Sống Xanh

“Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

Bích Hợp 13:21 29/09/2023

(TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

Những chuyển biến tích cực

Với hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được tổ chức hàng năm, việc đảm bảo vệ sinh môi trường luôn là vấn đề đặt ra với tỉnh Lào Cai, bởi đây không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là văn hóa tham gia lễ hội.

Từ nhiều năm nay, hầu hết các đền, chùa trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến trong việc nâng cao văn minh nơi thờ tự, không gian sạch đẹp, gọn gàng, người dân đi lễ văn minh hơn, những người quản lý di tích luôn túc trực để hướng dẫn người dân hành lễ đúng quy định.

Đền Thượng tại thành phố Lào Cai, một trong những ngôi đền nổi tiếng thờ thánh Trần Từ, hàng năm cứ vào rằm tháng riêng âm lịch, thành phố Lào Cai cùng nhân dân lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao to lớn giúp dân đánh giặc giữ bờ cõi của Đức Thánh Trần. Lễ hội đền Thượng hàng năm thu hút hàng nghìn người tham gia chiêm bái.

le-hoi-3.jpg
Mỗi năm Lào Cai có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ được tổ chức, do đó vấn đề bảo vệ môi trường trước, trong và sau lễ hội được cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm.

Để thuận tiện cho nhân dân và du khách thập phương đến chiếm bái, Ban quản lý khu di tích Đền Thượng đã dọn dẹp khuôn viên đền sạch đẹp. Khu nội tự được bố trí gọn gàng, tiền công đức được đặt đúng chỗ. Những lúc đông khách, Ban quản lý còn bố trí người thu gọn đồ lễ, tiền giọt dầu để đảm bảo không bị bừa bộn. Người dân đến chiêm bái được hướng dẫn các quy định khi đến, người dân thực hiện trang nghiêm, hạn chế đốt vàng mã, thắp hương, trang phục lịch sự. Đặc biệt trong khuôn viên của đến còn đặt các thùng phân loại rác để du khách và nhân dân vứt rác và phân loại rác ngay tại nguồn.

Có thể thấy, việc tổ chức lễ hội đền Thượng mang tính giáo dục truyền thống tốt đẹp và đảm bảo an toàn. Các hoạt động tại lễ hội phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, tạo được ấn tượng tốt cho người dân và du khách, đồng thời bảo vệ được môi trường, cảnh quan.

le-hoi-1.jpg
Khuôn viên đền Bảo Hà luôn xanh - sạch - đẹp mang lại cảm giác thư thái cho nhân dân và du khách mỗi khi đến thăm quan, chiêm bái.

Huyện Bảo Yên một trong những huyện có nhiều Lễ hội của tỉnh Lào Cai, vừa qua Bảo Yên đã tổ chức chuỗi sự kiện các Lễ hội truyền thống như lễ hội đền Bảo Hà, lễ hội đền Nghĩa Đô, lễ hội đền Phúc Khánh gắn với các hoạt động du lịch cộng đồng mang bản sắc văn hoá riêng biệt.

Anh Nguyễn Quốc Khánh, du khách đến từ Hà Nội cho biết rất ấn tượng với sự đông đảo người dân khi đến chiêm bái đền Bảo Hà, đồng thời việc giữ gìn vệ sinh môi trường luôn được Ban Quản lý di tích đền Bảo Hà phát loa phóng thanh nhắc nhở. Mỗi người dân khi đến thăm đền đều được nhắc nhở vứt rác đúng nơi quy định, Nhà đền đã thắp hương vòng nên đề nghị du khách và người dân không thắp hương, duy trì nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường khi đến thăm quan đền. Ban Quản lý còn bố trí bảo vệ thường trực ở đền quét dọn hai lần trong ngày, đảm bảo an ninh khu vực đền.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ tịch UBND xã Bảo Hà cho biết, thời gian qua, xã Bảo Hà đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để Bảo Hà thực sự sạch đẹp, an toàn trong con mắt của người dân và du khách khi đến với địa phương du lịch, chiêm bái.

le-hoi-2.jpg
Lãnh đạo trung ương và lãnh đạo tỉnh Lào Cai trồng cây xanh tại khuôn viên trong Lễ hội đền Bảo Hà năm 2023.

“Vào những ngày thường, xã và Ban quản lý khu di tích bố trí người quét dọn sạch sẽ khuôn viên của Đền. Đặc biệt vào mỗi dịp Lễ hội truyền thống diễn ra vào 17/7 âm lịch thì trước đó cả tháng, chúng tôi đã họp đưa ra các văn bản liên quan đến bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường, đặt thêm các thu rác, cho người tuyên truyền lưu động… trong lễ hội bố trí lực lượng dọn dẹp nhắc nhở người dân, lực lượng công an bảo vệ tại lễ hội nếu thấy có rác cũng sẽ tự động nhặc bỏ vào nơi quy định. Nhờ có những hành động cụ thể và thiết thực việc bảo vệ môi trường của Lễ hội đền Bảo Hà nói riêng và các hoạt động văn hoá khác đã đi và nền nếp công tác bảo vệ môi trường đã được cải thiện”, ông Hưng nói.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, tại một số di tích, lễ hội ở Lào Cai vẫn còn tồn tại không ít bất cập cần phải xử lý triệt để. Vì vậy, mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, lễ hội.

Ông Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết, lễ hội ở Lào Cai chủ yếu là các lễ hội dân gian gắn với từng dân tộc, từng địa phương, thể hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống các dân tộc. Cũng vì thế, lễ hội thường có quy mô nhỏ, được tổ chức định kỳ. Để nâng cao ý thức của người tham gia các lễ hội, hàng năm Sở đã có các văn bản gửi các địa phương tăng cường tăng cường tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường.

le-hoi-4.jpg
Vấn đề bảo vệ môi trường luôn được quan tâm hàng đầu tại các Lễ hội truyền thống và hiện đại ở Lào Cai.

Theo đó, tổ chức, cá nhân khi đến với khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm diễn ra lễ hội... phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa; giữ gìn vệ sinh công cộng; không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật.

Sở và các địa phương hướng dẫn các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, các điểm tổ chức lễ hội và các cơ sở lưu trú, nhà hàng thực hiện thu gom, phân loại rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định; Tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội.

le-hoi-5.jpg
Mỗi năm Lào Cai đón hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, chiêm bái tại các khu di tích lịch sử như đền Bảo Hà, đền Thượng...

Các phường, xã, thôn nơi có các lễ hội diễn ra, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo vệ môi trường; vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng xanh sạch đẹp trên các tuyến đường, khu vực tổ chức lễ hội trước, trong và sau thời gian tổ chức.

Bài liên quan
  • Phát huy vai trò người có uy tín vùng DTTS ở Điện Biên
    (TN&MT) - Trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, là những người có tiếng nói nhất định, quyết sách nhiều việc trọng đại của bản, địa phương. Những năm qua, người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở Điện Biên, họ luôn phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
(TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO