Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” - Bài 2: Đồng bào công giáo Sa Pa chung tay bảo vệ nguồn nước

Bích Hợp | 26/03/2023, 15:42

Để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng bào công giáo Mông tại Mường Hoa, Sa Pa (Lào Cai) đã tăng cường công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước để cùng chung tay bảo vệ nguồn nước.

Nước với đời sống sinh hoạt của người công giáo Mông Sa Pa

Mường Hoa là một xã của thị xã Sa Pa, Lào Cai, với đa số đồng bào công giáo Mông sinh sống. Mường Hoa cũng là một trong những xã có nhiều đồng bào làm nông nghiệp, do vậy nước sạch, nước sinh hoạt cũng là một trong những đề mà người dân nơi đây quan tâm.

Với người công giáo Mông nơi đây nước không chỉ để ăn uống sinh hoạt, sản xuất mà nước là một tín ngưỡng linh thiêng. Do vậy đồng bào công giáo người Mông Mường Hoa, đã xây dựng một hệ thống luật tục bảo vệ nguồn nước. Những giọt nước nơi đây được người dân nâng niu, gìn giữ như báu vật của dân tộc mình.

Bên ấm trà nóng, ông Giàng A Dũng, Trưởng thôn Bản Bo kể cho chúng tôi nghe nhiều điều lý thú về vai trò của nước trong đời sống tâm linh của người công giáo Mông. Với người Mông, nước có một vai trò vô cùng quan trọng, nước không chỉ mang lại sự sống cho con người và cây trồng mà nước còn là hạt ngọc trời do bề trên ban cho con người. Do vậy mỗi người công giáo cần phải bảo vệ và giữ gìn nguồn nước, bảo vệ sông, suối.

nuoc-sa-pa-1(1).jpg
 Đồng bào công giáo Mông, Mường Hoa, Sa Pa, cùng chính quyền địa phương chung tay bảo vệ nguồn nước. 

Vừa thoan thoăt nhặt cỏ cho vườn lê, anh Giàng A Chu vừa vui vẻ chia sẻ, trước đây gia đình anh gặp khó khăn về nước sản xuất, ruộng thì ở xa nguồn nước nên không lấy nước về ruộng trồng cấy được. Không có nước, gia đình tôi anh Chu không trồng được cây gì, nên thu nhập bấp bệnh, đời sống khó khăn.

“Từ khi Nhà nước bê tông mương máng, chỗ nào cũng dẫn nước đến được ngoài trồng ngô, trồng lúa, nhà tôi đang trồng được cả lê đây này. Nước thật sự rất quan trong nên việc bảo vệ nguồn nước chúng tôi cho vào trách nhiệm của bản thân chứ không phải của nhà nước”, anh A Chu phấn khởi.

Chỉ tay nên những nương ngô xanh ngút ngàn anh Chu nói, nhờ có nước mà dân chúng tôi không lo đói nữa. Những năm gần đây chỗ chúng tôi còn có nước sạch dùng nên người dân và trẻ nhỏ ít mắc bệnh hơn hẳn. Nước thật sự là hạt ngọc trời mà chúa đã ban cho chúng ta.

Chính quyền cùng người dân chung tay bảo vệ nguồn nước

Nước không chỉ quan trọng trong hoạt động sản xuất mà nó còn là tâm linh, tập tục với người dân vùng cao Mường Hoa, Sa Pa, nhận thức được điều này người dân và chính quyền địa phương đã cùng chung tay bảo vệ nguồn nước.

Anh Giàng Văn Hoà, một người dân công giáo sinh sống tại xã Mường Hoa chia sẻ, ngay từ khi còn bé đã được cha mẹ, ông bà nói cho biết về vai trò và tầm quan trọng của nước. Hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, gia đình anh và các hộ dân nơi không dám sử dụng nước bừa bãi, các công trình vệ sinh hay nước thải trong chăn nuôi cũng xử lý trước khi thải ra môi trường. Đồng bào ở đây dùng nước máy cho ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo sức khoẻ.

Gia đình tôi đã được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh mấy rồi, chúng tôi không còn phải dẫn nước từ các con suối mang về nhà sinh hoạt. Các hộ dân nơi đây cũng ý thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước nên cũng đồng lòng góp công, góp của vào bảo vệ nguồn nước. Mỗi khi bão lũ làm hỏng các đường dẫn nước là chúng tôi sẵn sàng cùng cơ quan chức năng sửa chữa. Người dân chúng tôi cũng nâng cao ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường không xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước. Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để nguồn nước không bị suy thoái”. Anh Giàng A Dơ, Thôn thôn Bản Bo, xã Mường Hoa chia sẻ.

nuoc-sa-pa-2(1).jpg
Người dân vui mừng được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Theo ông Giàng A Dũng, Trưởng thôn Bản Bo, xã Mường Hoa (Sa Pa) chia sẻ, Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên việc thiếu nước cũng làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Vào những lúc trồng cấy, bà con phải thức khuya, dậy sớm để canh nước đưa vào ruộng, không thì không đủ nước để cấy. Với địa hình đồi núi, lại có nhiều hộ ở cách xa nhau vấn đề nước sinh hoạt cho các hộ dân cũng gặp khó khăn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp, xả chất thải, rác thải chưa qua phân loại … là những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm nguồn nước. Trước thực trạng này, chính quyền đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước, trong đó, chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, xây dựng nông nghiệp sạch. Đồng bào công giáo xã Mường Hoa cũng hiểu rõ vấn đề này nên cũng cùng chung tay bảo vệ nguồn nước.

Ông Dũng chia sẻ thêm, hưởng ứng công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước người dân trong xã Mường Hoa cũng thường xuyên cùng nhau dọn vệ sinh quanh nhà, nhặt rác trên các dòng suối, không vứt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật lung tung mà bỏ vào nơi thu gom theo quy định… Với sự tích cực vào cuộc của cả chính quyền và người dân, việc nước sinh hoạt và nước sản xuất của xã Mường Hoa đã cơ bản được được giải quyết, không còn tình trạng thiếu nước như nhiều năm trước.

Đến thời điểm hiện tại đã có 90% dân số trong xã Mường Hoa được sử dụng nước sạch, còn 10% chưa có nước sạch là do nơi ở quá xa nên việc đưa nước sạch về khó khăn. Trong thời gian tới xã phấn đầu để 10% người dân còn lại được sử dụng nước sạch. Mục tiêu đến năm 2025 của Sa Pa là tỷ lệ cấp nước sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh đạt 97%, trong đó 50% được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 10/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
  • Chuyện thầy Mo được phong tặng Nghệ nhân ưu tú
    Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, dân tộc Thái (là đời thứ 9 của nhà Mo) thuộc làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.
  • Càng tiến bộ, chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên
    (TN&MT) - “Càng tiến bộ, chúng ta càng phải biết gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên. Hơn nữa, là đệ tử Phật - những người có lòng thương yêu muôn loài, lòng thương yêu sự sống đơn giản, lòng biết ơn sâu sắc - chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên hơn”.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung sức xây dựng nông thôn mới
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng nông thôn mới", góp sức cùng huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.
  • TP.HCM: Nhân rộng mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường
    TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2026, 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trực thuộc được tiếp cận thông tin và tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH…
  • Thừa Thiên – Huế: Phát huy giá trị tôn giáo trong đời sống
    Thời gian qua, tín ngưỡng tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã được các ban ngành và cộng đồng rất quan tâm, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, qua đó đời sống người dân ngày càng phát triển, sống tốt đời đẹp đạo. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập (ảnh), Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn nêu cao trách nhiệm BVMT
    Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, chung tay cùng chính quyền các cấp tham gia BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay được nhân rộng, duy trì hiệu quả.
  • Thái Nguyên: Các cơ sở tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả. Đến nay, các cơ sở tôn giáo đã xây dựng được 24 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
  • Các tôn giáo luôn đoàn kết, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Hậu Giang
    (TN&MT) - Tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Hậu Giang ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang.
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo tại Lạng Sơn
    (TN&MT) - Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2023, vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có chuyến thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
  • Quảng Nam: Tiếp tục lan toả mô hình tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Để phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động tăng, ni, Phật tử, giáo dân tích cực tham gia và nhân rộng các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Môi trường xanh ở Giáo xứ Thanh Thủy
    Về Giáo xứ Thanh Thủy ở phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày này cảm nhận của chúng tôi là cả một màu xanh, những bức tranh sơn thủy hữu tình với những loại hoa, cây cỏ thơm ngát. Đây là một trong những Giáo xứ đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả Chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO