“Chiến tranh phân bón thế giới” có hay không?

Nguyên Khôi | 07/10/2021, 09:38

(TN&MT) - Thiếu nghiêm trọng nguyên liệu đầu vào, đứt gãy chuỗi logistic, nguồn cung khan hiếm, tăng giá kỷ lục... không chỉ xảy ra với phân urê, mà còn là tình trạng chung của các loại phân bón khác như DAP, kali, NPK..., được các chuyên gia lo ngại cảnh báo là “chiến tranh phân bón thế giới”.

Theo các bản tin của Argus và Fertecon (các Công ty dự báo, phân tích thị trường uy tín quốc tế), thị trường NPK đang dồn sự chú ý vào châu Âu khi mà hàng loạt Nhà máy tại lục địa này tuyên bố tạm dừng sản xuất do các nguyên liệu chính là ammonia, phosphate, khí đốt khan hiếm và tăng giá cao. Khu vực châu Âu chiếm phần lớn sản lượng sản xuất, xuất khẩu NPK của thế giới, nên việc dừng sản xuất này đã lập tức làm nguồn cung giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó, nhu cầu đang tăng lên ở khu vực châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ và nhiều nơi khác trên thế giới do bước vào vụ sản xuất mới khiến giá mặt hàng này dự đoán còn tiếp tục tăng cao.

Tại châu Á, việc Trung Quốc dự kiến dừng xuất khẩu NP/NPK cho đến giữa năm 2022 đã  dấy lên làn sóng lo ngại thiếu hụt NPK, nhất là tại các quốc gia Đông Nam Á. Trong sản lượng xuất khẩu 1.1 triệu tấn NPK hàng năm của Trung Quốc thì Thái Lan và Philipines là 2 nước nhập khẩu nhiều nhất, chiếm gần 70%. Sau động thái dừng xuất khẩu của Trung Quốc, giá NPK 15-15-15/16-16-16 sản xuất tại Nga chào bán về Đông Nam Á đã tăng thêm 40$/tấn, đạt mức giá 600$/tấn CFR. Các nhà quan sát cho rằng mức nâng giá này chủ yếu thăm do thị trường và đánh giá phản ứng của người mua để chuẩn bị cho một mức tăng tiếp theo.

Brazil là nước mua nhiều kali miểng nhất, với giá cao nhất thế giới hiện nay, xung quanh mức 750-760$/tấn CFR và dự báo sẽ đạt 800$/tấn vào cuối tháng 10/2021

Nguồn cung giảm trong khi cầu tăng nên mặc dù giá tăng, các nước sản xuất nông nghiệp lớn buộc phải tích trữ NPK. Tại Thái Lan, trong tháng 8, nước này đã nhập khẩu 161.600 tấn NPK – tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái; còn trong tháng 9, Brasil đã nhập khẩu lượng NP/NPK lên tới hơn 348.000 tấn, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2020 về lượng và về giá tăng hơn 125USD so với giá tháng 4/2021.

Kali cũng là mặt hàng tăng giá mạnh tại tất cả các khu vực do nguồn cung thắt chặt. Giá MOP tăng mạnh nhất tại Đông Nam Á khi đã tăng 50 USD/tấn so với tuần trước lên mức 550-570 USD/tấn CFR – tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 4 tháng khi mà hồi tháng 5 giá mặt hàng này là 285 USD/tấn CFR. Tại Hoa Kỳ giá tăng 28 USD/tấn so với tuần trước lên mức 602-620 USD/tấn FOB Nola, tại châu Âu giá MOP miểng đã tăng từ mức 460-480 Euro/tấn CFR lên mức 460-500 Euro/tấn CFR. Brazil là nước mua nhiều kali miểng nhất, với giá cao nhất thế giới hiện nay, xung quanh mức 750-760$/tấn CFR và dự báo sẽ đạt 800$/tấn vào cuối tháng 10/2021. Việc không chắn chắn về các lệnh trừng phạt với Belarus, nguồn cung khí đốt eo hẹp tiếp tục chi phối các giao dịch và giá trên thị trường. Giá Kali được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý 4/2021 trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh tại tất cả các thị trường do chuẩn bị bước vào vụ chính.

Giá DAP thế giới cũng liên tục tăng lên mức cao. Tại Hoa Kỳ và Brazil giá mặt hàng này neo ở mức 665-675 USD/tấn FOB Nola khi nguồn cung giao ngay ngày càng giảm. Giá tại Ấn độ tuần này cũng tăng lên mức 677 USD/tấn CFR. Nhiều nhà máy đóng cửa sản xuất khi giá khí đốt tăng cao hoặc do ảnh hưởng của thiên tai, chính sách hạn chế xuất khẩu Phosphate của Trung Quốc được đưa ra đã kéo tụt nguồn cung trong Quý 4 và đẩy giá DAP tăng lên tại nhiều khu vực do chuẩn bị bước vào vụ sản xuất chính.

Nguồn cung các mặt hàng phân bón hạn chế và giá còn được cộng hưởng bởi cước vận chuyển vẫn tiếp tục xác lập các mặt bằng giá mới do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, logistics, giá xăng dầu tăng cao vì đại dịch gây ra làm tình hình càng “trầm trọng” thêm. Các hãng tàu hiện khuyến nghị đặt chỗ trước từ 4-5 tuần khi tàu và container đều khan hiếm. Việc vận chuyển dự kiến sẽ chịu thêm áp lực khi thị trường bước vào mùa thu và mùa đông, sự tắc nghẽn tại các cảng biển sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu trong ít nhất hai năm tới – trong đó việc giao thương phân bón không phải là ngoại lệ.

Phân bón là mặt hàng thuộc đối tượng bình ổn giá theo quy định của nhà nước nên việc giá các loại phân bón thế giới tăng sẽ đưa các đơn vị SXKD phân bón vào thế khó

Như vậy có thể thấy tất cả các loại phân bón trên thế giới đều lâm vào tình trạng khan hàng do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng, nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa làm nguồn cung bị cắt giảm nghiêm trọng. Trong những tháng cuối năm và thậm chí cả năm 2022, thế giới có thể sẽ bước vào một “cuộc chiến giành giật phân bón” và đẩy giá mặt hàng lên những mốc kỷ lục mới. Việt Nam nằm trong dòng chảy chung của kinh tế thế giới và giá mặt hàng này cũng không ngoại lệ nên chắc chắn sẽ có những tác động tăng giá mạnh trong thời gian tới.

Bài liên quan
  • Giá phân bón: Góc nhìn từ quy luật thị trường và nỗ lực đồng hành của người tiêu dùng
    (TN&MT) - Kết thúc vụ Đông Xuân, dù trúng mùa trúng giá nông sản, nhất là cây trồng chủ yếu là cây Lúa nhưng càng về cuối vụ thu hoạch gần đây, nhà nông lại không lãi nhiều. Tình trạng này được cho là bởi 1 trong những nguyên nhân đễ thấy là phân bón tăng, kéo chi phí đầu vào tăng. Vậy đâu mới là nguyên nhân cốt lõi khi giá đầu vào sản xuất nông sản tăng không tương ứng với đầu ra và là câu chuyện mới của quy luật thị trường?    

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • PV GAS: Xanh hóa nguồn nhiên liệu cho phát triển
    (TN&MT) - Ngành công nghiệp Khí Việt Nam, mà PV GAS là đơn vị dẫn dắt, đang bước vào giai đoạn mới. Để duy trì và tiếp nối chuỗi phát triển của mình, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã đưa các sản phẩm năng lượng xanh, thân thiện môi trường ra thị trường... Đây cũng là những hướng đi chiến lược mà PV GAS chú trọng để hưởng ứng các cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.
  • Petrovietnam: Sẵn sàng cho cuộc đại chuyển dịch năng lượng
    (TN&MT) - Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng để tạo ra một xã hội trung tính với các-bon, thực hiện cam kết giảm thải khí nhà kính theo tinh thần Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên đang tích cực, chủ động xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch hành động cho cuộc đại chuyển dịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
  • Petrolimex: Tích cực đầu tư cho chuyển đổi năng lượng
    (TN&MT) - Chuyển đổi năng lượng là lĩnh vực được chọn làm trọng điểm trong thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” tại Việt Nam. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã và đang thực hiện xanh hóa sản phẩm, chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • PVFCCo: Phát động thi đua sáng tạo bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Đạm Phú Mỹ
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí (PVFCCo) trong năm 2023 là bảo dưỡng tổng thể (BDTT) Nhà máy Đạm Phú Mỹ, các tổ chức Đoàn thể bao gồm Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Tổng Công ty đã tổ chức lễ phát động “Phong trào thi đua 30 ngày đêm lao động sáng tạo BDTT Nhà máy Đạm Phú Mỹ năm 2023”.
  • Tuổi trẻ PV GAS triển khai chương trình “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tại huyện Côn Đảo
    (TN&MT) - Từ ngày 25 đến 26/03/2023, Đoàn cơ sở Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) - đại diện cho Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức chương trình “Nghĩa tình biên giới hải đảo” tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với mục đích thăm hỏi chiến sĩ các đơn vị Biên phòng, Hải quân đóng quân trên đảo và một số gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
  • PVEP hoàn thành vượt mức kế hoạch quý I/2023
    (TN&MT) - Trong quý I/2023, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, không để xảy ra tai nạn/sự cố, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
  • Nghệ An: Yêu cầu kiểm tra việc xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu công nghiệp
    UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản giao các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát và đầu tư xây dựng trường học, cơ sở y tế tại các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp và nhà vệ sinh công cộng tại các trường học, đô thị để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời đúng quy định.
  • Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững năm 2022”
    Ngày 29/03, Vingroup công bố vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững năm 2022”. Đồng thời, Vingroup cũng cùng VinFast – công ty thành viên của Tập đoàn chia sẻ Giải “Khoản vay xanh tốt nhất”. Với 2 giải thưởng danh giá trên, Vingroup đã khẳng định được vai trò tiên phong trong đầu tư xanh và gọi vốn trên thị trường quốc tế.
  • Hà Tĩnh: Nhiều mô hình sáng tạo phát triển kinh tế
    Xuất phát là một huyện nghèo nhất tỉnh, nằm cách trở, bao quanh là núi rừng điệp trùng, nhưng huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã biết cách biến khó khăn thành lợi thế để có bước chuyển mình mạnh mẽ.
  • Petrovietnam: Sẵn sàng hỗ trợ PTSC trong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi
    (TN&MT) - Petrovietnam sẵn sàng ủng hộ về mọi mặt để PTSC có thể thực hiện thành công định hướng mới trong phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi (NLTTNK).
  • Văn hóa doanh nghiệp - Văn hóa Petrovietnam
    (TN&MT) - Bây giờ đi đến đâu cũng nghe nhắc tới văn hóa doanh nghiệp. Thế nhưng, hiểu một cách sâu sắc, có hệ thống, gắn với thực tiễn đơn vị thì không phải ai cũng nói đúng và hành động đúng.
  • Phối hợp bảo vệ công trình Thủy điện Sông Tranh 2
    Sáng 28/3, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Quảng Nam, Công ty Thủy điện Sông Tranh, Công an huyện Bắc Trà My cùng Công an các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bui và đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ đã tổ chức giao ban công tác bảo vệ công trình thủy điện Sông Tranh 2 trong năm 2022 và quý 1/2023.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 514/UBND-KT yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
  • Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm và làm việc với THACO
    Tại buổi thăm và làm việc với THACO, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng, THACO là nơi hội đủ yếu tố để thành lập CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam trong các tập đoàn kinh tế tư nhân.
  • Petrovietnam: Triển khai các giải pháp tối ưu nguồn lực, thúc đẩy SXKD khâu sau
    (TN&MT) - Các đơn vị khâu sau cần tiếp tục triển khai các giải pháp chung, xuyên suốt như: Phát huy tối đa các nguồn lực, động lực để tăng trưởng; tận dụng hiệu quả kinh tế chia sẻ; tập trung khai thác và mở rộng thị trường trên cùng một hệ sinh thái.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO