Chính sách chi trả DVMTR ở Kon Tum: Động lực để giữ rừng

Quế Mai | 13/12/2022, 12:54

(TN&MT) - Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn rất nhiều so với thu nhập chung của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum; tạo động lực để người dân yên tâm làm tốt nghề giữ rừng.

Huyện Kon Plông là một trong những huyện có diện tích rừng lớn, nằm bao quanh huyện và các xã. Địa hình Kon Plông bị chia cắt bởi nhiều đồi núi và rừng cây lâu năm, vì thế, rừng được xem là nơi đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân nơi đây, che chở, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định nhờ tham gia chính sách chi trả DVMTR.

Với tổng diện tích tự nhiên hơn 13.200ha, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) có đến 10.300ha là rừng. Năm 2021, xã Măng Cành đã quản lý gần 1.500ha rừng; khoán cho 2 cộng đồng và 15 nhóm hộ bảo vệ hơn 950ha rừng. Ngoài phân công người dân đi tuần tra, bảo vệ rừng định kỳ hàng tuần, hàng tháng, UBND xã Măng Cành còn vận động người dân ký cam kết bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, không phá rừng trái phép làm nương rẫy tại các khu vực trọng điểm; tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư tại các thôn, làng trên địa bàn.

14-1-.jpg

Người dân xã Đăk Tăng sống gần rừng, tham gia bảo vệ rừng và được hưởng lợi lớn từ chính sách chi trả DVMTR.

Nhờ đó, số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn xã Măng Cành trong những năm gần đây đã giảm đáng kể. Cùng với việc được nhận tiền chi trả DVMTR hàng năm, người dân đã nâng cao ý thức, tích cực đồng hành cùng chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Ông Mai Xuân Mậu - Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho biết: “Năm 2021, 2 cộng đồng và 15 nhóm hộ được giao quản lý, bảo vệ rừng tại xã đã nhận được hơn 722 triệu đồng từ chính sách chi trả DVMTR. Với số tiền này, người dân dùng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình công cộng, tổ chức lễ hội và trang trải cuộc sống gia đình. Được giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống nên bà con rất ủng hộ chính sách chi trả DVMTR”.

Thấy được lợi ích của việc tham gia làm nghề rừng, người dân ở 6 thôn, làng của xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) cũng tham gia quản lý, bảo vệ rừng để được hưởng tiền chi trả DVMTR. Ông A Măng - Trưởng thôn Vi Xây (xã Đăk Tăng) cho hay: “Cộng đồng thôn Vi Xây nhận khoán bảo vệ hơn 260ha rừng từ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông. Thôn đã chia đều 5 hộ/lần đi kiểm tra rừng, mỗi tháng sẽ đi kiểm tra 3 lần”.

Năm 2021, thôn Vi Xây nhận được hơn 260 triệu đồng tiền DVMTR, trong đó trích 2 - 3% để làm quỹ thôn, phục vụ cho hoạt động cộng đồng, sửa chữa công trình thủy lợi, cho vay phát triển kinh tế; còn lại chi cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng. “Từ tiền DVMTR, người dân đã sửa nhà khang trang, mua vật nuôi và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống khấm khá hơn nên ý thức về bảo vệ rừng cũng ngày càng nâng cao”, ông A Măng nói.

Theo ông Nguyễn Văn Bay - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng, từ chính sách chi trả DVMTR, người dân trên địa bàn xã nhận được khoảng từ 7 - 11 triệu đồng/hộ/năm. Đây là số tiền tương đối lớn so với thu nhập của người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn như Đăk Tăng.

Nguồn tiền này đã giúp xã Đăk Tăng hoàn thành chỉ tiêu về thu nhập để được công nhận là xã nông thôn mới vào năm 2021. Ngoài ra, người dân còn sử dụng tiền DVMTR để tạo quỹ phúc lợi, an sinh xã hội, thắp sáng điện đường nông thôn, xây nhà vệ sinh, quét dọn vệ sinh môi trường, có điều kiện cho con em đi học đầy đủ…, góp phần rất lớn làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã.

“Đặc biệt, tiền DVMTR đã giúp người dân phát triển thành công một số mô hình sinh kế như: trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, nuôi heo, vịt xiêm, nuôi cá trên lòng hồ thủy điện. Từ đó, tăng thu nhập, kinh tế ổn định, đời sống phát triển. Chính sách chi trả DVMTR là hướng đi bền vững giúp người dân ngày càng gắn bó với rừng để bảo vệ rừng hiệu quả hơn” - ông Bay nhận định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO