Cơ sở dữ liệu đất đai - kết nối quản lý và minh bạch thị trường bất động sản: Hà Nội hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi cho người dân

Thanh Tùng | 16/08/2022, 10:33

(TN&MT) - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đang nỗ lực, phấn đấu hoàn thành công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ, kê khai đăng ký đất đai, xây dựng CSDLĐĐ của 27 quận, huyện, thị xã trong năm 2022.

Cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố

Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, ngày 27/11/2014, UBND Thành phố có Quyết định số 6264/QĐ-UBND phê duyệt Dự án Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của TP. Hà Nội (Dự án). Tiếp đó, ngày 29/9/2021, UBND Thành phố có Quyết định 4287/QĐ-UBND điều chỉnh thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2015 - 2022. Hiện nay, Dự án được thực hiện trên địa bàn 27 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, trừ 3 huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa đã triển khai trong Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP).

Đánh giá về kết quả triển khai thực hiện Dự án tại TP. Hà Nội, ông Phạm Văn Tình - Trưởng phòng Đăng ký thống kê đất đai (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, đối với công tác đo đạc, số hóa chỉnh lý bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu, hiện Dự án đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn 27 quận huyện thuộc phạm vi Dự án. Đến nay, đã cơ bản thực hiện hạng mục đo đạc tại 27/27 địa bàn thuộc phạm vi Dự án.

anh-bai-ha-noi-1.jpg

Các công chức Phòng Đăng ký thống kê đất đai (Sở TN&MT Hà Nội) đang cập nhật các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hống kê, kiểm kê... lên phần mềm. Ảnh: Thanh Tùng

Theo ông Phạm Văn Tình, sau khi có văn bản số 340/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 22/1/2021 của Bộ TN&MT, Sở TN&MT Hà Nội đã chủ động phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai, cài đặt thử nghiệm 2 phần mềm VBDLIS của Tập đoàn Viettel và iLIS của Tập đoàn VNPT. Đến nay, đối với phần mềm VBDLIS, Sở đã cho chạy thử nghiệm tại quận Hoàn Kiếm. Đồng thời, tổ chức tập huấn 2 lần để tìm hiểu khả năng đáp ứng của phần mềm VBDLIS.

Đối với phần mềm iLIS, Sở TN&MT Hà Nội đã phối hợp cùng Công ty VNPT làm việc với Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức để hướng dẫn, chuyển giao sử dụng phần mềm VNPT iLIS. Đồng thời, vận hành chạy thử phần mềm VNPT iLIS trên địa bàn xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức.

Trưởng phòng Đăng ký thống kê đất đai Phạm Văn Tình cho rằng, CSDLĐĐ đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, góp phần cải cách TTHC, tăng tính minh bạch trong quản lý đất đai. Quá trình triển khai trên địa bàn thành phố cho thấy, hệ thống phần mềm có nhiều tiện ích tốt, giúp Sở cập nhật đầy đủ các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, giá đất và chuẩn hóa phục vụ hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai.

Tăng cường phối hợp hoàn thành Dự án

Bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai Dự án, Sở TN&MT Hà Nội cho biết cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 bắt đầu từ cuối năm 2019 gây gián đoạn, làm chậm tiến độ thực hiện Dự án. Mặt khác, đất đai biến động liên tục theo nhu cầu cho tặng, chuyển nhượng, chia tách, theo các dự án khác được phê duyệt, điều chỉnh dẫn đến tăng các công việc, thời gian đơn vị thi công phải hiệu chỉnh biên tập nội nghiệp bản đồ. Hơn thế, sản phẩm bản đồ địa chính trên địa bàn TP. Hà Nội được hình thành qua nhiều thời kỳ lịch sử, bằng nhiều phương pháp quản lý, công nghệ khác nhau, trên các hệ quy chiếu không đồng nhất. Vì vậy, đòi hỏi cần thời gian để biên tập, chỉnh lý lại…

Trước những thách thức nêu trên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng CSDLĐĐ trong năm 2022, thời gian tới, Sở TN&MT Hà Nội sẽ phối hợp đơn vị thi công, kiểm tra nghiệm thu xây dựng kế hoạch thi công chi tiết, tập trung phối hợp UBND các xã, người dân để thực hiện kê khai đăng ký đất đai, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng CSDLĐĐ theo quy định. Theo ông Phạm Văn Tình, UBND cấp huyện cần chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với đơn vị tư vấn rà soát kết quả đo đạc bản đồ địa chính của xã để thông báo cho người sử dụng đất thực hiện việc kê khai, đăng ký. Chỉ đạo Phòng TN&MT, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất phối hợp với UBND cấp xã và đơn vị tư vấn tập trung hoàn thiện các thủ tục kê khai đăng ký theo quy định. Đồng thời, cử cán bộ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc theo địa bàn các xã và bố trí lịch trực tiếp tham gia công tác kê khai, đăng ký cùng với cấp xã để hoàn thiện các thủ tục kê khai đăng ký theo quy định.

Bên cạnh đó, các đơn vị tư vấn cần rà soát toàn bộ các thửa đất đã được đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn cấp xã để phối hợp với UBND cấp xã, khu dân cư và người sử dụng đất hoàn thiện hồ sơ kê khai, đăng ký để trình UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện xác nhận, đăng ký theo thẩm quyền. Thống nhất với UBND cấp xã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể việc kê khai đăng ký, lịch xét duyệt của UBND cấp xã đối với những thửa đất chưa được kê khai, đăng ký và thông báo cho các chủ sử dụng đất thực hiện việc kê khai và cung cấp các giấy tờ để thực hiện theo quy định.

Bài liên quan
  • Bàn giải pháp đẩy nhanh xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
    (TN&MT) - Trong khuôn khổ Hội nghị Văn phòng đăng ký đất đai và hệ thống thông tin đất đai năm 2020 do Bộ TN&MT tổ chức vào ngày 3 - 4/12, tại Quảng Bình, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị bàn về giải pháp đẩy nhanh xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và giới thiệu về phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai. Ông Mai Văn Phấn và ông Chu An Trường - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai chủ trì Hội nghị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Lắk: Tận dụng giá trị đất nông nghiệp giúp giảm nghèo bền vững
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 cả nước, với hơn 13.000 km2, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, màu mỡ, diện tích mặt nước nuôi trông thủy sản khá lớn và điều kiện khí hậu phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của đa số các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu, ca cao; cây ăn quả có giá trị như: sầu riêng, bơ, cây có múi, cây rừng, dược liệu.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
  • Hàng loạt các công trình lớn lo thiếu cát
    Nguồn đất, cát đắp nền khan hiếm, giá cao, cùng với thủ tục khai thác bị vướng khiến nhiều công trình giao thông trọng điểm bị lụt tiến độ.
  • Nghệ An: Lấn chiếm đất, chủ mỏ đá bị xử phạt 330 triệu đồng
    Công ty CP Xây dựng Văn Sơn là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO