Chùa Nôm - ngôi chùa cổ vùng đất Hưng Yên

Hoàng Minh | 25/11/2021, 11:17

(TN&MT) - Chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, là ngôi đại tự có tiếng của Bắc Bộ còn lưu giữ được nhiều nét xưa.

Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680.

Điều đặc biệt, thu hút khách thập phương về chiêm bái tại chùa, là hệ thống tượng cổ được tạc bằng đất. Theo Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, chùa Nôm được công nhận là “ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam” với 122 pho tượng phật lớn, nhỏ làm bằng đất. Các pho tượng ở đây được tạc theo hình dáng, kích thước, tư thế, màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng, đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất với đủ các tư thế mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên… với nhiều kích cỡ khác nhau.

Khi qua cổng tam quan là lầu chuông và lầu trống nằm đối xứng hai bên, ở giữa là một hồ nước trong xanh.

 

Chùa Nôm được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam".

 

Gác trống và gác chuông với thiết kế ba tầng, cong vút đẹp mắt. Giữa khuân viên chùa là hồ nước xanh mát.

 

Mái chùa hình đầu rồng, biểu tượng hội tụ quyền uy vương triều với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh.

 

Các pho tượng với đủ các tư thế, hiền lành, dữ tợn, vui vẻ, đăm chiêu… với nhiều kích cỡ khác nhau.

 

Lầu Quan Âm nằm ở giữa hồ nước như một đài sen nguy nga, lộng lẫy.

 

Chùa Nôm còn cổ kính của từng hạng mục công trình với họa tiết trang trí tinh tế, tài hoa và tâm huyết của các nghệ nhân dân gian.

 

Khuôn viên chùa, cảnh quan, môi trường nơi đây luôn xanh - sạch - đẹp mang nhưng dấu ấn đậm nét xưa.

Bài liên quan
  • Đặc sắc lễ cúng bến nước của người Tây Nguyên
    (TN&MT) - Lễ cúng bến nước người đồng bào Tây Nguyên diễn ra sau mùa trồng trọt, ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ cúng bến nước còn truyền đi thông điệp giáo dục các buôn có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai và nguồn nước, bởi từ xa xưa nguồn nước được xem là báu vật của cộng đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO