Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chùa Vĩnh Nghiêm

Trí Việt | 13/10/2021, 20:42

(TN&MT) - Chiều 12/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đến thăm, làm việc với GHPGVN tại TP.HCM và chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP.HCM).

Đoàn công tác của Chủ tịch nước và phái đoàn đón tiếp đã có buổi gặp gỡ thân mật

Đón và tiếp Chủ tịch nước cùng phái đoàn có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Trưởng môn phái tổ đình Vĩnh Nghiêm; Hòa thượng Yoshimizu Daichi, Chứng minh Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản; Thượng tọa Thích Thanh Phong, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Kinh tế - Tài chính Trung ương, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cùng chư Tăng nội tự.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những điểm tổ chức bếp ăn thuộc Ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM phục vụ lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời các chư Tăng Ni, Phật tử của chùa đã tích cực đóng góp tịnh tài, tịnh vật cho công tác phòng, chống dịch của thành phố.
Trao suất cơm từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh

Sau khi lễ Phật tại chánh điện, thắp hương trước linh vị thờ phụng tưởng niệm đồng bào tử nạn vì Covid-19, Chủ tịch nước đã trò chuyện, thăm hỏi Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp và chư Tăng tại phòng khách của chùa.

Tại buổi thăm và làm việc, Chủ tịch nước đã nêu lại truyền thống đặc biệt và những giá trị văn hóa, tinh thần của tổ đình Vĩnh Nghiêm miền Bắc được lưu giữ đến ngày nay tại hệ thống chùa thuộc miền Vĩnh Nghiêm, trong đó truyền thống “uống nước nhớ nguồn” được bồi đắp, lan tỏa trong đời sống dân tộc.

Chủ tịch nước đã ghi nhận và đánh giá cao những hoạt động Phật sự, hoạt động an sinh xã hội hỗ trợ người dân thời gian qua của chùa Vĩnh Nghiêm; cảm ơn GHPGVN và Thượng tọa Thích Thanh Phong đã có những chỉ đạo, hoạt động khẳng định uy tín và tạo niềm tin cho các tổ chức tôn giáo, các Tăng Ni, Phật tử tại TP.HCM cũng như chũa Vĩnh Nghiêm nói riêng; đồng thời có nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa thể hiện phẩm chất “tốt đời đẹp đạo”, chung tay vượt qua khó khăn, đồng hành cùng dân tộc của đạo Phật.

Trong không khí thân tình và trân kính, Chủ tịch nước bày tỏ lòng tin về những điều tốt đẹp nhất mà GHPGVN, GHPGVN TP.HCM, tổ đình Vĩnh Nghiêm cùng các Hòa thượng, Thượng tọa, các chư Tăng nội tự chùa Vĩnh Nghiêm đã và đang phụng sự cho đất nước và TP.HCM.

Chủ tịch nước kính chúc các Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ GHPGVN, Thượng tọa Thích Thanh Phong, cùng chư Tăng sức khỏe dồi dào và mọi điều may mắn.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thượng tọa Thích Thanh Phong trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước cùng thành viên đoàn đã dành tình cảm, sự quan tâm và thời gian quý báu trong chuyến công tác tại TP.HCM đến thăm tổ đình.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, cúng dường đến Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ GHPGVN và trồng cây lưu niệm trong khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Thượng tọa Thích Thanh Phong cũng trao tặng Chủ tịch nước tôn tượng Đức Quán Thế Âm - vị Bồ Tát với tâm Từ bi, lắng nghe thấu hiểu và luôn hiện diện để cứu độ chúng sinh vượt qua các khổ nạn với mong muốn tôn tượng Đức Quán Thế Âm - vị Bồ Tát sẽ truyền đến toàn thể đất nước và nhân dân Việt Nam ánh sáng từ bi và trí tuệ, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua và chiến thắng đại dịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp tặng tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân vùng sạt lở để chủ động phòng tránh
    (TN&MT) - Trượt lở, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét là những hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, hàng năm đều gây thiệt hại về người và tài sản cho tại các tỉnh miền núi. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã xây dựng bản đồ phân vùng phục vụ phòng chống thiên tai một cách chủ động hơn.
  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội
    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.
  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.
  • Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
    (TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
  • Vang mãi tiếng chiêng ba

    Vang mãi tiếng chiêng ba

    15:32 22/09/2023
    Có dịp lên Ba Tơ (Quảng Ngãi) vào ngày lễ, Tết hay mừng lúa mới, du khách sẽ được nghe tiếng chiêng ba vang vọng khắp núi rừng. Âm thanh băng qua khe suối, vọng lên núi đồi, khi trầm hùng, khi rạo rực, thổn thức… như đời người nơi làng quê đi qua những mùa bão tố rồi mùa xuân yên vui, như vòng đời của đồng bào dân tộc từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành…
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.
  • Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Mường ở Thanh Hóa
    Theo nghiên cứu của TS. Quách Công Năm (Trường Đai học Hồng Đức), người Mường ở Thanh Hoá là tộc người bản địa, có đời sống tôn giáo hết sức sinh động. Trong đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên khá phổ biến cho thấy, người Mường rất quý đất, quý nước và quý rừng.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
  • Lãnh đạo Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc tiếp xúc với đồng bào DTTS 14 tỉnh phía Bắc
    Ngày 14/9, tại Yên Bái, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch tiếp xúc với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023.
  • Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo
    Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo. Khai thác tốt hơn lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y và các tuyến đường nối với Lào, Campuchia.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO