Công bố Danh sách Carbon Clean200 năm 2023

Khánh Ly | 24/02/2023, 15:59

(TN&MT) - Hai tổ chức As You Sow và Corporate Knights vừa phát hành Danh sách Carbon Clean200 năm 2023 - Bảng xếp hạng vinh danh 200 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai. Số liệu cho thấy, các công ty Clean200 đã tạo ra tổng lợi nhuận cao hơn các công ty nhiên liệu hóa thạch.

Xếp theo doanh thu, Apple Inc. - công ty cung cấp điện thoại và máy tính xách tay được chứng nhận bền vững dẫn đầu danh sách này. Các vị trí tiếp theo trong Top 5 là Alphabet Inc - công ty xây dựng nền tảng lập bản đồ web; Deutsche Telekom AG; Verizon Communications Inc - hai công ty chuyên về dịch vụ viễn thông; Tesla Inc – chuyên sản xuất xe điện.

top10-clean200.png
10 công ty hàng đầu Danh sách Clean200 xếp theo doanh thu

Clean200 sử dụng cơ sở dữ liệu Doanh thu bền vững của Corporate Knights - một hệ thống theo dõi tỷ lệ phần trăm doanh thu mà các công ty kiếm được từ các lĩnh vực kinh tế bền vững, bao gồm: hiệu quả năng lượng; năng lượng xanh; xe điện; các ngân hàng tài trợ cho các giải pháp carbon thấp; các công ty bất động sản tập trung vào các tòa nhà carbon thấp; các công ty lâm nghiệp bảo vệ các bể chứa carbon; những người khai thác có trách nhiệm các vật liệu quan trọng cho nền kinh tế carbon thấp; các công ty thực phẩm và may mặc với các sản phẩm chủ yếu làm từ nguyên liệu thô có lượng khí thải carbon thấp hơn đáng kể; và các công ty công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đang dẫn đầu trong việc chuyển đổi phương thức làm việc của con người thông qua các công nghệ viễn thông.

Danh sách này không bao gồm các công ty liên quan đến nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, khu liên hợp công nghiệp nhà tù, vũ khí, bất bình đẳng giới và thuốc lá.

Theo ông Andrew Behar, Giám đốc điều hành của As You Sow, bảng xếp hạng Clean200 được công bố từ năm 2016 nhằm giải đáp băn khoăn của các nhà đầu tư rằng: “Nếu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch thì sẽ đầu tư vào đâu?”. Điều chúng tôi gọi là “tương lai năng lượng sạch” từ 7 năm trước, giờ đã trở thành năng lượng sạch trong hiện tại. Năm nay, bảng xếp hạng mở rộng cả về quy mô công ty và sự đa dạng các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu, giúp định nghĩa lại thuật ngữ công nghệ sạch là bất kỳ công ty nào có sản phẩm và dịch vụ giúp giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch và nước.

clean200(1).png
Tổng lợi nhuận gộp (USD) của 200 công ty trong danh sách Clean 200 so với Chỉ số công bằng toàn cầu MSCI ACWI  và Chỉ số năng lượng MSCI ACWI của các công ty nhiên liệu hóa thạch, giai đoạn từ 7/1/2016 - 31/1/2023. Nguồn: As You Sow và Corporate Knights

Số liệu báo cáo cho thấy, các công ty Clean200 đã tạo ra tổng lợi nhuận là 91,21%, vượt qua Chỉ số công bằng toàn cầu MSCI ACWI (87,84%) và Chỉ số năng lượng MSCI ACWI của các công ty nhiên liệu hóa thạch (61,31%) trên tổng lợi nhuận gộp. (Các chỉ số MSCI ACWI bao gồm các công ty vốn hoá lớn và trung bình ở 23 thị trường phát triển và 24 thị trường mới nổi).

Tính ra, với 10.000 đô la đầu tư vào Clean200 vào ngày 1/7/2016, giá trị của khoản đầu tư đã tăng lên 19.121 đô la vào ngày 31/1/2023 - so với 16.131 đô la cho Chỉ số năng lượng MSCI ACWI khi đầu tư vào các công ty nhiên liệu hóa thạch.

Các công ty có tên trong Clean200 đến từ 35 quốc gia, trong đó, 42 công ty từ Hoa Kỳ, 21 công ty từ Trung Quốc, 16 công ty từ Nhật Bản, 12 công ty từ Canada và 11 công ty từ Pháp.

Ông Toby Heaps, Giám đốc điều hành của Corporate Knights cho biết: Mặc dù năm 2022, cổ phiếu nhiên liệu hóa thạch tăng giá chóng mặt do khủng hoảng năng lượng, hiệu suất đầu tư vào các công ty Clean200 vẫn tiếp tục thành tích vượt trội so với chỉ số trung bình ngành nhiên liệu hóa thạch và blue-chip trong 6 năm qua.

Các dữ liệu tài chính rõ ràng cho thấy, nhiều công ty đã xác định chuyển đổi từ kinh tế dựa trên khai thác sang kinh tế tái tạo và bền vững. Song hành với quá trình này là sự tăng trưởng cơ hội việc làm và khả năng phục hồi xanh sau đại dịch Covid-19. Đây là sự khích lệ rất lớn đối với các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bài liên quan
  • Lo ngại về nguồn nước an toàn do thời tiết khắc nghiệt cao hơn biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, các nhà nghiên cứu của Trường Chính sách Công USC Sol Price, Trường Đại học Dornsife về Văn thư, Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học Nam California (USC) (Mỹ) và Liên Minh Bảo Tồn Nguồn Nước đã đánh giá mức độ lo ngại của con người đối với thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu, mối quan tâm về an toàn nguồn nước, trong đó đề cập đến chất lượng của nước uống.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi phí vốn cho năng lượng tái tạo rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch
    (TN&MT) - Nhóm Tài chính Bền vững Oxford vừa công bố báo cáo mới nhất trong Chương trình Rủi ro chuyển đổi năng lượng và chi phí Vốn (ETRC). Nghiên cứu chỉ ra, trên phạm vi toàn cầu, các công ty điện năng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ đang thấp hơn so với các công ty điện từ nhiên liệu hóa thạch.
  • Công bố Danh sách Carbon Clean200 năm 2023
    (TN&MT) - Hai tổ chức As You Sow và Corporate Knights vừa phát hành Danh sách Carbon Clean200 năm 2023 - Bảng xếp hạng vinh danh 200 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai. Số liệu cho thấy, các công ty Clean200 đã tạo ra tổng lợi nhuận cao hơn các công ty nhiên liệu hóa thạch.
  • Thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL: Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao đời sống của người dân, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Lê Anh Tuấn - Giảng viên Cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ.
  • Dự báo thời tiết ngày 15/2, cả nước cục bộ có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/2, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, Gió đông bắc cấp 3. Trời rét. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào và dông vài nơi; khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3.
  • Điện mặt trời hưởng lợi từ khủng hoảng giá khí đốt tại châu Âu
    (TN&MT) - Ngày 13/12, tổ chức theo dõi năng lượng và khí hậu Energy and Climate Intelligence Unit (ECIU) đã công bố Báo cáo: Cú sốc giá năng lượng và làn sóng chuyển đổi sang năng lượng mặt trời. Báo cáo nhận định, thời gian hoàn vốn đầu tư các tấm pin mặt trời mái nhà và chi phí đầu tư trang trại điện mặt trời đang giảm nhanh, giúp tăng sức cạnh tranh so với các nguồn điện khác.
  • Thanh Hóa: Chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022- 2023
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 17574/UBND-NN về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023.
  • Thiệt hại kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gia tăng ở châu Á
    (TN&MT) - Chỉ tính riêng trong năm 2021, thiệt hại kinh tế do hạn hán, lũ lụt và lở đất ở châu Á đã tăng vọt lên tới 35,6 tỷ USD, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người.
  • COP27: 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    (TN&MT) - Ngày 8/11, trong khuôn khổ Hội nghị COP 27 tại Sharm el Sheikh (Ai Cập), 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia. Các nước đã cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO