thác hải sản, một trong những ngành thế mạnh của thành phố, UBND thành phố đề ra nhiệm vụ chuyển từ khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang hiện đại, tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao; điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã. Đồng thời, đầu tư xây dựng một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như: dược liệu biển; nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển…

Thành phố cũng thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế biển. Phát triển công nghiệp ven biển và khai thác khoáng sản biển…

Những giải pháp, nhiệm vụ nói trên hướng đến xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế vào năm 2030 và trở thành thành phố phát triển kinh tế biển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn vào năm 2045.

Bài liên quan
  • Đà Nẵng: Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển
    (TN&MT) - Chiều ngày 8/10, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Báo cáo danh mục đề xuất các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển (HLBVBB) thành phố Đà Nẵng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
  • Khánh Hòa chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển (KTB) của Đảng và Nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực KTB được Khánh Hòa tăng cường và đạt được những kết quả đáng tự hào.
  • Dáng hình Tổ quốc “phía chân trời”
    (TN&MT) - Theo cách gọi thân thương, huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta ở “phía chân trời” phía Đông, thuộc quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Nhóm (quần) đảo Trường Sa gồm khoảng 130 đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, bãi cát vụn san hô và rạn san hô vòng (Alton) hở và kín điển hình, phân bố rải rác trong một vùng biển rộng chừng 163.000km2.
  • Cần đẩy nhanh các giải pháp, khâu đột phá lĩnh vực Biển và Hải đảo Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 10/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023 của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU
    (TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ xử lý.
  • Hướng đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
    (TN&MT) - Chiều 5/1, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Tết ở “chân trời” Tổ quốc
    (TN&MT) - Tay nhận phần quà của đất liền gửi tặng, chính trị viên nhà giàn DK1/10 Trung úy Phan Tiến Tùng xúc động rưng rưng nói: Ở tận phía chân trời của Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ (CBCS) nhà giàn DK1/10 chúng tôi vẫn có đầy đủ hương vị mùa xuân như ở đất liền. Cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân, Quân chủng Hải quân và Bộ tư lệnh Vùng 2 đã quan tâm chăm lo đến đời sống cán bộ chiến sĩ nhà giàn. Chúng tôi xin hứa với, vững chắc tay súng, canh chủ quyền biển đảo vững chắc để nhân dân cả nước đón Tế
  • “Cú hích” phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Sự “góp mặt” của cảng biển Liên Chiểu sẽ góp phần làm tăng vị thế của vịnh Đà Nẵng trên bản đồ các vịnh biển của Việt Nam. Từ đây, Đà Nẵng có cơ hội bứt phá phát triển mạnh kinh tế biển một cách bền vững gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo...
  • Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
    (TN&MT) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
  • Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
    Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
  • Kỳ vọng một đại dương không rác thải nhựa - Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực cho cam kết chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với tinh thần chủ động, tiên phong tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, ngay từ rất sớm, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ- TTG của Chính phủ về phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, giao Bộ TN&MT mà cụ thể là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện.
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường biển
    (TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường (BVMT), phát triển bền vững biển, đảo tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Quảng Ngãi: Ngư dân chuyển biến tích cực trong nghề biển
    (TN&MT) - Tại Quảng Ngãi, tính từ đầu năm đến nay không có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ. Sau những nỗ lực của chính quyền địa phương, ngư dân đã chấm dứt tình trạng đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO