Công nhận nghề thêu giày múa dân tộc Xạ Phang và múa dân gian Khơ Mú là văn hóa phi vật thể quốc gia

Hoàng Châu | 12/03/2021, 13:36

(TN&MT) - Ngày 09/3/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành 02 Quyết định: số 828/QĐ-BVHTTL và số 829/QĐ-BVHTTDL. Như vậy, tỉnh Điện Biên đã có thêm 2, trong tổng số 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cụ thể, nghề làm giày thêu của người Hoa (Xạ Phang) ở các xã: Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa); xã Huổi Lèng, Sa Lông (huyện Mường Chà) và xã Phìn Hồ, (huyện Nậm Pồ). Nghệ thuật trình diễn múa dân gian của người Khơ Mú tại TP. Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà và Nậm Pồ.

Múa dân gian Khơ Mú (Điện Biên) được công nhận văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Như vậy, hiện nay, tỉnh Điện Biên đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Nghệ thuật Xòe Thái (tỉnh Điện Biên); Tết Nào Pê chầu của người Mông đen tại bản Nậm Pọng, xã Mường Đăng, (huyện Mường Ảng); Lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng tại bản Na Nát, phường Na Lay, (T.X Mường Lay); Lễ hội đền Hoàng Công Chất tại Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, (huyện Điện Biên);

Phụ nữa Xạ Phang, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) thêu giày múa và trang phục

Tết té nước của người Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, (huyện Điện Biên); Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông hoa tại bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà; Lễ Gạ ma thú của người Hà Nhì tỉnh Điện Biên; Tết “Mền loóng phạt ái” của người Cống tỉnh Điện Biên; Lễ Tủ cải ( Lễ cấp sắc) của người Dao quần chẹt, bản Huổi Lóng, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa; lễ Pang Phoóng (lễ tạ ơn) của người Kháng tỉnh Điện Biên;

Giày múa người Xạ Phang (Điện Biên)

nghề làm giày thêu của người Hoa (Xạ Phang) các xã: Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa); xã Huổi Lèng, Sa Lông (huyện Mường Chà); xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ. Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Khơ Mú tại TP. Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà và Nậm Pồ.

Người Khơ Mú

Ông Đoàn Văn Trì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”, đã được UNESCO công nhận tháng 12/2019. Còn đối với di sản “Nghệ thuật xòe Thái” hiện nay, Sở đang phối hợp và đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bài liên quan
  • Lần đầu tiên xây dựng bộ ảnh nghệ thuật 54 dân tộc Việt Nam
    (TN&MT) - Nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng văn hóa, đời sống, con người các dân tộc Việt Nam tới nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì tổ chức xây dựng bộ ảnh chuyên đề "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" trong năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO