Chủ tịch Viettel hiến kế phát triển doanh nghiệp nhà nước

Thắng Dũng | 25/03/2022, 15:49

Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tổ chức ngày 24/3, đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa ra 8 kiến nghị, đề xuất để DNNN tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ nhất, Viettel đề xuất Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện một số dự án/nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế.

Cụ thể, thời gian qua, một số doanh nghiệp nhà nước đã được giao nhiệm vụ nhưng chưa cụ thể, chưa phân công rõ vai trò của từng doanh nghiệp nhà nước, năng lực của doanh nghiệp nhà nước bị phân tán. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam trở thành một nước có công nghiệp theo hướng hiện đại, đến 2030 trở thành nước có công nghiệp hiện đại.

chan-dung-ong-tao-duc-thang-tan-chu-tich-kiem-tong-giam-doc-viettel-0-1068x561.jpg
Chủ tịch Viettel Tào Đức Thắng nêu 8 kế sách phát triển doanh nghiệp nhà nước.

"Chúng ta không thể có một nền công nghiệp hiện đại nếu chỉ đi mua và phụ thuộc vào nước ngoài, mà phải tự chủ trong việc nghiên cứu, thiết kế, làm chủ công nghệ, tạo ra những sản phẩm Make in Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần giao những nhiệm vụ này cho các doanh nghiệp nhà nước", đại tá Tào Đức Thắng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Viettel đề xuất Chính phủ mạnh dạn giao cho các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước thực hiện một số dự án/nhiệm vụ quan trọng, cụ thể thuộc các lĩnh vực mới, lĩnh vực khó, mang tính chất mở đường, dẫn dắt, liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia… Các nhiệm vụ này nếu được triển khai thành công sẽ tạo ra phát triển đột phá cho nền kinh tế.

Thứ hai, Viettel đề xuất Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, tăng tính chủ động trong công tác đầu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước. Để doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề đầu tư phát triển có ý nghĩa sống còn, doanh nghiệp có đầu tư thì mới có phát triển.

Theo lãnh đạo Viettel, doanh nghiệp nhà nước cần được phân cấp, trao quyền chủ động cao hơn trong công tác đầu tư, mua sắm, từ đó mới có thể linh hoạt, chớp thời cơ, phản ứng nhanh với thị trường, cạnh tranh được với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

"Hiện nay, việc mua sắm cho các dự án đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước có khi phải mất hàng năm trời do việc thẩm định dự án mất nhiều thời gian và sau khi có quyết định đầu tư mới được đấu thầu. Trong khi đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ 1 tháng là có thể ký được hợp đồng", ông Thắng nói.

Thứ ba, Viettel đề xuất Chính phủ đẩy mạnh phân cấp cho các doanh nghiệp nhà nước được chủ động thành lập, tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị nội bộ. Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhất là các công nghệ 4.0, tạo ra những mô hình kinh doanh mới, sản phẩm dịch vụ mới, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.

Do đó, Viettel cho rằng Chính phủ cần giao cho các doanh nghiệp nhà nước chủ động tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị nội bộ để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình mới.

Thứ tư, Viettel đề xuất Chính phủ quy định đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo phương thức đánh giá tổng thể, không đánh giá riêng từng dự án nhằm tạo động lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo ông Thắng, việc yêu cầu đánh giá hiệu quả của từng dự án không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, khi các doanh nghiệp nhà nước đều triển khai nhiều dự án, nhiều lĩnh vực hoạt động. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố và luôn có rủi ro nhất định, không thể “trăm trận trăm thắng”. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp nhà nước không dám đầu tư vào các lĩnh vực mới, lĩnh vực đổi mới sáng tạo, không đón đầu được các cơ hội.

Do đó, Viettel đề xuất Chính phủ quy định việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo phương thức đánh giá tổng thể, không đánh giá riêng từng dự án. Nội dung này cần được quy định rõ trong các văn bản pháp lý liên quan để đảm bảo tính nhất quán khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.

Thứ năm, Viettel đề xuất Chính phủ nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp nhà nước thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các công nghệ mới, các start-up, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, từ đó, thúc đẩy đổi mới công nghệ, mô hình kinh doanh mới, phát triển liên kết, tạo ra hệ sinh thái để các doanh nghiệp cùng phát triển.

Lãnh đạo Viettel đánh giá việc này cũng sẽ khắc phục được tình trạng các start-up ở Việt Nam hiện nay đang rất thiếu vốn và chủ yếu trông đợi từ các quỹ đầu tư nước ngoài và bị các quỹ đầu tư nước ngoài thâu tóm.

"Tính chất của hoạt động đầu tư mạo hiểm là có độ rủi ro cao, tỷ lệ thành công thấp nhưng nếu thành công sẽ có lợi nhuận lớn, 10 dự án đầu tư có thể chỉ thành công 1 đến 2 dự án nhưng sẽ bù đắp được cho toàn bộ chi phí bỏ ra. Vì vậy, Viettel đề xuất Chính phủ có hướng dẫn cụ thể về việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để các doanh nghiệp nhà nước triển khai thực hiện", lãnh đạo Viettel nhấn mạnh.

Thứ sáu, Viettel đề xuất vấn đề tăng quy mô vốn, tài sản cho doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động, vươn ra thị trường quốc tế. Ngoài việc bổ sung vốn điều lệ từ quỹ đầu tư phát triển, Viettel đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại nộp ngân sách nhà nước.

"Viettel đã được phê duyệt vốn điều lệ đến hết 2020 là 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết 2021, vốn điều lệ của Viettel mới đạt 160.000 tỷ đồng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung để đảm bảo đủ vốn điều lệ 300.000 tỷ đồng.

Thứ bảy, Viettel đề xuất Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư nước ngoài. Công tác đầu tư nước ngoài sẽ góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu văn hoá và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế.

Do đó, Viettel đề xuất Chính phủ, các bộ ngành kiên định ủng hộ, hỗ trợ hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel; cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách, quan điểm thúc đẩy, quản lý, đánh giá, tăng cường xúc tiến, đàm phán các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước mà Viettel đã đầu tư, đồng thời hướng dẫn Viettel giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, rủi ro gặp phải trong quá trình đầu tư ra nước ngoài.

Thứ tám, Viettel đề xuất về cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước rất đa dạng về quy mô, tính chất và lĩnh vực hoạt động, do đó các cơ chế đặc thù cũng cần phải thiết kế cho từng nhóm doanh nghiệp hoặc thậm chí đến từng doanh nghiệp.

Do đó, Viettel đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, bộ/ngành của Chính phủ trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp nhà nước để xây dựng những cơ chế đặc thù phù hợp với từng doanh nghiệp, qua đó thực tiễn được phản ánh đầy đủ vào cơ chế chính sách, giúp các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quan trọng được giao trong thời gian tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • VinFast mở rộng hệ thống đại lý ủy quyền xe máy điện, người dùng hưởng lợi
    Mua bán, bảo dưỡng, sửa chữa xe thuận tiện hơn hẳn là phản hồi của nhiều người dùng khi đại lý ủy quyền của VinFast liên tục mở rộng.
  • Tuổi trẻ Công ty EPS hưởng ứng Tháng Thanh niên với nhiều hoạt động ý nghĩa
    (TN&MT) - Hưởng ứng Tháng Thanh niên và chào mừng 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), Đoàn Thanh niên Công ty Dịch vụ sửa chữa các Nhà máy điện EVNGENCO3 (Công ty EPS) tổ chức nhiều chương trình thiết thực, hướng tới cộng đồng.
  • La Vie tự hào hành trình 30 năm song hành cùng người tiêu dùng Việt
    (TN&MT) - Năm 2023 kỷ niệm cột mốc 30 năm Công ty TNHH La Vie (La Vie) gắn bó cùng người tiêu dùng Việt Nam trên hành trình nâng niu và gìn giữ tinh túy thiên nhiên Việt.
  • Shophouse Tiger: Cơ hội kép cho kinh doanh F&B
    (TN&MT) - Kinh doanh F&B (thực phẩm và đồ uống) trên những tuyến phố thương mại sầm uất tại phân khu Tiger - Meyhomes Capital Phú Quốc sẽ đồng thời mở ra nhiều cơ hội “hiếm có” cho khách hàng và nhà đầu tư.
  • Ngày hội hiến máu PV GAS - Một giọt máu triệu tấm lòng
    (TN&MT) - Ngày 23/3/2023, Đoàn Cơ sở Cơ quan điều hành và Chi đoàn Chi nhánh LNG, trực thuộc Đoàn Thanh niên PV GAS, đã phối hợp tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện với chủ đề “PV GAS Ngày hội hiến máu - Một giọt máu triệu tấm lòng”  tại tòa nhà PV GAS Tower.
  • 10 năm vận hành Kho chứa LPG lạnh Thị Vải: Dấu ấn tự hào của một công trình “tiên phong”
    (TN&MT) - Trải qua 1 thập kỷ đầy khó khăn và thách thức, tập thể lãnh đạo và người lao động Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) đã nỗ lực không ngừng làm chủ vận hành Kho chứa LPG lạnh Thị Vải, từng bước góp phần khẳng định sứ mệnh và vị thế đầu tàu trong phát triển ngành công nghiệp Khí của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS).
  • Xuyên Việt bằng VinFast VF 8 trong thời gian kỷ lục, chủ xe nói gì?
    “Phê. Sướng. Yêu” - chuyên gia ô tô Nguyễn Mạnh Thắng không giấu được cảm xúc phấn khích sau khi chinh phục cung đường xuyên Việt 1.700 km bằng chiếc VF 8 trong thời gian “không tưởng” - chỉ 28 giờ 33 phút.
  • Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất
    Hòa chung xu thế chuyển đổi số của đất nước, mục tiêu chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như Đề án chuyển đổi số của Tổng công ty Phát điện 1, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã xác định đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong sản xuất là một trong những giải pháp đột phá góp phần nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí.
  • PVOIL thông tin về việc cổ phiếu OIL bị đưa vào diện cảnh báo
    (TN&MT) - Liên quan đến việc cổ phiếu OIL bị đưa vào diện cảnh báo, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) vừa có thông tin cụ thể đến các cổ đông và nhà đầu tư.
  • Petrovietanm: Sẵn sàng hợp tác trong các lĩnh vực liên quan
    (TN&MT) - Trao đổi với đoàn Doanh nghiệp Hoa Kỳ, lãnh đạo Tập đoàn khẳng định Petrovietnam luôn ủng hộ và sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong các lĩnh vực liên quan.
  • Tuổi trẻ Agribank chung sức nâng cao hình ảnh và thương hiệu Agribank
    Trong chuỗi các hoạt động chào mừng 35 năm thành lập Agribank và 92 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sáng ngày 22/3/2023, Agribank tổ chức Lễ Tuyên dương Thanh niên Agribank tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2019 - 2022; Chương trình đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên với đoàn viên thanh niên Agribank và trao giải Cuộc thi Clip “Tự hào 35 năm Agribank”.
  • Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Những năm qua Dự án Nhà máy luyện gang thép của Công ty CP Luyện kim đen Thái Nguyên hoạt động phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nỗ lực bảo vệ môi trường. Nguồn nguyên liệu tại chỗ đã cạn kiệt, Công ty chủ yếu là nhập quặng sắt từ các đơn vị cung cấp trong và ngoài tỉnh, song đơn vị luôn coi trọng, chắt chiu, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, phục vụ sản xuất.
  • Petrovietnam - BIDV: Tiếp tục đồng hành, đẩy mạnh hợp tác
    (TN&MT) - Vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) về một số nội dung thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.
  • PVFCCo: Giữ vững vị thế đứng đầu nhờ quản trị minh bạch
    (TN&MT) - Tháng 3 này đánh dấu cột mốc 20 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo). Trải qua hai thập kỷ phát triển, PVFCCo đã khẳng định được vị thế đứng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất dầu khí, được các tổ chức uy tín đánh giá là một trong các doanh nghiệp có quy mô lớn nhất, hoạt động tốt nhất, quản trị minh bạch nhất, thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.
  • Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh: Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023 lan tỏa những giá trị đoàn kết, phát triển
    (TN&MT) - Với mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa Công ty, đồng thời để CBCNV Công ty có cơ hội giao lưu, gắn kết qua các hoạt động tập thể nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch SXKD năm 2023, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh tổ chức chương trình “Sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa - Ngày hội văn hóa doanh nghiệp năm 2023” dành cho toàn thể CBCNV Công ty. Chương trình được tổ chức trong 3 đợt vào ngày 11, 18 và 25/2/2023 và thành công tốt đẹp.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO