Chuyển dịch năng lượng quy mô quốc gia: Đòn bẩy cho quá trình đưa phát thải ròng về “0”

Vy Huyền | 24/05/2022, 10:41

(TN&MT) - Để đưa mức phát thải ròng về "0" cần phải thực hiện chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp, đặc biệt trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đang phối hợp với các bộ, ngành, các đối tác phát triển xây dựng phương án tiếp cận công bằng, công lý trong thiết lập quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng, phục vụ việc thực hiện các cam kết tại COP26.

Cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng công bằng

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, cùng với giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ hoá thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.

Mặc dù vậy, thách thức đặt ra cũng không nhỏ. Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân nhận định, một mặt, Việt Nam cần phải chuyển đổi mạnh mẽ năng lượng từ hóa thạch sang năng lượng sạch cho phù hợp với xu thế chung toàn cầu, góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế để phát triển bền vững.

Mặt khác, đất nước cũng cần phải đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế; đảm bảo chuyển đổi nghề nghiệp cho các lao động bị ảnh hưởng, nhất là công nhân ngành than. Giá điện phải nằm trong khả năng chi trả của những người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, đảm bảo lực lượng lao động Việt Nam được trang bị đầy đủ kỹ năng để tiếp nhận các công nghệ tiên tiến ít phát thải.

dien-gio.jpg

Theo Bộ TN&MT, nhu cầu chuyển dịch quốc gia về năng lượng tập trung vào chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) trong sản xuất điện và tăng cường sử dụng NLTT trong các ngành tiêu thụ năng lượng cuối cùng. Hiện nay, cơ cấu nguồn cung năng lượng sơ cấp đã thay đổi theo hướng tích cực, năng lượng sinh khối phi thương mại đã giảm nhanh, thủy điện tăng… Về tiêu thụ năng lượng, tỷ lệ tiêu thụ điện trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng tăng liên tục, thể hiện sự chuyển đổi từ các dạng nhiên liệu khác sang điện. Cơ cấu của than trong tiêu thụ cuối cùng cũng không có nhiều biến động, xấp xỉ ở mức 23 - 24%. NLTT cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kể ở mức 5,9%/năm. Các sản phẩm dầu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng và chưa có biến động lớn.

Cam kết tại COP26 mới là bước đi quan trọng đầu tiên. Việc thực hiện và đạt được cam kết đòi hỏi những nỗ lực xây dựng các cơ chế tài chính và chính sách phù hợp, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, giảm ô nhiễm môi trường

Năng lượng tái tạo phải trở thành nguồn phát điện chính

Trong Quy hoạch điện VIII vừa cập nhật, Bộ Công Thương đã lồng ghép các cam kết của Việt Nam thông qua loại bỏ hoàn toàn các nhà máy điện than mới sau năm 2030. Công suất lắp đặt mới điện than từ nay đến 2030 còn khoảng 12 GW.

Theo ông Bùi Duy Thành - Chuyên gia trưởng về Kinh tế năng lượng Ngân hàng Phát triển châu Á, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, việc bắt đầu giảm mạnh phát thải từ năm 2030 hết sức quan trọng. Điện gió, điện mặt trời sẽ phải trở thành nguồn phát điện chính, chiếm hơn 50% sản lượng điện vào giữa thế kỷ này. Đối với điện than, giải pháp là chuyển đổi từ than sang sinh khối, cùng đốt với amoniac và tiến tới chấm dứt hoạt động. Điện khí thiên nhiên và LNG sẽ chuyển đổi sang nhiên liệu Hydrogen.

Giai đoạn vừa qua, điện mặt trời phát triển quá nóng cũng đã bộc lộ yếu điểm của lưới điện truyền tải. Ngành điện sẽ cần phải đầu tư đổi mới công nghệ lưới điện để đáp ứng tỷ trọng NLTT ngày càng cao. Bên cạnh đó, hệ thống lưu trữ điện (ví dụ như lưu trữ bơm thủy lực và hệ thống năng lượng pin) cần được tích hợp vào hệ thống lưới điện, nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải KNK, trong khi duy trì nguồn cung điện với giá cả phù hợp.

Tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2020 xấp xỉ 332 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ). Trong đó, ngành điện chiếm gần một nửa, khoảng 162 triệu tấn CO2tđ. Giao thông chiếm 16%, khoảng 53 triệu tấn CO2tđ. Đây chính là hai lĩnh vực chủ yếu sẽ tham gia chuyển đổi năng lượng.

Trong ngành phát thải lớn khác là giao thông vận tải, cả 5 chuyên ngành là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đều đã có lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh. Theo bà Nguyễn Thị Phương Huyền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, giai đoạn từ nay đến năm 2030, các lĩnh vực GTVT đã sẵn sàng về công nghệ, thể chế, nguồn lực sẽ cùng đẩy mạnh chuyển đổi từ sử dụng xăng, dầu sang sử dụng điện, năng lượng xanh và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Giai đoạn đến năm 2030, ngành GTVT sẽ phát triển hợp lý các phương tiện vận tải và chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Một giải pháp quan trọng là tăng cường vai trò của giao thông đô thị, tiến tới 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ vận tải hành khách tại các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Đẵng, Cần Thơ đạt từ 20 - 35%. Riêng Hà Nội đặt mục tiêu đạt 45 - 50%. Các kế hoạch, lộ trình chuyển đổi này sẽ tác động lớn đến điều chỉnh nhu cầu năng lượng của các ngành, đặc biệt là năng lượng điện, ảnh hưởng chung đến nhu cầu năng lượng quốc gia.

Bài liên quan
  • Bình Định phát triển rừng gỗ lớn bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu
    Xác định việc trồng rừng gỗ lớn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu nên UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích rừng trồng gỗ lớn tập trung đạt 10.000 ha, đến năm 2035 đạt 30.000 ha.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động nắm bắt tình hình và chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan có biện pháp kịp thời xử lý, giải quyết các sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau mỗi đợt bão, mưa lũ.
  • Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ ngày 27 - 28/9/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to. Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu và sạt lở làm ách tác một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Quảng Trị: Thiên tai làm 1 người chết, nhiều cơ sở vật chất bị hư hỏng
    Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lũ những ngày qua đã làm 1 người chết, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều đoạn đường giao thông bị hư hỏng.
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO