Chợ Tết - nét đẹp văn hóa truyền thống Việt

Trung Dũng | 12/01/2023, 16:02

Chợ Tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hoá màu sắc bao đời của người Việt.

Chợ Tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. Bởi thế, những phiên chợ Tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt.

1(1).jpg
Một góc hướng dẫn gói bánh Chưng tại chợ Tết Ciputra Hanoi

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Vũ Bằng hay Đoàn Văn Cừ đã có những cảm nhận và miêu tả thơ mộng về phiên chợ Tết của người Việt trong “Thương nhớ mười hai” và “Chợ Tết”. Chợ Tết từ xa xưa là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Năm nào cũng vậy, khi bắt đầu ra chợ mua sắm lễ vật cúng Táo quân là trong tâm tư tôi cũng lại vang lên những câu thơ của Đoàn Văn Cừ: “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi/ Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh/ Trên con đường viền trắng mép đồi xanh/ Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”. Rồi tôi nhớ quê nhà. Nhớ những ngày theo bà, theo mẹ đi chợ Tết…

Ở các miền quê có rất nhiều chợ, thường họp phiên theo buổi sáng, chiều hoặc ngày chẵn, lẻ, tuy nhiên, năm nào cũng vậy, từ 23 tháng Chạp trở đi, các chợ này không họp theo phiên mà diễn ra cả ngày. Người bán bán dăm ba thứ có trong vườn, trong chuồng hay kiếm được trên rừng. Người bán không nói thách và người mua cũng không mặc cả. Thứ họ trao nhau là niềm vui, sự ấm áp, chân thành. Cũng có những nơi, chợ diễn ra ngay trên một con ngõ đầu làng hay trên một bãi cỏ trống. Ở đó, không khí cũng không kém phần náo nhiệt bởi chợ là nơi để những người đi xa vừa mới trở về gặp lại chòm xóm, hỏi thăm nhau những chuyện cũ, chuyện mới… Chợ Tết cũng là dịp trẻ con trong làng được theo chân mẹ mua sắm quần áo, đồ chơi nên càng thêm đa sắc, đa thanh.

2(1).jpg
Ngay cả trong những khu đô thị hiện đại, chợ Tết cũng được tổ chức với nhiều mặt hàng đa dạng (chợ Tết tại KĐT Ciputra Hanoi)

Ngày nay, tốc độ thành thị hoá và nhịp sống số đã giúp các bà nội trợ có thể đi chợ online. Tuy nhiên, tiện ích đó chỉ được ưa chuộng trong cuộc sống đời thường. Chợ Tết với những nếp sinh hoạt truyền thống vẫn có sức hấp dẫn kỳ lạ. Hầu hết các mẹ, các chị đều mong đợi Tết để có thể đi chợ sắm sanh đồ đạc. Việc đi chợ Tết là một nhu cầu tự thân, nó nằm sâu trong tâm thức để đến tháng, đến ngày, đến cái màu không gian ấy là tự nhiên trỗi dậy.

Với người phụ nữ, chợ tết còn là nơi thiên chức được thể hiện. Có thể phải chen chúc một tý, chịu ồn ào một tý nhưng cả người mua lẫn người bán đều mang trong lòng một cảm giác thiêng liêng, thành kính khi mua bán một cành hoa, dăm quả cau, vài liền trầu, mấy nén nhang, thịt thà, gạo, nếp và mắm muối, lá dong… Số lượng có thể không nhiều nhưng việc mua bán ấy khiến người ta tìm thấy nhiều ý nghĩa tinh thần trong việc sửa soạn vật chất…

3(1).jpg
Nhiều người đi xa trở về thích đi chợ chỉ để cảm nhận không khí Tết quen thuộc từ thuở nhỏ (Ảnh Ciputra Hanoi)

Chợ Tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua”.

4(1).jpg
Chợ Tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc (Ảnh Ciputra Hanoi)

Ở thành thị, Chợ Tết thường sẽ hiện đại hơn nhưng vẫn có nét chung của một phiên chợ xuân ấm áp phong vị truyền thống. Vẫn là những mặt hàng phục vụ Tết như thực phẩm, đồ uống, nông sản, và đồ trang trí,... cùng với một số hoạt động văn hoá cho con trẻ như: góc gói bánh Chưng, nặn Tò he, hay các trò chơi truyền thống như Câu cá, tô tranh. Tất cả cộng hưởng thành một bức tranh xuân đầy màu sắc và tình thân.

5(1).jpg
Các em nhỏ đi chợ Tết được trải nghiệm vẽ tranh trên giấy gió (Ciputra Hanoi)

Chị Lan Anh (sống tại Ciputra Hanoi) cho biết: “Bây giờ, thời buổi công nghệ, người ta mang hàng hóa đến tận nơi, chúng tôi chỉ cần ngồi ở nhà mua sắm trên mạng. Tuy nhiên, chợ Tết thì khác. Đi chợ Tết đã thành nếp của gia đình chúng tôi. Dù ai đi đâu, làm gì, áp tết cũng trở về để có mặt trong những phiên chợ Tết. Có thể chẳng mua sắm gì cũng đi để được ngắm nhìn, để được lắng nghe chút không khí của ngày xưa…”.

6(2).jpg
Có thể chẳng mua sắm gì cũng đi để được ngắm nhìn, để được lắng nghe chút không khí của ngày xưa (Ảnh: Ciputra Hanoi)

Nhịp sống hiện đại đã mang đến những cái Tết khác nhau, cách chơi Tết khác nhau. Dẫu vậy, người Việt vẫn đi chợ Tết với mong muốn được hòa mình vào không gian văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ở đó, người ta bày tỏ khát vọng về một cuộc sống ấm no, sung túc. Ở đó, người ta tìm thấy những giá trị tinh thần to lớn trong nét bình dị, chân chất của phiên chợ truyền thống. Tết vì thế cũng thêm phần ý vị hơn…

Ngày 07/01/2023 vừa qua, Khu đô thị Ciputra Hanoi đã tổ chức Phiên chợ Tết cho cư dân với gần 50 mặt hàng trong đó phải kể tới các thương hiệu đã hợp tác lâu năm như ​​Top Green, Lê Gia, 9 mắm, Green Nut, Hải sản Khánh Phú Quốc, Vua đặc sản, Chả cá Huệ Dương cùng các hoạt động văn hoá truyền thống ý nghĩa. Đây là một sự kiện cộng đồng thường niên giúp gắn kết và nâng cao đời sống tinh thần cư dân mà Ciputra luôn hướng tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên: Khởi động mùa lễ hội hoa ban
    (TN&MT) - Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên năm 2023 được ví như một bữa tiệc trên núi cao hoang sơ và hùng vĩ. Tại đây, nghệ nhân và các chàng trai, cô gái, vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số có dịp được thể hiện tài năng bằng các làn điệu dân ca, dân vũ đậm nét truyền thống, có yếu tố dân gian và ý nghĩa nhân sinh quan.
  • Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu
    Sáng 11-3, tại Khu di tích đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra trọng thể lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu.
  • PVCFC đồng hành cùng chương trình nghệ thuật “Trái tim biển đảo”
    (TN&MT) - Chương trình giao lưu nghệ thuật “Trái tim biển đảo” với những bài ca đi cùng năm tháng sẽ góp phần truyên truyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đồng hành cùng chương trình.
  • Bắc Giang giành giải A Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng Xuân Quý Mão 2023.
    Sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, hát Chầu văn; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, Chầu văn trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Tháng ba Tây Nguyên

    Tháng ba Tây Nguyên

    11:33 09/03/2023
    (TN&MT) - Khi những bông hoa cà phê bung trắng muốt bạt ngàn khắp núi đồi Tây Nguyên, đôi chân của những con người đồng bằng lại xốn xang muốn bay đến ngay với vùng đất bazan đầy nắng gió. Chẳng khác nào trai gái Jrai, Êđê nghe tiếng cồng chiêng là cái chân muốn lội suối băng rừng, tháng ba Tây Nguyên đẹp rực rỡ tựa như những cô sơn nữ làm đắm say bao lữ khách của miền xuôi muốn buông bỏ mọi thứ để đến với mình.
  • Đà Nẵng: Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023
    Tối ngày 8/3, tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn, bảo tồn phục hồi những nét đẹp văn hóa dân gian đặc trưng
    Tối 8/3/2023, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn lần thứ XXI, năm 2023.
  • Festival Nghề truyền thống Huế 2023 diễn ra từ ngày 28/4 – 5/5
    Tiếp nối thành công của 8 lần tổ chức từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, UBND TP. Huế cho biết, tiếp tục tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”, từ ngày 28/4 – 5/5/2023.
  • TP Bắc Giang: Tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động, hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2023
    Ngày 5/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Bắc Giang tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động “Tuần lễ áo dài” năm 2023. Nhằm khẳng định và tôn vinh vị thế, giá trị của áo dài đối với đời sống xã hội bằng những nội dung thiết thực, hướng đến kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ (8/3).
  • Bắc Giang khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023
    Sáng 3/3, UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm tại xã Trí Yên. Năm nay lễ hội được diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 5/3 (tức từ ngày 12 tháng 2 đến hết ngày 14 tháng 2 năm Quý Mão).
  • Lục Nam-Bắc Giang: Trường mầm non Đồi Ngô số 1 tổ chức “Ngày hội bé với an toàn giao thông”
    Thực hiện kế hoạch số 24/KH-PGD&ĐT ngày 28/10/2022 của phòng GD&ĐT Lục Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non, năm học 2022-2023. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo, đồng thời giáo dục cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, thái độ về an toàn giao thông.
  • Ca sỹ Đức Phúc: Ước mơ sinh ra là để chinh phục, cứ đi là sẽ đến
    (TN&MT) - Đừng bao giờ ngại ngần mơ ước và hãy không ngừng nỗ lực. Bởi điều tuyệt vời nhất là mỗi ngày thức dậy, ta được sống với đam mê, và sẽ luôn có những người đồng hành xuất hiện trong cuộc đời bạn để hiện thực hoài bão ấy.
  • Khẩn trương xây dựng  Chương trình tổng thể mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương tổng kết các chương trình về phát triển văn hóa trước đây, đặc biệt là Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu các ý kiến tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam; chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương, huy động sự tham gia các tổ chức, đội ngũ nhân sỹ, trí thức, các nhà văn hóa để xây dựng đề xuất về Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO