Biến đổi khí hậu

Công tác phòng chống thiên tai ở Lạng Sơn: Sát thực tế và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại

Mai Đan 18/07/2023 - 18:28

(TN&MT) - Đó là chỉ đạo của Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái khi ông chủ trì buổi làm việc trực tuyến của Đoàn Kiểm tra Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn vào chiều 18/7 tại điểm cầu Hà Nội.

img_9092.jpg
Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái chủ trì buổi làm việc tại điểm cầu Hà Nội

Tham dự buổi làm việc có các thành viên của Đoàn Kiểm tra đến từ các đơn vị: Vụ Quản lý dự báo KTTV, Văn phòng Tổng cục KTTV, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia (Tổng cục KTTV), Viện Khoa học KTTV và BĐKH, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Cục Quản lý tài nguyên nước, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn (TKCN), Cục Đường bộ Việt Nam.

Chủ trì điểm cầu tại tỉnh Lạng Sơn, có ông Lý Việt Hưng, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn. Dự buổi làm việc còn có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Lạng Sơn: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái, Trưởng Đoàn Kiểm tra cho biết: Buổi làm việc nhằm nhìn nhận, đánh giá lại tình hình thiên tai, kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong công tác PCTT năm 2022, từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới một cách cụ thể, sát thực tế và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, môi trường sống, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển bền vững.

Thời gian qua, công tác PCTT đã đạt được nhiều kết quả, đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: còn thiệt hại đáng tiếc về người do chủ quan, bất cẩn; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu trước sự tàn phá của mưa lớn, bão, lũ; trang thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN còn hạn chế; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội của các địa phương chưa gắn với công tác PCTT…

Do đó, Tổng cục trưởng Trần Hồng Thái đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lạng Sơn xác định công tác PCTT là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực rất lớn để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai vì sự phát triển bền vững.

img_8986.jpg
Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến

Báo cáo tại cuộc họp, ông Đào Trọng Dũng, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết: Năm 2022, trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi các đợt thiên tai như: rét đậm, rét hại; mưa lớn, giông lốc và nắng nóng gay gắt xảy ra. Đặc biệt trong ngày 10/5/2022 trên địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng đã gây ra lũ trên các sông chính trên địa bàn tỉnh, gây thiệt hại về lúa và hệ thống đường giao thông gây ra một số thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân. Tổng thiệt hại ước tính trên 710 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh chịu ảnh hưởng của các dạng hình thái thiên tai như: rét đậm, rét hại, đợt mưa lớn 3/6-4/6. Đặc biệt trong ngày 23/6 -26/6 trên địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng gây ra lũ trên các sông chính trên địa bàn tỉnh. Thiên tai đã gây ra thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và nhà nước. Ước thiệt hại trên 8,3 tỷ đồng.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lạng Sơn đã triển khai các nội dung theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tại Văn bản số 19/QGPCTT ngày 7/6/2023, trong đó tập trung thực hiện các quy định của văn bản chỉ đạo; kiện toàn, phân công nhiệm vụ của Ban chỉ huy PCTT và TKCN và Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp năm 2023; xây dựng và thực hiện kế hoạch PCTT giai đoạn 2021-2025, kế hoạch PCTT năm 2023; xây phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai; khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai, kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực tế, đặc biệt là triển khai kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai từ nguồn ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ và giải pháp khắc phục; công tác bố bố trí chỗ ở phục vụ di dời tái định cư vùng thiên tai.

img_9097.jpg
Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu Tổng cục KTTV

Góp ý tại cuộc họp, các thành viên của Đoàn Kiểm tra cho rằng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lạng Sơn cần báo cáo rõ hơn về công tác PCTT năm 2022 như tình hình thiệt hại cũng như kết quả thực hiện; tập trung kiện toàn, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp năm 2023; tăng cường ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thường xuyên rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất…

Ông Lý Việt Hưng, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn tiếp thu ý kiến của ông Trần Hồng Thái và các thành viên Đoàn Kiểm tra.

Theo ông, Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí dành cho khắc phục hậu quả thiên tai còn rất hạn chế. Do vậy, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lạng Sơn đề nghị Đoàn kiểm tra Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm xem xét, tạo điều kiện, hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn kinh phí từ ngân sách Trung ương cho tỉnh để thực hiện khẩn cấp 6 khu vực sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ mất an toàn cao.

Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng mong muốn được hỗ trợ kinh phí tổ chức thực hiện “Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” theo Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 6/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như kinh phí lắp đặt thiết bị quan trắc KTTV chuyên dùng đối với các công trình hồ đập thủy lợi đang hoạt động thuộc đối tượng phải quan trắc KTTV; xem xét có cơ chế phù hợp, bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện các nội dung trong quản lý an toàn hồ đập, hồ chứa theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, GS.TS Trần Hồng Thái yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lạng Sơn tiếp tục triển khai các nội dung theo yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT, trong đó tập trung kiện toàn, phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp năm 2023; xây dựng và triển khai kế hoạch PCTT cho giai đoạn 2021-2025, kế hoạch PCTT năm 2023; xây dựng và triển khai thực hiện phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai theo Sổ tay hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/2/2020 của Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT; trọng tâm với khu vực miền núi: lũ, lũ quét, sạt lở đất, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá.

Ngoài ra, quan tâm thực hiện phương châm 4 tại chỗ tại các địa phương, đặc biệt là xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 9/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai và triển khai Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”; tổ chức kiện toàn, triển khai thu và sử dụng quỹ PCTT theo Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày của Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công tác phòng chống thiên tai ở Lạng Sơn: Sát thực tế và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO