Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: Bài 1: Những chuyển biến tích cực

Nguyễn Nga | 26/03/2023, 09:56

(TN&MT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp khu vực Tây Bắc đã chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tài nguyên, môi trường. Qua đó, đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Khu vực Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình. Với đặc điểm gần 70% là đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền các địa phương luôn kiên định mục tiêu: Bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, hướng tới phát triển nhanh, bền vững.

anh-2.jpg

Lãnh đạo tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ GPMB các dự án trên địa thành phố.

Khai thác hiệu quả tài nguyên cho phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn đang trên đà bứt phát, những năm gần đây, Sơn La đã tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các quy định về cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với điều kiện của tỉnh để phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển KT-XH theo hướng bền vững.

Ông Nguyễn Tiến Dương - Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La cho biết: Những năm qua, ngành TN&MT đã chủ động phát huy tinh thần “kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”, tham mưu cho UBND tỉnh tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản. Nâng cao hiệu quả kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Qua đó, tháo gỡ kịp thời vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Năm 2022, đã phê duyệt phương án đấu giá cụ thể cho 83 dự án, thu nộp Ngân sách nhà nước trên 271 tỷ đồng. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính gắn với nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).

Còn theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai Nguyễn Thị Vi Huế, trong năm qua, ngành TN&MT đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 09 của Tỉnh ủy Lào Cai về Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH giai đoạn 2020-2025, tỉnh đã quan tâm thực hiện giao đất, cấp GCNQSDĐ cho các dự án liên quan đến khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp… Phê duyệt tiền cấp quyền/đấu giá quyền khai thác khoáng sản với 17 mỏ và kho, với số tiền trên 153 tỷ đồng…

Điện Biên cũng là địa phương đã ghi nhận nhiều đóng góp của ngành TN&MT vào công cuộc ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Tỉnh đã quan tâm rà soát các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định, thường xuyên cập nhật công khai dữ liệu đất đai đảm bảo minh bạch công khai cho cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư... tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Tập trung triển khai các giải pháp khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, trên cơ sở phát triển quỹ đất gắn với đô thị để kêu gọi, thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư tiềm năng.

anh-1.jpg

Đại diện lãnh đạo Sở TN&MT 6 tỉnh Tây Bắc ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Theo tổng hợp từ các địa phương, đến nay, các tỉnh Tây Bắc đã hoàn thành phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện; trình HĐND tỉnh thông qua danh mục bổ sung các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; phê duyệt điều chỉnh, bổ sung về quy mô, địa điểm số lượng công trình, dự án trong Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 -2030 để hoàn thiện Phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trước khi tích hợp vào Quy hoạch tỉnh…

Trong năm qua, đã giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn thời gian thuê đất cho hơn 300 tổ chức. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quan tâm, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, nhất là tại các khu vực đồng bào DTTS.

Nhờ khai thác nguồn lực từ tài nguyên, môi trường đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc. Diện mạo khu vực đô thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới ngày càng chuyển biến, khởi sắc, tạo động lực cho bà con yên tâm sinh sống, phát triển sản xuất.

Tại Hội nghị tổng kết Phong trào thi đua khen thưởng năm 2022 của Cụm thi đua số III - Bộ TN&MT (gồm 6 tỉnh Tây Bắc), Phó Giám đốc Sở TN&MT Lai Châu Ngô Xuân Hùng nhấn mạnh: Năm 2022, các thành viên trong Cụm đã chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn các tỉnh.

Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường được quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái toàn khu vực.

Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm

Công tác bảo vệ môi trường các dự án được chú trọng ngay từ khâu triển khai lập dự án, đặc biệt quan tâm tới ý kiến nhân dân khu vực dự án để kiểm soát ngay từ đầu, kiên quyết loại bỏ các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.

Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH vào các chính sách phát triển KT-XH. Cung cấp thông tin dự báo thời tiết định kỳ, phòng chống lụt, bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan có khả năng gây nguy hiểm để người dân chủ động phòng tránh.

mt.png

Các địa phương chú trọng công tác bảo vệ môi trường ngay từ khâu triển khai lập dự án đầu tư, cũng như xem xét, lựa chọn, phê duyệt các thủ tục môi trường.

Song song đó, đẩy mạnh kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trên các lưu vực sông quan trọng, các khu vực đô thị, vùng phát triển kinh tế trọng điểm theo nguyên tắc thống nhất đầu mối, có sự phối hợp liên ngành, liên vùng, tránh cục bộ, chồng chéo.

Với đặc thù các tỉnh miền núi với đông đảo các dân tộc anh em, các tỉnh đặc biệt chú trọng đưa thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, địa phương về quản lý, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hợp lý các nguồn tài nguyên, môi trường để phát triển bền vững đến với đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Phát huy vai trò người có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào chung tay bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tuyên truyền bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc, hướng dẫn người dân sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ tốt nguồn đất, nước, rừng, ăn ở hợp vệ sinh. Đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay về bảo vệ môi trường, dần hình thành các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.

Công tác thanh, kiểm tra đi vào trọng tâm, trọng điểm, với 266 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hơn 14 tỷ đồng; kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Năm 2022, các Sở đã tiếp 310 lượt công dân; 391 đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, 76 thông tin phản ánh qua đường dây nóng về đất đai, khoáng sản, môi trường... Cán bộ tiếp công dân đã hướng dẫn, trả lời cho công dân hiểu, tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Xử lý/chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư của nhân dân, không để kéo dài gây bức xúc...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Mô hình hay đưa chính sách phát luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Si Ma Cai( Lào Cai) còn ấn tượng với những người phương xa bởi môi trường xanh sạch đẹp và sự bình yên của các thôn bản. Có được điều này là nhờ vào những đóng góp tích cực của những người có uy tín và việc xây dựng các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán người dân.
  • Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái
    Chiều 13/4 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Yên Bái với tổ chức KOICA Việt Nam về gói tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc cho các Trường dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Yên Bái.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO