Chợ lùi Sà Phìn

Phóng sự ảnh của: Việt Hải 06/07/2023 21:45

(TN&MT) - Đi lùi họp chợ ư? Không phải thế. Chỉ là tên gọi độc đáo về một kiểu chợ phiên ở Hà Giang.

mua-hat-dau-meo.jpg

Đến Hà Giang, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều chợ phiên khác nhau. Chợ thường họp men chân núi, trên một vùng đất bằng hoặc hơi thoải. Chợ phiên thường họp cố định vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. Mặc dù chợ phiên Hà Giang khá nhiều, nhưng chợ Lùi ở Hà Giang thì chỉ có khoảng 8 chợ.

Gọi là chợ lùi bởi vì chợ được họp lùi bớt một ngày trong tuần, ví dụ, nếu tuần này chợ diễn ra vào Chủ nhật thì tuần sau sẽ là thứ Bảy. Cách gọi này mới nghe tưởng là cách đặt tên của đồng bào dân tộc, nhưng nhiều tài liệu mới đây cho biết, "Lùi" là tên do du khách miền xuôi thấy hay nên gán thêm vào tên cho chợ.

Chợ lùi Sà Phìn cũng áp dụng cách tính lùi như thế, tuy nhiên, không ấn định vào thứ Bảy hay Chủ nhật mà họp vào các ngày 5, 11, 17, 23, 29 âm lịch hằng tháng, nhằm ngày Tỵ và ngày Hợi. Chợ trước đây họp ở Cổng Dinh thự nhà họ Vương, huyện Đồng Văn. Chợ mới hiện chuyển ra cạnh Quốc lộ 4C. Cũng vì mới nên chợ chưa sầm uất như chợ cũ.

nhung-loai-nong-san-duoc-nguoi-dan-bay-ra-ban-noi-cho-lui-1-.jpg
Đây là mặt hàng của những người chuyên kinh doanh nhỏ lẻ
ot-trung-doan-rat-cay(1).jpg
Còn đây là ớt trung đoàn của nhà trồng, nhiều quá thì mang đi bán

Vào những ngày có chợ, bà con quanh vùng dậy từ sáng sớm. Tầm 4, 5 giờ sáng, ven những chân núi đã thấy lác đác người đi chợ. Phần lớn họ đi bộ, gùi hàng hóa sau lưng, số người trẻ, thanh niên đi xe máy. Trừ những người chuyên kinh doanh, còn lại, đồng bào xuống chợ, nhà có sản vật gì mang cái đó đi bán. Vì thế, chợ lùi Sà Phìn như một phác thảo đời sống nông nghiệp, sinh hoạt của người dân trong vùng.

bao-nhieu-la-chuyen-can-noi-voi-nhau.jpg
buon-chuyen.jpg
trong-hang-cho-me.jpg

Nhưng chợ không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa. Xuất phát từ đặc điểm giao thông khó khăn do địa hình, rất nhiều người (nhất là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ) hiếm khi có dịp đi ra ngoài gặp gỡ, giao tiếp, vui chơi giải trí; vì vậy, như nhiều chợ phiên vùng cao khác, người dân đi chợ Sà Phìn còn để thỏa mãn nhu cầu hẹn hò, gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ tâm tư, tình cảm với bạn bè, người thân sau quãng thời gian tất bật trên nương rẫy. Hoặc đơn giản, đi chỉ để thưởng thức không khí đám đông. Và đôi khi, đi chợ chỉ là để... khoe một bộ váy áo đẹp.

Chợ lùi Sà Phìn và những phiên chợ lùi là đặc sản của vùng cao nguyên đá. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất nơi cao nguyên đá Đồng Văn mới là nơi tổ chức những phiên chợ đặc biệt này. Những phiên chợ mang đậm nét văn hóa đặc sắc trong đời sống văn hóa, đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô... sinh sống tại những bản làng khắp vùng cao Hà Giang.

Bài liên quan
  • Vui chợ phiên vùng cao giữa lòng Hà Nội
    (TN&MT) - Như thường lệ, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 31/12/2020 đến 3/1/2021 diễn ra “Chợ phiên vùng cao chào Xuân 2021” với 50 gian hàng và khu vực nhà dân tộc Phù Lá bao gồm 33 gian hàng, tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía bắc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO