Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn nêu cao trách nhiệm BVMT

Hoàng Nghĩa 10:18 19/04/2023

Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, chung tay cùng chính quyền các cấp tham gia BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay được nhân rộng, duy trì hiệu quả.

Hình thành xu hướng “sống xanh”

Tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 11.000 tín đồ thuộc 3 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Thực hiện Chương trình phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn MTTQ các huyện, thành phố phối hợp với ngành TN&MT, các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo và ban, ngành liên quan triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường (BVMT); vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia BVMT, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

chua_4.jpeg
Cảnh quan môi trường ở các cơ sở tôn giáo đều giữ gìn đảm bảo xanh - sạch - đẹp.

Trên cơ sở đó, MTTQ các cấp đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể hoá, lồng ghép công tác BVMT vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gắn với thực hiện quy chế, quy ước, các tiêu chí gia đình văn hoá ở khu dân cư liên quan đến BVMT.

Theo lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, quá trình triển khai chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2021 cho thấy, mỗi tôn giáo dù có khác nhau về giáo luật, giáo lý, cách hành đạo nhưng đều đồng thuận cao trong phối hợp tổ chức thực hiện BVMT.

Cộng đồng tôn giáo đã phát huy những điểm tương đồng giữa đường hướng của Giáo hội và chính sách, phong trào BVMT của Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến quy định về BVMT, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại cơ sở có đông đảo đồng bào tôn giáo, quần chúng nhân dân. Xu hướng “sống xanh” tại các cơ sở tôn giáo đã và đang là điểm sáng về môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

Cùng với đó, các chức sắc tôn giáo đã phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, kêu gọi, vận động đồng bào tích cực tham gia các phong trào thi đua BVMT, trồng cây xanh, sử dụng túi tự hủy và các sản phẩm thân thiện với môi trường... hướng đến thay đổi hành vi, thói quen trong cuộc sống. Các nội dung như hướng dẫn đồng bào, nhân dân loại bỏ dần mê tín dị đoan, không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự và các hình thức khác trái với thuần phong, mỹ tục, văn hóa dân tộc, bảo tồn và giữ gìn các nét đẹp văn hóa truyền thống cũng được các chức sắc tuyên truyền tới người dân. 

Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia BVMT

Theo lãnh đạo MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, Uỷ ban MTTQ các cấp đã chủ động phối hợp với ngành TN&MT, các tổ chức tôn giáo tích cực thực hiện nhiều hoạt động BVMT phù hợp với đặc điểm tôn giáo, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Đặc biệt, nhiều mô hình các tôn giáo tham gia BVMT đã được xây dựng, như: Khu dân cư tự quản BVMT; Khu dân cư thực hiện hài hòa xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường; Tự quản BVMT gắn với xây dựng nông thôn mới; Đoàn kết Lương – Giáo tham gia BVMT, ứng phó BĐKH; Xây dựng chùa cảnh tịnh gắn với BVMT…

20220125_092254.jpg
Nhờ sự chung tay, vào cuộc tuyên tuyền của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, nhiều năm nay, người dân TP.Lạng Sơn thả cá đã không thả túi nilon, góp phần BVMT trên sông Kỳ Cùng.

Qua công tác phối hợp, Ủy ban MTTQ còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp đầy trách nhiệm, tâm huyết, chân thành của các tổ chức tôn giáo với mong muốn toàn thể chức sắc, tín đồ các tôn giáo đóng góp sức mình cùng cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện hiệu quả nhiệm vụ BVMT, ứng phó BĐKH trong giai đoạn hiện nay.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, cuối tháng 3 vừa qua, Sở TN&MT, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã phối hợp tổ chức Hội nghị ký kết, triển khai Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia BVMT, ứng phó BĐKH giai đoạn 2022 - 2026.

Theo đó, năm 2023 và những năm tiếp theo, ngành TN&MT và MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về BVMT, ứng phó BĐKH bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp. Hỗ trợ xây dựng năng lực tự ứng phó của các cộng đồng tôn giáo và người dân khi có rủi ro thiên tai thông qua xây dựng, nhân rộng các mô hình BVMT, ứng phó BĐKH ở các địa phương.

Các bên cũng hỗ trợ, phát huy vai trò chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và người dân tham gia phản ánh, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT, ứng phó BĐKH của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình. Hướng dẫn các tổ chức thành viên Mặt trận phối hợp với các tổ chức tôn giáo vận động đồng bào tôn giáo, các tầng lớp Nhân dân đoàn kết, thi đua thực hiện BVMT, ứng phó BĐKH ở các cộng đồng dân cư…

Các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động đồng bào xóa bỏ những tập quán, thói quen gây ô nhiễm môi trường; xây dựng cơ sở tôn giáo xanh, sạch, đẹp, văn minh; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực BVMT, ứng phó BĐKH cho chức sắc, chức việc, tín đồ và người dân.

Thực hiện chương trình phối hợp, góp phần phát huy mạnh mẽ hơn nữa sự gắn bó giữa đạo và đời của các tôn giáo, lan tỏa các giá trị tốt đẹp, vai trò của các tổ chức tôn giáo và các vị chức sắc, chức việc, người tiêu biểu trong tín đồ các tôn giáo để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, BVMT, ứng phó BĐKH.

20230330_151201.jpg
Các tổ chức tôn giáo ký kết với Sở TN&MT Lạng Sơn về BVMT, ứng phó BĐKH.

Giai đoạn 2016 - 2021, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp xây dựng 5 mô hình điểm tự quản BVMT gắn với xây dựng nông thôn mới, mô hình Khu dân cư BVMT, ứng phó BĐKH trong đồng bào dân tộc - tôn giáo tại Khu dân cư Nà Ghéo, xã Đồng Ý (huyện Bắc Sơn); Khu dân cư Làng Nắc, xã Mai Sao (huyện Chi Lăng); Khu dân cư Khun Slam, xã Hoàng Việt (huyện Văn Lãng); Khu dân cư Cửa Nam, phường Chi Lăng (thành phố Lạng Sơn). Đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã nhân rộng lên 30 mô hình; các huyện, thành phố nhân rộng thêm gần 460 mô hình; cấp xã thêm gần 340 mô hình tự quản về BVMT khu dân cư...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
Đừng bỏ lỡ
  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội
    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.
  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO