Cộng đồng tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường - Bài 4: Cần nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn

Linh Chi | 23/05/2022, 18:55

(TN&MT) - Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động đơn giản nhất để bảo vệ môi trường. Để việc phân loại rác tại nguồn trở thành thói quen, Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá, đề ra lộ trình và huy động các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai.

Việc không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15-20 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Phân loại rác thải tại nguồn - Một điểm mới trong Luật BVMT 2020

Công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được. Việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%) là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

images2394034_7a.jpg

Một trong những điểm mới của Luật BVMT năm 2020 là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải phân loại theo nguyên tắc chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác).

Các quy định này sẽ giúp hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn của người dân. Để kịp thời áp dụng thu phí gom, vận chuyển, xử lý dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại chậm nhất là ngày 31/12/2024, thời gian qua,các địa phương đang đẩy mạnh việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, để làm được điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, phải thay đổi ý thức, thói quen của người dân. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại khi Luật được thực thi. Bên cạnh đó, phải nâng cao năng lực của các cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải. Đồng thời, phải triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các hoạt động thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đặc biệt, các cơ sở xử lý chất thải phải áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, đảm bảo xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng tiết giảm, tái chế, tái sử dụng và phần còn lại là đốt thu hồi năng lượng phát điện.

Một số mô hình phân loại rác tại nguồn

Hiện nay, đã có nhiều mô hình hay, cách làm tốt trong bảo vệ môi trường đã được các vị chức sắc tôn giáo khởi xướng và triển khai hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả nước, nổi bật như các phong trào: Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các gia đình, cơ sở tôn giáo; hạn chế đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự; Câu lạc bộ giáo dân tham gia vệ sinh môi trường vào thứ 6 hàng tuần; giáo dân thu gom, phân loại rác thải, bao bì, vỏ chai nhựa…

Tại huyện Giao Thủy (Nam Định), mô hình “ Phân loại rắn thải tại hộ gia đình” được triển khai tại các xã Giao Hà, Bạch Long và thị trấn Ngô Đồng với trên 200 hộ dân tham gia. Hiện nay, huyện mở rộng mô hình này tới các hộ dân tại xã Giao Phong, Giao Hải. Đặc biệt huyện Hải Hậu đã triển khai rất thành công mô hình “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình” tại xã Hải Lý với 112 hộ tham gia; đây là mô hình điểm đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, được nhiều địa phương tới thăm quan học tập kinh nghiệm.

Theo Chi Cục Bảo vệ Môi trường (thuộc Sở TN&MT TP Cần Thơ), mô hình phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện tại 3 phường: An Cư, Tân An và Cái Khế. Rác thải sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân được hướng dẫn phân loại tại nhà thành các loại như rác tái chế, rác đốt được, rác không đốt được và rác nguy hại. Trong đó, rác tái chế có thể bán hoặc cho người thu mua ve chai, vựa ve chai hoặc công nhân thu gom rác, đồng thời các hộ dân phải giữ sạch rác tái chế trước khi giao rác; rác nguy hại đưa trực tiếp cho công nhân thu gom khi họ đến thu gom rác (bao gồm pin và bóng đèn huỳnh quang có chứa thủy ngân); rác đốt được và rác không đốt được cho vào túi chuyên dụng

Qua việc xây dựng và thực hiện các mô hình của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sức lan toả lớn trong xã hội, góp phần vào nỗ lực quyết tâm chung của cả hệ thống chính trị trong việc phân loại rác tại nguồn, dần cải thiện, phục hồi các chỉ số thành phần chất lượng môi trường; chủ động thích ứng trước BĐKH.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO