Chuyện ít người biết trên giàn khoan

PV | 25/01/2023, 23:04

Từ trước đến nay, cuộc sống của người thợ ở những giàn khoan dầu khí trên biển rất ít người được biết. Bởi lẽ, hiếm người có thể ra được giàn khoan và những người thợ dầu khí cũng ít khi kể về mình. Nhân dịp năm hết Tết đến, chúng tôi xin kể một vài câu chuyện ít người tưởng tượng được trên giàn khoan dầu khí.

1.jpeg

An toàn là thế nào?

Trên các giàn khai thác dầu khí, việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện được đặt lên hàng đầu. Đã có một thời gian dài, chúng ta phải thuê người nước ngoài làm nhiệm vụ giám sát an toàn trên giàn khoan. Sở dĩ như vậy là vì người nước ngoài làm việc có tính nguyên tắc rất cao, đặc biệt là người Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đối với họ, không có chữ “du di” và không bao giờ thỏa hiệp hoặc nhân nhượng trước bất cứ việc làm nào vi phạm tới nguyên tắc an toàn dù là nhỏ nhất, kể cả đó là việc “vô thưởng vô phạt”.

Mỗi người khi từ đất liền ra giàn khoan, dù là công nhân đã làm việc hàng chục năm, bay ra giàn hàng trăm lần, nhưng ngay khi xuống máy bay trực thăng là họ phải vào phòng nghe hướng dẫn về những quy tắc an toàn cơ bản. Còn cách giáo dục về công tác an toàn cũng hết sức cụ thể, sinh động và thiết thực.

Một ví dụ nhỏ, công nhân trên giàn khoan phải đi đôi giày bảo hộ nặng tới 1,1kg, có mũi bằng thép và có thể chịu được một cục sắt nặng 8-12kg rơi từ độ cao 2m xuống mà ngón chân không bị làm sao.

Khi học bài giảng về an toàn, người ta sẽ lấy dẫn chứng về hậu quả khi anh không đi giày bảo hộ. Nếu bị một thanh sắt rơi vào chân hoặc bị vấp mà ngón chân bị thương, người công nhân đó không thể làm việc thì sẽ như thế nào?

Trước hết, anh ta phải nghỉ việc. Trong trường hợp bị thương nặng thì phải thuê một chuyến bay đưa anh ta về đất liền chữa trị. Một chuyến bay trực thăng như vậy, đơn vị phải chi ít nhất 25.000 USD. Ngoài ra, đơn vị phải điều một công nhân từ đất liền ra thay thế vị trí của anh ta.

Khi anh ta về đất liền chữa trị chỉ được hưởng lương cơ bản, nghĩa là mất đi khoảng 4/5 thu nhập. Trong thời gian chữa trị vết thương, công việc của anh ta ở ngoài giàn đã có người thay thế và sau khi anh chữa khỏi, lại phải chờ để bố trí công việc tiếp theo và chưa biết chừng sẽ... thất nghiệp, khi đó, ảnh hưởng lớn nhất chính là gia đình của anh ta.

2.jpeg
Chuyện ít người biết trên giàn khoan

Cách dạy về an toàn giản dị như vậy.

Ở trên các giàn khai thác khí như Biển Đông 01, công tác an toàn còn “khủng khiếp” hơn. Các phóng viên khi ra giàn đều bị thu máy ảnh, điện thoại. Chiếc máy ảnh đó đã được nhân viên an toàn kiểm tra kỹ lưỡng và dán niêm phong. Rồi khi phóng viên được phép đi chụp ảnh, phải có 1 công nhân mang một máy dò khí đi cùng. Phóng viên chỉ được phép chụp ảnh khi được sự đồng ý của nhân viên giám sát. Trên giàn khoan, các loại đèn flash bị “cấm tiệt”.

Đêm 30 Tết, các giàn khoan cũng được phép thắp hương cúng giao thừa. Nhưng quy trình để được thắp một nén hương trong 15 phút cực kỳ nhiêu khê.

Đầu tiên, giàn trưởng phải làm “kế hoạch thắp hương” gửi về công ty. Trong kế hoạch đó, phải ghi rõ thắp hương từ mấy giờ mấy phút, cho tới khi nào, ai là người chịu trách nhiệm thắp hương, ai là người giám sát, hệ thống cứu hỏa tại phòng thắp hương đã được kiểm tra hay chưa?

Sau khi được lãnh đạo công ty “OK”, từ buổi chiều, hệ thống thông gió ở các phòng, đặc biệt là nhà câu lạc bộ (nơi đặt ban thờ) sẽ được mở hết cửa, quạt thông gió chạy hết công suất. Trước giao thừa khoảng 30 phút, toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy trên giàn đã đi vào trực một cách nghiêm cẩn. Các nhân viên giám sát an toàn mang máy dò khí đi dò khắp nơi, kể cả trong toilet.

Sau khi thấy các chỉ số về an toàn được bảo đảm, buổi đêm, khoảng 12 giờ kém 10 phút, giàn trưởng được thắp hương, đồng thời báo cáo ngay về trung tâm trong đất liền: Vào giờ này, phút này, trên giàn khoan đã thắp hương cúng giao thừa.

Giao thừa xong, mọi người nghe giàn trưởng chúc mừng năm mới, mừng tuổi anh em, nghe lãnh đạo tổng công ty chúc tết qua điện thoại vệ tinh rồi kèm theo 1-2 tiết mục văn nghệ đón chào năm mới. Đến 12 giờ 15 phút, buổi đón giao thừa chấm dứt, các nén hương đang cháy dở được rút bỏ, nhúng nước. Rồi sau đó, giàn trưởng lại làm báo cáo nhanh gửi về đất liền, báo cáo về buổi đón giao thừa và các công tác an toàn.

2. Công nhân trên giàn khoan hưởng lương thế nào?

Ai cũng nghĩ rằng, người lao động của ngành Dầu khí được hưởng lương cao “ngất ngưởng”.

Hãy lấy ví dụ lương của một giàn trưởng khoảng 100 triệu/tháng. Mức lương này của người Việt bằng 1/5 mức lương của người nước ngoài, thậm chí có những giàn chỉ bằng 1/10.

100 triệu đồng/tháng nghe đã quá to, nhưng thực chất là như thế nào?

Thứ nhất, làm việc trên giàn khoan 1 ca là 12 tiếng. Trong 12 tiếng ấy được nghỉ 30 phút. Như vậy 1 ngày làm việc trên giàn khoan, người thợ phải làm gấp rưỡi người trên đất liền.

Thứ hai, trên giàn khoan không có ngày nghỉ, giờ nghỉ, không ngày lễ ngày Tết, đến ca thì phải làm. Họ chỉ được phép nghỉ khi giàn khoan không còn khai thác hay có gió bão quá sức chịu đựng của giàn. Họ phải làm việc ở trên giàn từ 25 ngày trở lên.

Theo thông lệ quốc tế, thời gian làm việc trên giàn khoan là 15 ngày, sau đó họ được đổi ca, về đất liền nghỉ 15 ngày. Nhưng ở Việt Nam, đa số các giàn khoan đều áp dụng chế độ làm việc từ 25 ngày trở lên để tiết giảm chi phí, đặc biệt là chi phí vé máy bay. Giá vé máy bay trực thăng đi ra giàn cao gấp 3-4 lần giá vé máy bay thương mại. Đã có thời kỳ, do giá dầu giảm sâu, nhiều đơn vị phải chở anh em ra giàn thay ca bằng tàu dịch vụ, nhưng như thế thì quá vất vả, anh em bị say sóng, khi đến nơi, nhiều người phải nghỉ cả ngày mới “hoàn hồn”.

Hết thời gian làm việc ngoài giàn khoan, người công nhân đó về bờ và trong thời gian về bờ, anh ta chỉ được hưởng mức lương “cơ bản”. Như vậy, thực chất lương một người thợ trên giàn khoan có thể được 50 triệu đồng/tháng, nhưng tính thời gian làm việc và ở bờ thì lương của anh ta trung bình chỉ 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này thực sự không cao, đó là chưa kể người trên giàn khoan phải lao động với cường độ khủng khiếp.

Khoan trên giàn là thẳng hay cong?

Tất cả chúng ta đều nghĩ, mũi khoan khi cắm xuống lòng biển là đi vuông góc 90o theo đường thẳng tắp.

Nhưng ở trên biển thì không phải như vậy. Trên một giàn khoan có khoảng 5-10 giếng khoan, thậm chí tới 12 giếng khoan. 12 giếng khoan được đặt trên diện tích 500m² là quá chật chội. Hơn nữa, không thể có được túi dầu nào nhét từng ấy giếng khoan vào diện tích nhỏ như vậy. Chính vì thế, người ta đã nghĩ ra phương pháp khoan nghiêng hay khoan xiên.

Mũi khoan khi đi xuống lòng đất khoảng 3.000m, tùy theo cấu tạo địa chất, người ta sẽ bắc cầu, cầu đó có tác dụng cản mũi khoan, lái nó theo hướng khác, thường là 30-45o.

Hãy thử tưởng tượng, làm thế nào để 1 mũi khoan nặng 1 tấn, dài 10m, đường kính khoảng 30cm bằng một loại hợp kim cực kỳ cứng lại có thể chạy nghiêng được, thậm chí có những giếng khoan, mũi khoan đã chạy nghiêng hàng ki-lô-mét rồi lại “ngóc” ngược lên?

Chúng ta cứ tưởng tượng thế này, nếu có một người “siêu khổng lồ” cầm một sợi dây thép với khối lượng và đường kính như trên, với chiều dài 3-4km, sợi thép đó sẽ mềm dẻo như một sợi bún và có thể quấn quanh một trục có đường kính 400m. Chính vì vậy, ở các giàn khoan, nếu nhìn trên sơ đồ thì các giếng dầu từ giàn khoan tỏa ra hàng ki-lô-mét. Như vậy, mỗi một giàn khai thác đảm nhiệm hút dầu trên vùng biển khoảng 30-40km², thậm chí lên tới cả 100km² tùy số lượng giếng.

Chính vì thế, người viết bài này từng nghĩ, nếu có một ngày đẹp trời, chúng ta phát hiện mỏ dầu ở dưới đáy hồ Hoàn Kiếm, làm sao khoan lấy dầu mà không phá vỡ cảnh quan của hồ?

Với dầu khí, bây giờ mọi việc rất đơn giản: Có thể đặt giàn khoan bên kia sông Hồng, ở khu vực Gia Lâm cách hồ Hoàn Kiếm 4-5km, sau đó khoan xuống và hướng mũi khoan chạy nghiêng về phía hồ.

Nghề khoan dầu khí là như thế.

Bài liên quan
  • Petrovietnam – Thành công từ quản trị biến động
    Năm 2022 là năm thứ ba công tác “Quản trị biến động” của Petrovietnam đạt được thành tích ấn tượng; là yếu tố quan trọng, quyết định toàn diện đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • La Vie tự hào hành trình 30 năm song hành cùng người tiêu dùng Việt
    (TN&MT) - Năm 2023 kỷ niệm cột mốc 30 năm Công ty TNHH La Vie (La Vie) gắn bó cùng người tiêu dùng Việt Nam trên hành trình nâng niu và gìn giữ tinh túy thiên nhiên Việt.
  • Shophouse Tiger: Cơ hội kép cho kinh doanh F&B
    (TN&MT) - Kinh doanh F&B (thực phẩm và đồ uống) trên những tuyến phố thương mại sầm uất tại phân khu Tiger - Meyhomes Capital Phú Quốc sẽ đồng thời mở ra nhiều cơ hội “hiếm có” cho khách hàng và nhà đầu tư.
  • Ngày hội hiến máu PV GAS - Một giọt máu triệu tấm lòng
    (TN&MT) - Ngày 23/3/2023, Đoàn Cơ sở Cơ quan điều hành và Chi đoàn Chi nhánh LNG, trực thuộc Đoàn Thanh niên PV GAS, đã phối hợp tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện với chủ đề “PV GAS Ngày hội hiến máu - Một giọt máu triệu tấm lòng”  tại tòa nhà PV GAS Tower.
  • 10 năm vận hành Kho chứa LPG lạnh Thị Vải: Dấu ấn tự hào của một công trình “tiên phong”
    (TN&MT) - Trải qua 1 thập kỷ đầy khó khăn và thách thức, tập thể lãnh đạo và người lao động Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) đã nỗ lực không ngừng làm chủ vận hành Kho chứa LPG lạnh Thị Vải, từng bước góp phần khẳng định sứ mệnh và vị thế đầu tàu trong phát triển ngành công nghiệp Khí của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
  • Xuyên Việt bằng VinFast VF 8 trong thời gian kỷ lục, chủ xe nói gì?
    “Phê. Sướng. Yêu” - chuyên gia ô tô Nguyễn Mạnh Thắng không giấu được cảm xúc phấn khích sau khi chinh phục cung đường xuyên Việt 1.700 km bằng chiếc VF 8 trong thời gian “không tưởng” - chỉ 28 giờ 33 phút.
  • Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất
    Hòa chung xu thế chuyển đổi số của đất nước, mục tiêu chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như Đề án chuyển đổi số của Tổng công ty Phát điện 1, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã xác định đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong sản xuất là một trong những giải pháp đột phá góp phần nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí.
  • PVOIL thông tin về việc cổ phiếu OIL bị đưa vào diện cảnh báo
    (TN&MT) - Liên quan đến việc cổ phiếu OIL bị đưa vào diện cảnh báo, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) vừa có thông tin cụ thể đến các cổ đông và nhà đầu tư.
  • Petrovietanm: Sẵn sàng hợp tác trong các lĩnh vực liên quan
    (TN&MT) - Trao đổi với đoàn Doanh nghiệp Hoa Kỳ, lãnh đạo Tập đoàn khẳng định Petrovietnam luôn ủng hộ và sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong các lĩnh vực liên quan.
  • Tuổi trẻ Agribank chung sức nâng cao hình ảnh và thương hiệu Agribank
    Trong chuỗi các hoạt động chào mừng 35 năm thành lập Agribank và 92 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sáng ngày 22/3/2023, Agribank tổ chức Lễ Tuyên dương Thanh niên Agribank tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2019 - 2022; Chương trình đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên với đoàn viên thanh niên Agribank và trao giải Cuộc thi Clip “Tự hào 35 năm Agribank”.
  • Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Những năm qua Dự án Nhà máy luyện gang thép của Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên hoạt động phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nỗ lực bảo vệ môi trường. Nguồn nguyên liệu tại chỗ đã cạn kiệt, Công ty chủ yếu là nhập quặng sắt từ các đơn vị cung cấp trong và ngoài tỉnh, song đơn vị luôn coi trọng, chắt chiu, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, phục vụ sản xuất.
  • Petrovietnam - BIDV: Tiếp tục đồng hành, đẩy mạnh hợp tác
    (TN&MT) - Vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) về một số nội dung thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.
  • PVFCCo: Giữ vững vị thế đứng đầu nhờ quản trị minh bạch
    (TN&MT) - Tháng 3 này đánh dấu cột mốc 20 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo). Trải qua hai thập kỷ phát triển, PVFCCo đã khẳng định được vị thế đứng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất dầu khí, được các tổ chức uy tín đánh giá là một trong các doanh nghiệp có quy mô lớn nhất, hoạt động tốt nhất, quản trị minh bạch nhất, thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.
  • Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh: Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023 lan tỏa những giá trị đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa Công ty, đồng thời để CBCNV Công ty có cơ hội giao lưu, gắn kết qua các hoạt động tập thể nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch SXKD năm 2023, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh tổ chức chương trình “Sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa - Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023” dành cho toàn thể CBCNV Công ty. Chương trình được tổ chức trong 3 đợt vào ngày 11, 18 và 25/2/2023 và thành công tốt đẹp.
  • 20 năm PVFCCo: Hành trình sẻ chia những điều tốt đẹp nhất
    Với mục tiêu luôn hướng tới việc tạo lập giá trị cộng đồng, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – đơn vị sản xuất và kinh doanh Phân bón Phú Mỹ) trải qua 20 năm hình thành và phát triển thì cũng bằng từng đó thời gian nỗ lực đồng hành, chia sẻ cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt trên khắp mọi miền đất nước thông qua các chương trình, hoạt động an sinh xã hội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO