Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 13/5/2025 23:30 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 28/02/2021 , 15:41 (GMT+7)

Tiêu thụ nông sản giúp bà con vùng dịch Hải Dương

Công đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam giúp Hải Dương tiêu thụ nông sản

Chủ Nhật 28/02/2021 , 15:41 (GMT+7)

(TN&MT) - Những ngày qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương và nhiều tăng ni Phật tử đã chung tay hỗ trợ thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ nông sản giúp bà con vùng dịch Hải Dương

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, Hải Dương phải phong tỏa toàn tỉnh, việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa bị ách tắc, nông sản đến thời điểm thu hoạch bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu khiến nhiều nông dân rơi vào tình cảnh khó khăn. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về giải quyết lưu thông hàng hóa cho Hải Dương; với tinh thần tương thân tương ái, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương và nhiều tăng ni Phật tử đã chung tay hỗ trợ thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ nông sản giúp bà con vùng dịch Hải Dương.

Cán bộ, đoàn viên Công đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ tập kết nông sản để tiêu thụ

Trong “chiến dịch” tiêu thụ nông sản ủng hộ Hải Dương, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên Công đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ đã giúp bà con thu hoạch và tiêu thụ gần 1.200 kg nông sản gồm su hào, cà rốt, cà chua, súp lơ, bắp cải… Trên các nhóm mạng xã hội của cơ quan, chị em Ban Tôn giáo Chính phủ đã chia sẻ các công thức chế biến món ăn, công thức muối, lưu trữ và bảo quản các loại rau củ quả.

Thời gian tới, Công đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục làm nòng cốt, vận động cán bộ, đoàn viên Công đoàn, công nhân viên chức… phấn đấu cùng nhau tiêu thụ nông sản được nhiều nhất giúp bà con Hải Dương.

 Cùng thời điểm này, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương thực hiện thu hoạch, tiêu thụ nông sản, đồng thời kêu gọi các Phật tử chung tay thu mua nông sản giúp bà con vùng dịch trong lúc khó khăn.

Những đôi tay miệt mài trên đồng

Những đôi chân không mệt mỏi

Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với người dân tỉnh Hải Dương, đồng thời thể hiện niềm vui khi được chia sẻ khó khăn này. Hòa thượng đã trực tiếp chỉ đạo việc thu mua và bày tỏ mong muốn các Ban Trị sự, Phật tử cùng người dân chung tay ủng hộ đồng bào Hải Dương trong lúc khó khăn.

Hàng tấn rau củ quả sạch ủng hộ bà con vùng dịch đã được tập kết về Trụ sở Trung ương Giáo hội - chùa Quán Sứ, nhiều tăng ni phật tử thanh niên đã nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Hành động ý nghĩa này đã có sức lan tỏa rộng rãi, một số tự viện và các tăng ni phật tử đã hướng về Hải Dương, tổ chức các đoàn, nhóm thu mua, tiêu thụ nông sản giúp nông dân.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trực tiếp chỉ đạo và xắn tay vào công việc

UBND tỉnh Hải Dương, Ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Chính phủ, các tổ chức, ban ngành, đông đảo nhân dân, Ban Tôn giáo Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam về sự quan tâm chia sẻ ý nghĩa này. Đồng thời, Ban Trị sự các chùa trên địa bàn Hải Dương cũng trực tiếp thực hiện việc thu mua nông sản: Thượng tọa Thích Thanh Dũng - Ủy Viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội, Phó Ban Trị sự tỉnh Hải Dương, viện chủ chùa Linh Thông thu mua 9,8 tấn cải bắp và 3 tấn xu hào; Thầy Thích Quảng Tịnh -  Trụ trì chùa Phúc Long thu mua 30 tấn rau và xu hào; Thầy Thích Tục Huy - Trụ trì chùa Trúc Khê thu mua 25 tấn rau củ quả; Ni sư Thích Tâm Niệm - Trụ trì chùa Phạm Kha thu mua 20 tấn rau củ quả các loại.

Quá trình thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ nông sản, tất cả các tổ chức, đoàn thể và cá nhân đều tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về phòng chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Việc tiêu thụ nông sản giúp người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương không chỉ thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia trong khó khăn, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam như lời Phật dạy: “Trong hoàn cảnh cuộc sống của nhân loại khó khăn, con người càng phải nêu cao những phẩm chất đạo đức về tình người như biết chia sẻ, yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau”.

Yêu thương, đoàn kết, chia sẻ khó khăn theo tinh thần tương thân tương ái, lá rành đùm lá rách là truyền thống lâu đời, quý báu của dân tộc Việt Nam; đồng thời cũng là nền tảng giáo lý của đạo Phật. Đây là một trong những yếu tố góp phần giúp Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19 một cách thành công và ấn tượng.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng
    Dân tộc - Tôn giáo 01/02/2025 - 07:09

    (TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    Dân tộc - Tôn giáo 29/01/2025 - 18:09

    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Sắc xuân Phiêng Nghè
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 22:54

    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.

  • Sín Thầu gọi xuân về
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 18:19

    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.

  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 21:01

    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.

  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 19:35

    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.

Xem thêm