Xã hội

Con đường “sản xuất xanh” góp phần xóa đói giảm nghèo

Đức Cảnh 10:55 17/05/2023

Ấp ủ với sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, qua bào chế thảo dược, tận dụng nguyên liệu sẵn có tại quê hương, chị Nguyễn Thị Thùy Dung, ở thôn Thanh Hòa, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã biến cây dược liệu sẵn có thành sản phẩm hữu ích đưa ra thị trường, tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Các sản phẩm hữu ích được bào chế từ các loài cây thảo dược sẵn có tại quê hương do chị Nguyễn Thị Thùy Dung làm đạt giải cao trong cuộc thi Phụ nữ Hà Tĩnh khởi nghiệp. Để có thành công đó là cả một chặng đường dài mày mò nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất ra dòng sản phẩm an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng.

Tâm huyết với từng sản phẩm

Sản phẩm thảo dược được Nguyễn Thị Thùy Dung làm từ tự nhiên 100%. Các sản phẩm như: tinh dầu các loại, trà, xịt tóc tinh dầu bưởi, gói tắm trẻ em, gói xông dành cho phụ nữ đều đảm bảo các quy chuẩn chất lượng của Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, được người tiêu dùng đón nhận và tin dùng.

Đáng chú ý, nguồn nguyên liệu được tận dụng sẵn có tại quê hương. Để có nguồn cung ổn định, chị Dung liên kết, khuyến khích, hướng dẫn các hộ dân trồng dược liệu tại vườn nhà. Tất cả nhằm đảm bảo cho ra những sản phẩm an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng.

anh-1.-chi-dung.jpg
Cơ sở thu mua nguyên liệu từ người dân trồng được (Ảnh : Anh Đức)

Tâm huyết với từng sản phẩm, chị Nguyễn Thị Thùy Dung, cho biết: “Được bà nội dạy cho làm một số sản phẩm thiên nhiên dùng cho bà mẹ mang thai và trẻ em. Từ đó, chị bắt đầu học hỏi kinh nghiệm dân gian từ bà, từ các cụ cao niên, sách báo và lên mạng tìm hiểu công thức để bắt tay vào làm các sản phẩm từ thảo dược.

Cùng với sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình nên chị cũng đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư mua sắm máy móc, nguyên liệu để sản xuất. Có được kết quả ưng ý, chị Dung đưa các sản phẩm của mình giới thiệu lên mạng xã hội và các kênh thông tin khác với thương hiệu “Thảo mộc Dung Nguyễn”.

anh-2-chi-dung.jpg
Tạo công ăn việc làm cho lao động tại cơ sở chế biến (Ảnh : Anh Đức)

Với sự kiên trì, chịu khó, dần dần, đơn hàng của chị ngày một tăng lên, sản phẩm nhiều lúc không đủ cung cấp cho khách hàng nên chị tiếp tục mua sắm thêm máy móc, thiết bị sản xuất. Đến nay, chị Dung đã đầu tư trên 2 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng rộng hơn 400m2 và mua sắm máy móc phục vụ cho việc chế biến thảo dược như: máy sấy lạnh, máy chưng cất tinh dầu, máy hút chân không…

Bằng niềm tin và sự đam mê, đến nay, sản phẩm từ thảo dược của chị Dung đã có mặt tại nhiều vùng miền trên cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa. Trung bình, mỗi tháng cơ sở đạt doanh thu trên 150 triệu đồng.

Từ những thành công bước đầu, hiện các sản phẩm sản xuất từ thảo dược của chị Dung đã có chỗ đứng trên thị trường. Ý tưởng khởi nghiệp của chị Dung đã giành giải nhất trong cuộc thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp” năm 2022 do Hội LHPN Hà Tĩnh chứng nhận.

Góp phần xóa đói giảm nghèo

Những thành công bước đầu của Nguyễn Thị Thùy Dung cũng là lúc người dân có được việc làm ổn định. Do đó, nhiều hộ dân ở xã Kỳ Thư và các xã lân cận, ngoài làm ruộng, đã có thu nhập thêm từ việc cải tạo những mảnh vườn nhỏ để trồng dược liệu cung cấp cho cơ sở sản xuất sản phẩm thảo dược.

anh-3.-chi-dung.jpg
Sản phẩm thảo dược của chị Dung đã có mặt trên thị trường (Ảnh : Anh Đức)

Chị Nguyễn Thị Lam - Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Châu cho biết: Từ khi cơ sở sản xuất của chị Dung nhận bao tiêu các loại thảo dược, chị em phụ nữ trên địa bàn tích cực cải tạo vườn hoang, vườn tạp để trồng cây dược liệu. Nhờ vậy, chị em có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Được biết, trung bình mỗi ngày, cơ sở của chị Dung thu mua từ 500kg - 1 tấn sả, 300 - 400kg ngải cứu, 400 - 500 quả bưởi… nhằm phục vụ cho công việc chế biến các loại tinh dầu, trà, ngũ cốc… Hiện cơ sở sản xuất của chị Dung đang tạo việc làm cho 5 lao động với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.

Bà Nguyễn Thị Hoài, thôn Thanh Hòa, xã Kỹ Thư, huyện Kỹ Anh (Hà Tĩnh), cho biết: “Cơ sở của chị Dung không những tạo việc làm cho người lao động làm công ăn lương mà chính người dân như chúng tôi cũng có được việc làm từ việc tham gia trồng cây nguyên liệu. Nếu như trước đây đất để hoang thì nay được trồng nhiều loại cây, vừa có việc làm vừa có thu nhập ngay tại nơi mình ở nên không cần phải đi tìm kiếm công việc đâu xa”.

anh-4.jpg
Chị Dung đã giành giải nhất trong cuộc thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp” năm 2022 do Hội LHPN Hà Tĩnh chứng nhận

Nói về những dự định sắp tới của mình, chị Dung bộc bạch: "Để có thêm các kiến thức về thảo dược, phục vụ tốt hơn cho công việc, tôi đang học thêm ngành Y sỹ y học cổ truyền tại trường Trung cấp Y khoa miền Trung (Nghệ An). Thời gian tới, tôi sẽ tăng thêm sản lượng sản xuất, phát triển thêm vùng nguyên liệu, đặc biệt là hoàn tất các công đoạn để đưa 2 sản phẩm: Trà mầm ngũ cốc Dung Nguyễn và Tinh dầu lá xông tham gia Chương trình OCOP sắp tới. Đồng thời, để sản phẩm được đến gần hơn với khách hàng, tôi sẽ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử”.

Hội LHPN huyện Kỳ Anh cho biết, đang phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ cơ sở xây dựng sản phẩm OCOP, cũng như định hướng xây dựng cơ sở tiến tới thành lập hợp tác xã, tạo vùng nguyên liệu để thu mua dược liệu cho bà con, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, nhất là chị em phụ nữ trên địa bàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Vọng mãi lời Người với đồng bào các dân tộc Yên Bái
    (TN&MT) - Sáng mùa thu ngày 25/9/1958, hàng nghìn đồng bào các dân tộc của tỉnh Yên Bái đã có mặt tại sân vận động thị xã, nay là TP.Yên Bái để được gặp Bác Hồ. Trải qua 65 năm, những kỷ niệm Bác về thăm đã trở thành di sản thiêng liêng, một nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho những người con Yên Bái. Bao nhiêu năm quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Để rồi, những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng ấy, đã trở thành niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để tỉnh Yên Bái vững bước đi lên.
  • Đặc sắc Lễ kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa
    (TN&MT) - Tối 23/9, tại thị sã Sa Pa, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa. Hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đã quần tụ tại sân vận động trung tâm thị xã Sa Pa để tham dự Lễ kỷ niệm.
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai
    (TN&MT) - Ngày 23/9, UBND tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lên tham Lào Cai (23/9/1958 - 23/9/2023). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
  • 80 triệu đồng cho giải cao nhất - Giải Báo chí Phát triển Xanh lần thứ Nhất
    (TN&MT) - Đó là thông tin mà Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net Zero Carbon vừa công bố khi phát động “Giải Báo chí Phát triển Xanh” lần thứ Nhất (2023 – 2025).
  • Bắc Ninh gặp gỡ, trao đổi đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X
    (TN&MT) - Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu tham dự Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Khai mạc Lễ hội Trà Shan tuyết lần thứ nhất
    Tối 22/9, UBND huyện Văn Chấn (Yên Bái) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Trà Shan tuyết lần thứ Nhất, năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa giữa ngàn mây”.
  • Bí mật của Tà Đùng

    Bí mật của Tà Đùng

    22:23 22/09/2023
    (TN&MT) - Chưa thấy ai kỳ cục giống Tà Đùng. Lần đầu tiên trình diện, vừa cất tiếng gọi “Tà Đùng ơi” thì bỗng đâu ào tới một cơn mưa. Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng Khương Thanh Long nói với tôi: “Đại ngàn chào em đấy. Ở đây đôi khi rừng vẫn có cách chào hỏi rất riêng”.
  • Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên
    Những năm qua, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được bảo đảm, đúng quy định. Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.
  • Triển khai hiệu quả công tác phòng chống tác hại của thuốc lá
    (TN&MT) - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu đã xây dựng và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc tuyên truyền và thông tin quy định về tác hại của thuốc lá, hướng đến tạo dựng môi trường công sở trong lành, xanh sạch và giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá thụ động trong cơ sở.
  • [Infographic] - Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 của Bộ TN&MT
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm tuyên truyền việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và duy trì nhân rộng mô hình “Công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Lai Châu cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún do mưa lũ
    (TN&MT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu ngày 22/9, cảnh báo trong 06 giờ tới trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống trên các khe suối nhỏ; sạt lở đất trên các sườn núi dốc, taluy dương; ngập úng ở các vùng trũng, thấp.
  • Little Ba Na Hills, mang Bà Nà xuống phố
    (TN&MT) - Ngày 20/9, Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà đã đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills tại địa chỉ 36 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu (Đà Nẵng). Đây là một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills giữa lòng thành phố bên sông Hàn.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Khai mạc giải bóng đá sinh viên
    Chiều ngày 21/9 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng đá sinh viên do Liên chi Đoàn khoa Lý luận Chính trị tổ chức.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO