Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 23/5/2025 22:39 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chính phủ đồng ý dừng dán tem bia, đỡ tốn 7.000 tỉ đồng

Thứ Hai 20/11/2017 , 00:00 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa đồng ý với đề nghị dừng triển khai đề án "Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh bia".

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Văn phòng Chính phủ đã có có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc dừng triển khai đề án "Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh bia". Trước đó, vào ngày 23/10, Bộ Công Thương đã có văn bản kiến nghị dừng triển khai đề án này.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Công Thương.

Đặc biệt, trong đề án Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bia có đề xuất dán tem đối với mặt hàng bia để chống hàng giả, tăng thu ngân sách.

Theo kế hoạch, tem bia sẽ được dán ở tất cả sản phẩm bia sản xuất ở Việt Nam, nhập khẩu từ nước ngoài trước khi được đưa lưu thông trên thị trường. Giá thành một tem bia giấy là 179 đồng, với tem được in phun trực tiếp là 145,44 đồng.

Số tiền các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra để dán tem cho sản phẩm bia hàng năm dự kiến khoảng 1.700 tỉ đồng. Ước tính của Bộ Công Thương cũng cho thấy, việc dán tem bia giúp cho ngân sách tăng thu hơn 2.000 tỉ đồng; đồng thời việc dán tem sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí từ việc thay đổi mẫu mã, tem nhãn… để chống hàng lậu, hàng giả.

Tuy nhiên, trước đó nhiều ý kiến cho rằng việc dán tem trên sản phẩm bia là không cần thiết, không có tác dụng ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với ngành bia; trong khi đó, nếu dán tem sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp và gây khó khăn trong công tác sản xuất, kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA, cho biết để thực hiện dán tem bia, các doanh nghiệp phải bỏ chi phí đầu tư thiết bị, chi phí mua tem, chi phí quản lý… từ đó làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước.

Theo tính toán, vốn đầu tư mua máy dán tem làm cho ngành bia bỏ ra hơn 3.000 tỉ đồng, bình quân 15 tỉ/máy; trong đó Nhà máy bia Sài Gòn (Sabeco) 645 tỉ đồng, bia Hà Nội (Habeco) 495 tỉ đồng, Heineken 240 tỉ đồng, Carlberg 240 tỉ đồng,… Cùng với đó, chi phí mua tem cũng khiến mỗi doanh nghiệp bỏ ra hơn 2.000 tỉ đồng (tương đương 319 đồng/tem).

Ngoài ra, các DN còn phải thêm chi phí dán tem, tính chung chi phí ngành bia tăng thêm 7.000 tỉ đồng mỗi năm. Từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận hàng năm khoảng 7 tỉ đồng và giảm nộp thuế cho Nhà nước 1,5 tỉ đồng/năm.

Theo Pháp luật TPHCM

Xem thêm
Đà Nẵng: Giá vật liệu xây dựng lập đỉnh mới, loạt công trình bị ảnh hưởng

Nhu cầu xây dựng tăng cao cùng với nguồn cung khan hiếm đang đẩy giá vật liệu xây dựng tại Đà Nẵng liên tục leo thang và thiết lập kỷ lục mới.

Bảo hiểm thất nghiệp, 'chiếc phao' giúp người lao động vượt qua khó khăn

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đi vào thực tiễn trở thành điểm tựa để người lao động từng bước tìm lại cơ hội nghề nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.