Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang): Truyền cho Phật tử tình yêu với môi trường sống

Hoàng Minh | 12/12/2021, 09:57

(TN&MT) - Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên một trục dọc hướng Tây Nam, chùa nằm trên lưng con rùa đang thò cổ ra, đằng sau có án núi cô Tiên bên trái chùa là dòng sông Lục Nam, bên phải là dãy núi Đầu Voi (hay còn gọi là núi Voi) đằng trước là nhìn sang hai con sông là sông Thương và sông Lục Nam trầu đầu vào nhau nhìn ra ngã 3 Phượng Nhãn.

Chùa Vĩnh Nghiêm đạt đủ tứ linh: Long, Ly, Quy và Phượng (gọi là Phượng Nhãn) chùa nằm nếu nhìn trên vệ tinh thì nằm giữa cổ con phượng nhưng lại nằm giữa lưng con rùa.

Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

 

Với vai trò là một trong chốn tổ của thiền phái, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng với quy mô kiến trúc bề thế, nhiều hạng mục, mang tính quy chuẩn, mẫu mực của kiến trúc chùa tháp truyền thống. 

 

Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang) là ngôi chùa cổ có kiến trúc giàu bản sắc Phật Việt nhất mà không ngôi chùa nào trong vùng có được, xứng danh là một “đại danh lam cổ tự”.

 

Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh, Phó Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) cho biết: “Quan điểm của phật giáo luôn đồng hành, bảo tồn và ủng hộ những quan điểm tư tưởng phát triển và bảo vệ môi trường. Đây cũng là cái thấy rất rõ với các công trình kiến trúc khi đến bất kể ngôi chùa nào to hay bé đều có cây xanh, hoa trái và là cái bắt buộc phải đạt được. Tuy nhiên, cũng có các ngôi chùa bây giờ cũng cách điệu về các công trình kiến trúc nên không đạt được những chỉ tiêu đề ra về môi trường. Đối với các giáo hội, các sư thì môi trường là cái đặt lên hàng đầu, giải pháp đều do tâm của chúng ta. Hiện nay, trong các chùa đều có tiêu chí về cảnh quan, văn hóa và tiêu chí quan trọng là môi trường”.

 

Đại đức Thích Thanh Vịnh chia sẻ: “Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường được nhà chùa đặc biệt quan tâm. Hàng tuần nhà chùa đã tổ chức 3 buổi dọn vệ sinh môi trường xung quanh chùa và thường nhật các sư trong nội tử cũng chăm sóc cây cối, vệ sinh môi trường xung quanh khuôn viên”.

 

Vào các ngày chủ nhật, đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia những công việc nặng như đưa các thùng rác, cành cây vận chuyển lên xe để thu gon và xử lý rác.

 

Đặc trưng nhất của chùa Vĩnh Nghiêm là công trình kiến trúc phật giáo, ngoài ra chùa Vĩnh Nghiêm còn giữ được bộ kinh phật đã được xếp vào di sản văn hóa tư liệu Châu Á Thái Bình Dương.

 

Tương tuyền, chùa Vĩnh Nghiêm được khởi dựng vào thời Lý (thế kỷ XI). Cuối thế kỷ XIII, (1010-1028) Phật hoàng Trần Nhân Tông cho mở mang, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo lớn của thời Trần, đổi tên chùa là Vĩnh Nghiêm, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

 

Hiện nay, khi người dân thăm quan và vãn cảnh chốn linh thiêng tại chùa Vĩnh Nghiêm, nhà chùa cũng khuyến cáo người dân hạn chế thắp hương tại các khu vực tâm linh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe.

 

Mong muốn đối các sư và giáo hội ở chùa là cho phép xây dựng các công trình thuộc về giáo hội như: nhà thiền, nhà giảng kinh, nhà tăng, phòng nghiên cứu… đó là các công trình liên quan trực tiếp đến việc phát triển và bảo tồn di sản văn hóa của chùa Vĩnh Nghiêm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO