Chuyển đổi số tại Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là nhiệm vụ cần thiết, phù hợp xu thế

PV | 15/07/2021, 16:20

(TN&MT) - Ngày 14/7, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì hội thảo thực hiện công tác chuyển đổi số trong hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty mẹ) và riêng trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí (E&P). Tham dự có các thành viên Hội đồng Thành viên (HĐTV), các Phó Tổng giám đốc và lãnh đạo các Ban/Văn phòng Tập đoàn.

Chuyển đổi số mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để tạo ra và nắm bắt giá trị. Sự phát triển các công nghệ như điện toán đám mây, truyền thông xã hội và phân tích dữ liệu lớn đang thúc đẩy các xu hướng mang lại tiềm năng to lớn cho ngành Dầu khí. Ngành Dầu khí với các đặc điểm riêng vốn có vừa thuộc lĩnh vực năng lượng, vừa thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường, là các lĩnh vực tiềm năng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, ngành Dầu khí đã đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi kinh tế của thế giới. Ngày nay, ngành Dầu khí có cơ hội tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình thông qua số hóa.

Toàn cảnh Hội thảo

Có thể nói, công tác chuyển đổi số tại Công ty mẹ là nhiệm vụ cần thiết, phù hợp xu thế chung của thế giới và ngành Dầu khí, giúp hình thành nền tảng số liên kết các chuỗi giá trị, tăng năng suất, tối ưu chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng minh bạch và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách; quy hoạch, định hướng, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị thành viên thực hiện chuyển đổi số để Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành một tập đoàn số toàn diện vào năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số tại Công ty mẹ, Ban chỉ đạo/Tổ triển khai công tác chuyển đổi số đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số tổng thể (dự kiến) gồm 2 nội dung chính: Xây dựng chiến lược chuyển đổi số Công ty mẹ và lộ trình thực hiện giai đoạn 2021-2025 và Quy hoạch, định hướng, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị thành viên thực hiện chuyển đổi số.

Đối với lĩnh vực E&P, việc ứng dụng đồng bộ công nghệ số và các phân tích tiên tiến sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm thăm dò - khai thác dầu khí, đảm bảo hoạt động an toàn, tối ưu chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động E&P đặc biệt là tìm kiếm, thăm dò dầu khí luôn có rủi ro cao, nhưng một khi thành công cũng mang tới thành quả lớn. Chuyển đổi số giúp phân tích tổng hợp tất cả các loại dữ liệu hiện có sử dụng các công nghệ xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo…, giảm thiểu rủi ro cho công tác E&P.

Ban Chiến lược trình bày về công tác chuyển đổi số lĩnh vực E&P

Tuy nhiên, việc triển khai có hiệu quả công tác chuyển đổi số tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Theo đánh giá của các Ban/VP và chuyên gia tư vấn, hạn chế về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; chế độ đãi ngộ thu hút nguồn lực; chưa có cơ chế quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tập trung tại Công ty mẹ cũng như toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là những thách thức cần phải giải quyết để triển khai công tác chuyển đổi số tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên.

Trong công tác E&P, bên cạnh các khó khăn chung mang tính vĩ mô như: hạ tầng viễn thông cần liên tục được nâng cấp kịp với xu thế công nghệ; môi trường pháp lý cho công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), các khó khăn nội tại của ngành Dầu khí đó là: hệ thống kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu; hạ tầng công nghệ thông tin giữa các đơn vị chưa đồng nhất; cơ sở dữ liệu còn phân tán; lực lượng lao động có chuyên môn cao về công nghệ thông tin trong E&P chiếm tỷ lệ thấp; ứng dụng, phát triển công nghệ, kỹ thuật số mới chưa cao; chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể về lưu giữ, truyền tải, chia sẻ thông tin mật theo kịp xu thế công nghệ số; nhận thức về chuyển đổi số chưa rõ rệt. Nhìn chung, mức độ số hóa của PVN nói chung và lĩnh vực E&P nói riêng chưa theo kịp xu thế chuyển đổi số của ngành dầu khí cũng như các ngành công nghiệp khác trên thế giới.

Văn phòng trình bày đề án chuyển đổi số tại PVN

Để giải quyết các khó khăn, hạn chế nêu trên trong công tác chuyển đổi số tại Công ty mẹ cũng như trong công tác E&P, theo các ý kiến của các thành viên tham dự Hội thảo và chuyên gia tư vấn, cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn và Ban chỉ đạo chuyển đổi số; huy động, bổ sung, đãi ngộ phù hợp nguồn nhân lực chất lượng cao; ban hành các quy chế, quy định, quy trình phối hợp triển khai; đẩy mạnh công tác truyền thông và đào tạo liên quan văn hóa số, chuyển đổi số.

Đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực E&P, tập trung vào các nội dung sau: ưu tiên kỹ thuật số cho các giám đốc điều hành cấp cao, xây dựng lộ trình chiến lược kỹ thuật số; thúc đẩy văn hóa sáng tạo và đổi mới công nghệ; đầu tư vào nguồn nhân lực/nhân lực số, xây dựng hệ thống quản lý tri thức và các chương trình phát triển thúc đẩy tư duy mới, tư duy kỹ thuật số, phát triển lực lượng lao động số; phát triển khả năng áp dụng kỹ thuật số thông qua đầu tư, xây dựng, mua hoặc hợp tác với các đối tác; nghiên cứu phương thức chuyển đổi toàn bộ Quy trình làm việc; xây dựng lộ trình nâng cấp từng bước thực hiện chuyển đổi số; cải cách cấu trúc dữ liệu, tối ưu hóa sử dụng các nền tảng dữ liệu (data platform); đầu tư hệ sinh thái hợp tác trong quan hệ đối tác và môi trường kinh tế chia sẻ.

Chủ tịch HĐQT Hoàng Quốc Vượng phát biểu

Phát biểu kết luận, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh việc triển khai công tác chuyển đổi số tại Petrovietnam là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trước mắt, công tác chuyển đổi số cần được thực hiện và áp dụng thành công tại Công ty mẹ - Tập đoàn. Để thực hiện được nhiệm vụ nêu trên, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng yêu cầu Ban chỉ đạo/Tổ triển khai chuyển đổi số phối hợp với tư vấn chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số cụ thể, ưu tiên chuyển đổi số lĩnh vực E&P; đồng thời, tăng cường tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy, nhận thức, văn hóa số của lãnh đạo, người lao động dầu khí.

Trong bối cảnh xu thế chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi số trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi Petrovietnam cần phải xây dựng một chiến lược chuyển đổi số phù hợp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, cũng như phục vụ công tác xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, vì mục tiêu phát triển bền vững Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Bài liên quan
  • Petrovietnam: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế nửa đầu năm 2021
    (TN&MT) - Ngày 7/7, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức giao ban trực tuyến định kỳ với lãnh đạo các đơn vị thành viên để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác nửa cuối năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vicem Hà Tiên khẳng định vị thế với số lượng sản phẩm đạt "Nhãn xanh" nhiều nhất SGBC
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (Vicem Hà Tiên) tiếp tục khẳng định vị thế là nhà sản xuất xi măng tại Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm được trao nhiều chứng nhận nhãn xanh nhất từ SGBC (13 sản phẩm).
Đừng bỏ lỡ
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • PVEP - 35 năm: Viết tiếp truyền thống tự hào
    Trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, dưới sự định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình để trở thành đơn vị chủ lực, cốt lõi của Petrovietnam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
  • EVNGENCO1 quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
    Mục tiêu là mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Tổng công ty tiết giảm điện tối thiểu 10% so với cùng kỳ năm 2022; riêng trong các tháng cao điểm (tháng 5, 6, 7/2023) tiết giảm tối thiểu 15% so với cùng kỳ năm 2022.
  • EVN phản hồi về khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện
    Ngày 3/6/2023, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân đã có văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) phản hồi về  khoản lỗ 26.235 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
  • Cùng nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại
    Phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cùng nông dân phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
  • PV Power “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới
    Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã triển khai chương trình “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021 - 2025 “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ, cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về biến đổi khí hậu.
  • PV GAS PMC tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động
    Công ty Quản lý dự án Khí (PV GAS PMC) đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Các hoạt động được triển khai rộng rãi, có hiệu quả, được các cấp ủy đảng, chính quyền và NLĐ ghi nhận, hưởng ứng tích cực.
  • 5 doanh nghiệp Dầu khí thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 của Forbes Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của 5 doanh nghiệp ngành Dầu khí, gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) và Công ty CP PVI (PVI).
  • PV GAS 11 năm liên tiếp lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
    Ngày 5/6, Forbes Việt Nam đã công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023”. Đây là lần thứ 11, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) liên tiếp vinh dự có mặt trong danh sách này.
  • Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023 tại Bình Dương
    (TN&MT) - Ngày 5/6, tại huyện Bàu Bàng, với cam kết bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta”, FrieslandCampina Việt Nam (Tập đoàn sở hữu sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi…) đã đồng hành cùng Sở TN&MT Bình Dương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với sự tham gia của hơn 500 người gồm đại biểu, khách mời, các em học sinh và người dân địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO