Chiêu trò đằng sau các vụ bỏ cọc đất đấu giá

Thùy Linh | 08/03/2022, 11:21

(TN&MT) - Nhiều nhà đầu tư tham gia các phiên đấu giá đất nhằm “lướt sóng” hoặc chỉ để “thổi giá” những lô đất đã đầu tư bên cạnh. Tuy nhiên, khi không đạt được mục đích, họ đã chấp nhận bỏ cọc thay vì phải đóng tiền. Đây được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến các phi vụ bỏ cọc đất đấu giá ngoạn mục thời gian vừa qua.

Phiên đấu giá đất biến thành “sàn diễn”

Đầu tháng 10/2021, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy đã tổ chức thành công thương vụ đấu giá 25 lô đất thuộc khu X4 phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Phiên đấu giá đã tạo kỷ lục cho thị trường bất động sản (BĐS) khi mức giá trúng cao nhất chạm ngưỡng 400 triệu đồng/m2, cao gần gấp 3 lần giá khởi điểm.

Tuy nhiên, đến hạn chót sau 90 ngày, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Cầu Giấy đã xác nhận, có 4 người trúng đấu giá đã bỏ cọc, chấp nhận mất 800 triệu đồng tiền cọc.

Tại huyện Mê Linh, theo một cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện đã hủy bỏ kết quả và tổ chức đấu giá lại 10 lô đất tại thôn Ngự Tiền (xã Thanh Lâm); 5 lô dự án tại điểm X2, thôn Văn Lôi (xã Tam Đồng)... Đây đều là những trường hợp, người tham gia đấu bỏ giá cao gấp 2 - 3 lần giá khởi điểm nhưng đến hạn nộp tiền thì bỏ cọc. Số tiền nhà đầu tư bỏ cọc trên địa bàn huyện khoảng 60 tỷ đồng.

t10.jpg

Nguồn cung đất nền dự án khan hiếm khiến đất đấu giá tăng vọt

Theo đánh giá của các chuyên gia trên thị trường BĐS, đằng sau thương vụ bỏ cọc đều là những mục đích riêng. Đối với những phiên đấu có mặt bằng giá thấp, mức đóng tiền cọc thấp dưới 100 triệu đồng/hồ sơ, thu hút nhiều nhà đầu cơ nhỏ lẻ với mong muốn sau khi trúng thì “lướt sóng” kiếm lời. Khi không bán lướt được hàng, họ chấp nhận bỏ cọc.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cho biết, nguyên nhân chính khiến đất đấu giá tăng chóng mặt là do có bàn tay của giới đầu cơ chuyên nghiệp, thậm chí cả các doanh nghiệp BĐS. Đây là giới rất thạo tin, nắm chắc thông tin về quy hoạch, tiến độ xây dựng các dự án đấu giá. Họ sẽ mua đất xung quanh khu vực dự án chuẩn bị đấu giá (với giá thấp), sau đó làm thủ tục đăng ký đấu giá, khi đấu sẽ bỏ giá rất cao nhằm đẩy giá đất trong khu vực để bán thu lời từ những khu đất đã mua; sau đó sẵn sàng bỏ cọc.

Còn đối với doanh nghiệp, họ có sẵn dự án quanh khu đấu giá, khi chính quyền tổ chức đấu, họ sẽ cử một số “quân xanh” vào trả giá cao để trúng nhằm mục đích đẩy giá đất dự án của mình lên. Điều này lý giải cho hiện tượng, khi thị trường trầm lắng, các phiên đấu giá đất càng đông và các lô đất trúng giá càng cao. Điều này đã tác động rất lớn đến tâm lý của người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở.

Cẩn trọng “tiền mất tật mang”

Trên thực tế, đất nền đấu giá luôn là hàng hiếm và là "gà đẻ trứng vàng" của giới đầu tư BĐS. Đấu giá quyền sử dụng đất cũng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua, các trường hợp đấu giá cao bất thường sau đó bỏ cọc gây ra nhiều hệ lụy.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung rà soát, kiểm tra công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện nay các chế tài trong hoạt động đấu giá còn nhiều kẽ hở. Do đó, các cơ quan chức năng cần sớm bổ sung thêm các quy định nhằm siết chặt hoạt động đấu giá. Trong đó, cần bổ sung các quy định về năng lực tài chính của doanh nghiệp tham gia đấu giá đất.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi quy định về đặt cọc đấu giá đất, chỉ nên coi mức đặt cọc 20% giá khởi điểm là điều kiện để doanh nghiệp tham gia đấu giá. Ngay sau khi doanh nghiệp được công bố trúng đấu giá, phải nâng số tiền đặt cọc lên mức tương đương 20% giá trúng đấu giá.

“Cần phải điều chỉnh quy định pháp luật để tránh những trường hợp bỏ giá cao sau đó bỏ cọc, để chúng ta đạt được đúng mục đích của đấu giá. Phải đánh giá đạo đức, năng lực, hành vi của đơn vị tham gia đấu giá. Nếu gây ra hậu quả xấu, bắt buộc họ phải xử lý dứt điểm. Có thể kiên quyết không cho những đơn vị này tham gia đấu giá ở phạm vi toàn quốc để tạo sự công bằng, minh bạch trên thị trường…” - ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhấn mạnh.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Giá đất vùng ven tăng mạnh
    (TN&MT) - Thị trường đất nền tại Hà Nội dịp cuối năm 2021 đang có sự tăng trưởng đột biến. Đặc biệt, giá đất nền thuộc các khu đô thị cũ nằm tại các vùng ven Hà Nội như Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm… tăng 20 - 30% so với đầu năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Lãi suất tiếp tục “hạ nhiệt”: Người dân có cơ hội vay mua nhà
    (TN&MT) - Việc ngân hàng thương mại tiếp tục “hạ nhiệt” được kỳ vọng sẽ là một trong những yếu tố tích cực đưa dòng tiền quay trở lại với thị trường bất động sản (BĐS). Đặc biệt, những người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
  • Không gian xanh và tiện ích thu hút khách mua chung cư nội đô
    Không gian sống gần gũi thiên nhiên, nhiều cây xanh, tiện ích và quan tâm đến yếu tố sức khỏe đang được thị trường quan tâm và ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Hà Nội.
  • Văn Phú – Invest: Mỗi công trình là tổng hoà các yếu tố xanh bền vững
    Chuyên tâm kiến tạo giá trị sống cho cộng đồng, lấy con người làm trung tâm kết hợp với sự thấu hiểu tự nhiên, Văn Phú - Invest đã tạo nên những công trình xanh bền vững, là di sản cho thế hệ tương lai.
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
  • Xu hướng phát triển các “thành phố điểm đến” ngày càng thịnh hành trên thế giới
    Du lịch đang trở lại chu kỳ bùng nổ và các “thành phố điểm đến” đang giúp các quốc gia có thêm lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút du khách. Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này với sự xuất hiện của những điểm đến mới.
  • Thị trường BĐS 2023: Kỳ vọng phục hồi từ cải thiện thanh khoản
    (TN&MT) - Sau hàng loạt động thái tích cực từ Chính phủ về lãi suất ngân hàng, chính sách gỡ khó pháp lý dự án..., thị trường bất động sản (BĐS) năm 2023 tại khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hiện đang le lói gam màu sáng. Niềm tin của các nhà đầu tư (NĐT) cũng đang dần quay trở lại, giao dịch ấm dần, nhất là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực, pháp lý dự án hoàn chỉnh.
  • Avatar Thu Duc tăng giá trị nhờ vị trí kết nối nhiều tiện ích giáo dục
    (TN&MT) - Câu chuyện về Mạnh Mẫu ba lần chuyển nhà vì tương lai con trai Mạnh Tử đến nay vẫn được nhiều người nhắc đến như một minh chứng cho tầm quan trọng của môi trường sống. Việc chuyển đến khu vực đối diện trường học và văn miếu được xem là nền tảng để Mạnh Mẫu dưỡng thành một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục lớn mang tên Mạnh Tử. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cũng đặt sự kết nối giữa nhà ở với các tiện ích giáo dục lên hàng đầu khi lựa chọn nơi an cư cho gia đình.
  • Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong "tam giác FDI" mới phía Bắc
    Cùng với Bắc Ninh và Thái Nguyên, Bắc Giang đang hội tụ nhiều yếu tố để trở thành "thủ phủ FDI" tại miền Bắc. Cơ hội đang được mở ra với nhà đầu tư vào Bắc Giang để đón trước làn sóng đầy hứa hẹn.
  • Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
    Sáng 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
  • Thị trường nhà ở vẫn thiếu hụt nguồn cung
    (TN&MT) - Theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường, quý 1/2203 vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các vùng phụ cận vẫn rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp, nguồn cung mới và sức cầu toàn thị trường sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
  • Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội hơn 1000 tỷ đồng ở Hà Nội
    (TNMT) - Dự án nhà ở xã hội thuộc Khu nhà ở đô thị Kim Hoa (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội) được quy hoạch xây dựng trên 4 lô đất với 9 tòa căn hộ, mỗi tòa cao 9 tầng nổi và 1 tầng hầm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.268 tỷ đồng.
  • Những tiện ích xanh nổi bật vì sức khoẻ và chất lượng cuộc sống tại Diamond Lotus Riverside
    (TN&MT) - Bên cạnh lợi thế là một trong số những dự án hiếm hoi sở hữu vị trí đắc địa dễ dàng kết nối với khu vực trung tâm TP.HCM, Diamond Lotus Riverside còn là công trình xanh đã và đang được chủ đầu tư tập trung tâm huyết để phát triển thêm nhiều “tiện ích xanh”, đảm bảo các tiêu chí ưu tiên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân.
  • Giá chung cư không còn tăng nóng
    (TN&MT) - Chuyên gia bất động sản (BĐS) dự báo, sau thời gian liên tục tăng nóng, tốc độ tăng giá chung cư cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ chậm lại, giao dịch kỳ vọng khởi sắc từ quý 2/2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO