Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh

Thục Vy | 22/03/2023, 10:31

Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.

img_20230314_092951-1-.jpg
Đồng bào DTTS ở xã Lộc Khánh đã thay đổi thói quen nuôi nhốt trâu bò cạnh nhà sang nơi nuôi nhốt tập trung.

Cán bộ đồng hành cùng dân
Trước đây, xã Lộc Khánh là một trong những xã khó khăn của huyện biên giới Lộc Ninh.  Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 50% của xã. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thế nhưng, với địa hình thời tiết và khí hậu khắc nghiệt, cộng với tư duy hạn chế và tập tục lao động cũ khiến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Nghèo khó khiến cho việc quan tâm tới môi trường sống và vấn đề vệ sinh môi trường bị xem nhẹ. Kể từ thời điểm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2021, xã Lộc Khánh chỉ đạt 15/19 tiêu chí. Đặc biệt, tiêu chí thu nhập và môi trường luôn bấp bênh.

Giảm nghèo là mục tiêu trước tiên của xã. Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh tâm sự rằng, khi cái bụng đồng bào chưa no thì khó lòng nghĩ tới việc làm sạch môi trường được. Từ hướng đi đó, xã đã vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ đồng bào. Qua các chương trình hỗ trợ nhiều năm, các chính sách cho đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả từ chính sách khuyến nông, hỗ trợ cây con giống… đến cuối năm 2021, tiêu chí về thu nhập đã cơ bản đáp ứng, khi đó, xã bắt đầu bắt tay vào tuyên truyền cho đồng bào về bảo vệ môi trường.
Sau khi thực hiện chủ trương của huyện, xã đã tuyên truyền, hỗ trợ bà con chăn nuôi gia súc trong khu dân cư thực hiện di dời chuồng trại để nuôi nhốt tập trung, đảm bảo tiêu chí môi trường.

Đồng bào DTTS ở ấp Ba Ven lâu nay có thói quen nuôi nhốt trâu, bò cạnh nhà. Tập quán này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Giờ đây, việc nuôi nhốt này đã không còn nữa. Thực hiện tiêu chí môi trường về xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động bà con DTTS di dời chuồng trại xa khu dân cư với số lượng đàn trâu, bò hàng trăm con. Việc di dời về nơi nuôi nhốt tập trung đã giúp môi trường khu dân cư sạch sẽ hơn.

Ông Lâm Com, người dân tộc Khmer ở ấp Ba Ven cho biết, lâu nay bà con trong ấp thường có thói quen nuôi nhốt gia súc cạnh nhà nên vô tình gây môi trường ô nhiễm. Được chính quyền địa phương vận động di dời chuồng trại xa khu dân cư, giờ không còn mùi hôi thối như trước nữa. Không những vậy, khu nuôi nhốt tập trung được chính quyền địa phương hỗ trợ làm nền xi măng nên người dân cũng thuận lợi hơn trong việc phơi phân gia súc làm phân hữu cơ, dùng để bón cho cây trồng hoặc bán để kiếm thêm nguồn thu.

Bà Thị Gia - dân tộc Khmer ở ấp Sóc Lớn cũng cho hay, năm 2022, gia đình bà được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí xây mới nền chuồng tại vườn điều. Để chăm sóc tốt cho đàn trâu, gia đình bà còn làm thêm căn chòi tạm để canh giữ. Dù việc chăm sóc đàn trâu tốn thêm nhiều công sức nhưng từ khi có chuồng mới, bà cảm thấy yên tâm vì lợi đủ đường, nhất là không làm phiền đến hàng xóm.

“Gia đình tôi nuôi trâu đã hơn 20 năm. Khi chuồng trại gần nhà, mùi phân trâu làm ảnh hưởng đến chính mình, ảnh hưởng sang hàng xóm, nhất là vào mùa mưa. Mới đây, chính quyền các cấp đã vận động gia đình làm chuồng ở trong vườn điều để tránh ô nhiễm môi trường xung quanh nên không còn làm phiền đến hàng xóm nữa. Chuồng trại dời ra xa nơi ở, gia đình tôi cũng sạch thơm hơn hẳn”, bà Thị Gia chia sẻ.

Cũng như bà Thị Gia, ông Lâm Ngheo - dân tộc Khmer ở xã Lộc Khánh dù có nhiều diện tích đất canh tác cây cao su, điều nhưng vẫn làm chuồng bò sát cạnh nhà. Được địa phương vận động, ông quyết định chặt hơn chục cây cao su lấy đất làm nền chuồng. Chuồng bò của ông Lâm Ngheo được cất sâu trong vườn cao su nên đã hạn chế mùi hôi thối. Nhờ vậy, hiện nay không khí quanh nhà ông trở lại trong lành, sân nhà sạch sẽ và khô thoáng.

img_20230314_092955-2-.jpg
Việc di dời chuồng trại sang nơi nuôi nhốt tập trung giúp môi trường sống trong khu dân cư thoáng đãng, sạch sẽ hơn.

Mở ra hướng đi mới
Không chỉ giúp người dân bảo vệ môi trường, chính quyền xã Lộc Khánh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích người dân tăng quy mô sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chú trọng đến công tác tập huấn khoa học - kỹ thuật, kịp thời đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Điển hình, trong năm vừa qua, mô hình liên kết trồng lúa ST24 theo hướng hữu cơ giữa Hợp tác xã lúa gạo chất lượng xã Lộc Khánh với Hợp tác xã Bom Bo Bình Phước đã đưa năng suất trung bình đạt từ 5 tấn đến 5,5 tấn/ha/vụ. Giá thu mua cao, đầu ra ổn định giúp người dân có hướng đi mới.

Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh Trần Quang Vinh vẫn chưa quên những ngày đầu khó khăn. Với xuất phát điểm các tiêu chí đều thấp, nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới lớn nhưng nguồn lực ngân sách có hạn, khi ấy, nếu cán bộ nản chí là coi như, mọi việc lại quay về điểm xuất phát ban đầu. Quan điểm của ông là phải bắt tay vào việc, người thật công việc thật, vừa làm vừa điều chỉnh chứ không chỉ xây dựng kế hoạch suông.

Xác định việc đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống người dân là hết sức quan trọng, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng địa phương để tăng năng suất, hiệu quả lao động.

Quyết tâm thay đổi quê hương của cán bộ xã Lộc Khánh đã cho quả ngọt. Đến nay, xã đã có 2 hợp tác xã nông nghiệp, 1 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo phát triển bền vững. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt trên 46 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có việc làm đạt 91,8%. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, giáo dục - đào tạo được chú trọng đầu tư. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn xã đạt từ 97% trở lên; hộ dân có nhà ở kiên cố, bán kiến cố, chiếm tỷ lệ trên 96%... Xã Lộc Khánh hiện không còn hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2021), việc di dời các chuồng trại nuôi nhốt trong khu dân cư ra nơi nuôi nhốt tập trung cơ bản đã hoàn thành…

Từ một xã nghèo, giờ đây Lộc Khánh đã xóa được cái chữ nghèo gắn với xã mình. Không chỉ mỗi miếng cơm manh áo, mà giảm nghèo ở Lộc Khánh còn là việc bà con đồng bào DTTS được tiếp cận chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, được hỗ trợ giáo dục, giải quyết thiếu vốn, chăm sóc sức khỏe, vấn đề việc làm và đào tạo nghề cho đồng bào…

Có thể nói, đây là thành công của xã biên giới Lộc Khánh trong việc thay đổi thói quen, nhận thức và hành động của đồng bào DTTS đối với việc nuôi nhốt gia súc trong khu dân cư, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Chủ trương này đã giúp mọi người ý thức hơn về bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương vùng biên.

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Chủ tịch xã Lộc Khánh Trần Quang Vinh tâm niệm, Lộc Khánh đã vượt qua được mốc nghèo cơ bản thì không có lý do gì không tiếp tục phấn đấu để đạt được các tiêu chí cao hơn. Ngắm nhìn quê hương trong diện mạo đổi thay, lòng người Chủ tịch xã lâng lâng sung sướng. Hướng đi mới đã mở ra cho quê hương ông một con đường mới, con đường của xanh sạch đẹp và ấm no.

Bài liên quan
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO