Công ty Bình An (Nghệ An) khai thác đá xây dựng: Xem nhẹ tính mạng công nhân, phá nát đường dân sinh

27/11/2013, 00:00

Thời gian vừa qua, người dân 2 xã Quỳnh Tân và Ngọc Sơn (Quỳnh Lưu) vô cùng bức xúc trước những “hung thần” chở đá ngày đêm cày xới con đường liên xã

(TN&MT) - Thời gian vừa qua, người dân 2 xã Quỳnh Tân và Ngọc Sơn (huyện Quỳnh Lưu) vô cùng bức xúc trước những “hung thần” chở đá ngày đêm cày xới con đường liên xã, liên thôn tại các địa phương này. Không những thế, quy trình khai thác hàm ếch với những vách đá thẳng đứng luôn tiềm ẩn hiểm nguy đối với tính mạng của hàng chục công nhân doanh nghiệp này...
   
Phá nát đường dân sinh
   
  Từ khi Công ty Bình An đưa máy móc vào Thung Buồng tiến hành khai thác đá tới nay, người dân 2 xã Quỳnh Tân và Ngọc Sơn đã phải “sống dở, chết dở”. Đặc biệt, từ đầu năm 2013, khi đơn vị này tiến hành khai thác một cách ồ ạt thì con đường trải nhựa của 2 địa phương đã bị cày xới tạo ra nhiều ổ trâu, ổ voi. Mặt đường bị đào xới, hình thành ao tù nước đọng vào mùa mưa khiến cho việc đi lại của người dân gặp không ít khó khăn.
   
Đường chưa được bàn giao đã bị doanh nghiệp vận chuyển đá tàn phá
    
   
  Theo phản ánh, trước kia, Công ty Bình An vận chuyển đá đi tiêu thụ qua địa phận xã Quỳnh Tân nhưng do người dân ở đây kịch liệt phản đối nên đơn vị này lại chuyển hướng đi qua địa phận xã Ngọc Sơn rồi ra Tỉnh lộ 537. Chính vì vậy, con đường vào bãi rác của huyện Quỳnh Lưu tại xã Ngọc Sơn vừa mới trải nhựa chưa kịp bàn giao thì đã bị băm nát. Để tránh sự phản ứng của người dân, đơn vị này đã tiến hành “xuất hàng” chủ yếu vào ban đêm và gần sáng. Điều đáng nói là, theo thiết kế của tuyến đường từ mỏ đá Thung Buồng, ngay sát khu vực bãi rác Ngọc Sơn chưa đầy 4km ra Tỉnh lộ 537 và nối với xã Quỳnh Tân dùng cho xe trọng tải nhỏ nhưng doanh nghiệp này lại biến thành đường chở đá với dàn xe “khủng”?. Không chỉ người dân “kêu trời” mà ngay chính đơn vị được chỉ định thầu thi công tuyến đường từ Tỉnh lộ 537 vào khu vực bãi rác Ngọc Sơn cũng vô cùng bức xúc trước việc tàn phá đường liên xã của Công ty Bình An. Ông Phạm Văn Đào, Giám đốc Công ty TNHH Hồng Đào, đơn vị trực tiếp thi công tuyến đường này cũng phản ánh: Theo thiết kế được phê duyệt thi công vào cuối năm 2010, đơn vị chúng tôi đã tiến hành hoàn chỉnh tuyến đường trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, sau quá trình hoàn thành, chuẩn bị bàn giao thì con đường bị cày xới, băm nát do xe vận tải hạng nặng chở đá đi qua đã gây khó khăn không nhỏ cho đơn vị. Chúng tôi đã có kiến nghị lên UBND huyện Quỳnh Lưu về tình trạng của con đường nhưng đến nay vẫn chưa ngăn chặn được việc xe quá khổ, quá tải đi qua đây. Chúng tôi rất mong các cấp có thẩm quyền sớm chấn chỉnh lại tình trạng xe chở đá trọng tải lớn qua đây để đơn vị sớm hoàn thành việc bàn giao công trình theo đúng tiến độ.
   
Mỏ “hàm ếch” rình rập tai họa
   
  Được biết, vào tháng 9/2009, UBND tỉnh đã cấp giấy phép khai thác đá xây dựng tại khu vực Thung Buồng thuộc địa phận xóm 6, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu cho Công ty CP thương mại và xây dựng Bình An (Công ty Bình An) với diện tích 8,2 ha trong thời hạn 5 năm. Mặc dù, trên giấy tờ cam kết, theo quy định đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nhưng Công ty Bình An vẫn bất chấp nguy hiểm, buông lỏng trách nhiệm của mình khi tiến hành khai thác đá tại khu vực Thung Buồng. Đây là khu vực mỏ đá ngay sát đập thủy lợi An Ngãi và đường giao thông nối liền 2 xã Ngọc Sơn và Quỳnh Tân.
   
     
Công nhân “treo” trên đỉnh mỏ không bảo hộ lao động
    
   
  Chúng tôi “mục sở thị” khu vực khai thác đá tại đây mới thấy được cảnh tượng vô cùng rợn người. Thợ khoan cheo leo đu mình trên vách núi đá, phía dưới công nhân cứ vô tư làm việc mà không hề biết trước “tử thần” đang treo lơ lửng trên đầu mình. Vách đá tạo hàm ếch theo chiều dựng đứng từ dưới lên khoảng vài chục mét. Trên khoan, dưới đào đã tạo nên một khu vực khai thác hỗn loạn khiến nguy cơ mất an toàn lao động ở đây là cảnh tượng dễ thấy nhất. Trước đó, vào năm 2012, cách Thung Buồng không xa, tại Lèn Trai thuộc xóm 4, xã Quỳnh Tân cũng đã xảy ra vụ đá từ trên cao rơi xuống khiến một công nhân tử nạn.
   
  Mặt khác, tại thời điểm vừa qua, khi chúng tôi có mặt tại mỏ đá Thung Buồng không hề có một biển báo hiệu khu vực nổ mìn. Quy định về giờ giấc được phép nổ mìn để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dân cũng không được thông báo cụ thể. “Dù gì đi chăng nữa cũng cần phải có thông báo giờ giấc nổ mìn cảnh báo cho người đi đường. Ai lại coi thường tính mạng người tham gia giao thông khi đi qua đây được?. Nhiều hôm chúng tôi đi qua khu vực này thì bỗng dưng có mìn nổ khiến đất, đá bay vung vãi ra đường” – Một người dân ở đây bức xúc cho biết.
   
  Cũng theo chúng tôi tìm hiểu, khu vực mỏ Thung Buồng nằm sát thân đập thủy lợi An Ngãi thuộc xã Quỳnh Tân có dung tích chứa 5 triệu m3. Việc Công ty Bình An tiến hành nổ mìn trong thời gian qua theo phản ánh đã gây rung chấn không nhỏ tới thân đập An Ngãi. Trước nguy cơ mất an toàn hồ đập như vậy, dư luận ở đây đặt câu hỏi, khi tham mưu cấp giấy phép phai thác đá, các cơ quan chức năng của huyện Quỳnh Lưu đã tính đến tình trạng này?
   
Đình Tiệp
   
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Tủa Chùa… “khát”

Tủa Chùa… “khát”

17:02 20/03/2023
(TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Ưu tiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • Quản lý tài nguyên, BVMT ở TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp): Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồng Ngự đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xung quanh nội dung này.
  • Thừa Thiên – Huế: Sớm giải quyết việc bồi thường, GPMB đường gom cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    Gần đây, một số hộ dân cản trở không cho các đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản 2010: Rà soát nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản
    (TN&MT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT về xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch khoáng sản.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Sơn La: Giám sát chặt các dự án phát triển năng lượng
    (TN&MT)-Là tỉnh có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời…., những năm qua, cùng với việc khai thác tiềm năng lợi thế để phát triển các dự án năng lượng, Sơn La đặc biệt quan tâm chú trọng rà soát, khắc phục các tồn tại trong thực hiện dự án, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường, đời sống nhân dân.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO