Chưa thể ngăn chặn nạn kinh doanh đồ uống có cồn bất hợp pháp

Quyết Thắng - Nguyễn Hiền | 10/01/2023, 11:22

Chiều 09/01 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Tiểu ban Rượu vang & Rượu mạnh của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) tổ chức tọa đàm “Đồ uống có cồn bất hợp pháp: Thực trạng và giải pháp”.

Mục tiêu của tọa đàm là cập nhật thực trạng và tồn tại của khu vực đồ uống có cồn bất hợp pháp; đánh giá các tác động tiêu cực mà đồ uống có cồn bất hợp pháp gây ra về mặt kinh tế xã hội; đồng thời đề xuất và kiến nghị những giải pháp phù hợp, dựa trên một số thông lệ quốc tế.

Tham dự Tọa đàm có đại diện từ các Ủy ban của Quốc hội, các Ban, Vụ của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Công an; các tổ chức quốc tế cùng Liên minh các doanh nghiệp rượu quốc tế tại Châu Á – Thái Bình Dương (APISWA); các chuyên gia trong ngành, các hiệp hội ngành nghề liên quan, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống có cồn, cùng các phóng viên báo chí.

Nói về thông điệp chính của chương trình, PGS.TS. Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho biết, đồ uống có cồn phi chính thức và bất hợp pháp luôn là vấn đề nhức nhối, ở Việt Nam lượng rượu phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của nhà nước chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam. Không chỉ tại Việt Nam, khu vực ASEAN cũng được dự báo là khu vực có mức tiêu thụ rượu bia không kiểm soát tăng cao vào năm 2025.

pgs.ts.-nguyen-van-viet-chu-tich-vba-phat-bieu-tai-toa-dam..jpg
PGS.TS. Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Kim Tươi

Theo ông Việt, với xu hướng tiêu thụ vô cùng lớn như vậy, các sản phẩm phi chính thức sẽ gây ra nhiều tổn thất đáng kể về kinh tế, xã hội đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp, và cả ngân sách nhà nước. Trong khi đó, các chính sách chưa hướng tới giải quyết vấn đề gốc rễ này, chưa có giải pháp toàn diện. Doanh nghiệp mong muốn các công cụ quản lý nhà nước, đặc biệt chính sách quản lý thị trường hay chính sách thuế đạt được các tiêu chí phù hợp, hiệu quả, công bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp chân chính phát triển bền vững. Do đó, buổi tọa đàm là cơ hội để nhìn nhận rõ các vướng mắc, thiệt hại mà các thủ thể trong nền kinh tế phải gánh chịu, từ đó đề xuất chính sách nhằm tăng cường kiểm soát đồ uống có cồn bất hợp pháp trên thị trường.

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, đại diện của Cục Nghiệp vụ - Tổng Cục Quản lý thị trường và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, các hoạt động sản xuất, đăng ký, kinh doanh rượu trên cả nước đã được tổ chức ổn định và công tác kiểm tra, hậu kiểu, kết hợp với công tác tuyên truyền, giáo dục đã góp phần chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tuy vậy, tình trạng rượu nhập lậu, rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, do đó gây thất thu thuế cho nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính và đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để giải quyết hiệu quả những tồn tại, hạn chế trên, các đại diện từ phía Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp, bao gồm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu, bia, đặc biệt là các quy định quản lý đối với rượu sản xuất thủ công; tăng cường nguồn lực và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chú trọng vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương; và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

toan-canh-buoi-toa-dam..jpg
Toàn cảnh buổi Tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Hiền

Tại buổi Tọa đàm, đại diện APISWA đã trình bày những phát hiện chính trong “Báo cáo về kinh doanh đồ uống có cồn bất hợp pháp, Thông lệ quốc tế tốt nhất và những bài học kinh nghiệm” mới được công bố cuối tháng 9/2022. Đại diện WSSC và APISWA cùng chia sẻ: “Với tư cách là những hiệp hội và liên minh thương mại hoạt động vì lợi ích của các công ty trong lĩnh vực rượu vang, rượu mạnh tại thị trường quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi đặc biệt đề cao trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng và đồng hành với các cơ quan hữu quan trong việc tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh đồ uống có cồn bất hợp pháp”.

Báo cáo của APISWA đã đề xuất 04 khuyến nghị tới các cơ quan hữu quan của Việt Nam, dựa trên những thực tiễn tốt nhất trong ASEAN. Ngoài ra, báo cáo còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp giữa các quốc gia, trong khu vực và quốc tế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Điều chỉnh Luật thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần xem xét tính phù hợp
Ngày 15/3, tại Đà Nẵng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Hội thảo Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về dự án Luật thuế tiêu thụ đặt biệt (sửa đổi).
Đừng bỏ lỡ
  • TH true JUICE milk TOPKID: Nguồn năng lượng hoàn toàn từ thiên nhiên với vị ngon thật đỉnh
    Ra mắt cuối tháng 11/2022, TH true JUICE milk TOPKID được kỳ vọng có mặt thường xuyên trong các bữa phụ “nhỏ mà có võ” của trẻ, hỗ trợ phát triển não bộ và chiều cao cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 4-10 tuổi.
  • Trao giải Cuộc thi viết “Ngành Đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
    Ngày 23/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi viết “Ngành đồ uống Việt Nam với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
  •  Hội Hóa học Việt Nam: Khai mạc Đại hội VII  nhiệm kỳ 2022 – 2027
    Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hội Hóa học Việt Nam (HHHVN) đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2022 – 2027, với sự tham dự của gần 200 đại biểu và đại diện các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ…
  • Ý nghĩa thú vị của những món đồ trang trí Giáng Sinh
    Giáng sinh dần trở thành ngày hội để mọi người cùng nhau trang trí cho ngôi nhà thật đẹp và sum vầy cùng người thân, bạn bè. Những món đồ trang trí Giáng sinh không chỉ khiến không khí gia đình ấm áp hơn mà còn mang những ý nghĩa đặc biệt.
  • Ông Lê Viết Hải giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
    Ngày 14/12/2022, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình công bố hai Nghị quyết thông qua việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải, đồng thời Tiến sĩ Nguyễn Công Phú được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
  • Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)
    Hôm nay (9/12), Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXII khai mạc. Các đồng chí Nguyễn Văn Quảng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV thành phố Đà Nẵng; Lương Nguyễn Minh Triết- Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; Lê Trung Chinh- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố đồng chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Nam: Kinh tế - xã hội tăng trưởng hầu hết các lĩnh vực
    Kinh tế - xã hội năm 2022 tiếp tục phát triển khởi sắc, tăng trưởng hầu hết các lĩnh vực. Khu vực công nghiệp tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khởi sắc, đặc biệt hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng khá so với cùng kỳ… Đó là đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh Quảng Nam.
  • Đề xuất tiếp tục giữ mức sàn thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
    (TN&MT) - Trong dự thảo lần 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2023, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ mức sàn thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu áp dụng trong năm 2023 như năm 2022.
  • Đà Nẵng: Đánh giá, phân hạng 11 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022
    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng vừa tổ chức họp hội đồng thẩm định đánh giá và phân hạng sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) TP. Đà Nẵng đợt 1-2022. Theo đó, hội đồng đề xuất UBND thành phố công nhận 11 sản phẩm của 10 chủ thể đạt chứng nhận OCOP, gồm 2 sản phẩm OCOP 4 sao, 9 sản phẩm OCOP 3 sao.
  • Giá điện nhiều nước trên thế giới vẫn tăng cao trong những tháng cuối năm
    Do khủng hoảng năng lượng, lạm phát kéo dài và chiến sự diễn ra tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại khiến giá điện ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tăng cao.
  • Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử
    Ngày 24/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (Vecom) đồng hành với Liên minh các doanh nghiệp rượu quốc tế tại châu Á-Thái Bình Dương (APISWA) tổ chức “Lễ công bố chương trình đào tạo trực tuyến và tập huấn tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử”.
  • Quảng Nam: 14 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 - 4 sao đợt 1/2022
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 3026 công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP năm 2022 thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025 (Đợt 1).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO