Sức khỏe

Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Thuỵ Khanh 13:29 08/06/2023

(TN&MT) - Ngày 8/6, tại Hà Nội, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá – Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị phổ biến Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030.

img_1371.jpg
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, và là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp và đặc biệt là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, ước tính rằng mỗi năm gây ra 60.000 ca ung thư ở Việt Nam.

Hơn nữa, những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc. Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội, các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút, mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm. Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới.

Những năm gần đây xuất hiện các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisa. Các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại thị trường trong nước, và đang có xu hướng gia tăng trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Trong đó, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCTH thuốc lá hiện nay còn chưa được thực hiện thường xuyên; Dịch vụ hỗ trợ cai nghiện thuốc lá đã triển khai nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác PCTHTL; Công tác phối hợp liên ngành trong PCTH thuốc lá còn hạn chế và chưa được quan tâm tại các cấp, các ngành; Thực trạng thuốc lá được bán tràn lan ở khắp mọi nơi, giá thuốc lá rẻ, thuế thuốc lá thấp cũng là nguyên nhân làm cho khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá dễ dàng hơn đã làm giảm hiệu quả của các nỗ lực cai nghiện thuốc lá.

Trước những mối nguy hại từ thuốc lá, vào ngày 24/5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 568/QĐ-TTg ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 với các mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn thực hiện và xây dựng những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống thuốc lá. Từ đó, khẳng định mạnh mẽ cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc tăng cường công tác PCTHTL cũng như định hướng các nhiệm vụ, kế hoạch cho công tác này thời gian tới.

img_1395.jpg
Ths. BS Phan Thị Hải – Phó Giám đốc Quỹ PCTHTL báo cáo kết quả hoạt động PCTHTL giai đoạn năm 2021 – 2022

Báo cáo kết quả hoạt động PCTHTL giai đoạn năm 2021 – 2022 tại Việt Nam, Ths. BS Phan Thị Hải – Phó Giám đốc Quỹ PCTHTL cho biết, trong năm 2021 – 2022, Quỹ đã thực hiện Điều 29 Luật PCTHTL theo 9 nhiệm vụ trọng tâm trong hỗ trợ PCTHTL như truyền thông về tác hại của thuốc lá và PCTHTL thể hiện qua các cuộc thi làm phim ngắn để tuyên truyền về PCTHTL cho người trẻ, phối hợp với các cơ quan báo chí, Bộ ngành, Trung ương Đoàn phát động phong trào phòng chống thuốc lá

 Triển khai nhân rộng nhiều mô hình điểm “không khói thuốc” tại các cơ quan, các nơi làm việc; Tổ chức chiến dịch, sáng kiến về PCTHTL dựa vào cộng đồng; Tổ chức nhiều chương trình cai nghiện thuốc lá như Tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí, các phần mềm quản lý và theo dõi người cai nghiện; Triển khai và nhân rộng mô hình cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng qua việc thiết lập và duy trì hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá cho các cán bộ y tế tại cơ sở, địa phương giúp người có nhu cầu cai nghiện,…; Nâng cao năng lực, mạng lưới CTV làm công tác về PCTHTL; Nghiên cứu bằng chứng phục vụ công tác PCTHTL; Đưa PCTHTL vào các chương trình giáo dục phù hợp trong các cấp; Xây dựng giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá.

Qua những hoạt động Quỹ thực hiện trong năm 2022, với tỷ lệ hút thuốc lá ở học sinh từ 13 -15 tuổi đối với nam giới giảm từ 6,3% xuống còn 4%; Tỷ lệ tiếp xúc với khói thuốc (hút thuốc thụ động) tại các địa điểm công cộng đã giảm thiểu đáng kể như nơi làm việc giảm đã giảm từ 42,6% xuống 30%; Tỷ lệ người dân được tư vấn cai nghiện thuốc lá bỏ thuốc tăng cao từ 40,5% lên 72,2%,… Từ đó cho thấy nỗ lực của Quỹ PCTHTL đã đạt được hiệu quả nhất định trong công tác PCTHTL đến với cộng đồng.

img_1376.jpg
TTND. PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia – Giám đốc Quỹ PCTHTL đưa ra Chiến lược Quốc gia về PCTHTL đến năm 2030

TTND. PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia – Giám đốc Quỹ PCTHTL đã nêu mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về PCTHTL đến năm 2030. Theo đó, cần giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm do thuốc lá gây ra.

PGS.TS Ngọc Khuê cũng trình bày những giải pháp triển khai trong Chiến lược với Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về PCTHTL như: Cần xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá đảm bảo đến năm 2030, mức thuế tỉ trọng trên giá bán lẻ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới; Đề xuất ban hành quy định về ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp liên ngành đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Đồng thời, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và đổi mới hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống giám sát và kiện toàn, nâng cao năng lực, mạng lưới, phối hợp hợp tác quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập và đẩy mạnh hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới cùng các tổ chức quốc tế và trong nước nghiên cứu, đánh giá, xây dựng chính sách trong công tác về PCTHTL.

Qua đó, để thực hiện tổ chức Chiến lược Thủ tướng đã phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP, các cơ quan liên quan, trong đó, Bộ Y tế được giao là đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức thực hiện Chiến lược; Các Bộ, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược theo các chức năng, nhiệm vụ được phân công; UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cần xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược và chủ động tổ chức thực hiện Chiến lược trong thẩm quyền quản lý và các cơ quan truyền thông đại chúng chủ động, tích cực tham gia thực hiện Chiến lược theo nhiệm vụ được phân công.

img_1406.jpg
Hội nghị phổ biến Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Hội nghị nhận được nhiều sự quan tâm, trao đổi, thảo luận đến từ đại diện các cơ quan, các cơ sở tham gia đóng góp ý kiến triển khai xây dựng nhiều phương án, giải pháp thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bài liên quan
  • Xây dựng một “Việt Nam không khói thuốc”
    (TN&MT) - Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 với chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”. Tại Việt Nam, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25-31/5 cũng diễn ra cùng nhiều hoạt động nhằm kêu gọi và cùng chung tay xây dựng một “Việt Nam không khói thuốc”, một thế hệ trẻ “Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk trao sữa đến trẻ em nhân dịp năm học mới
    (TN&MT) - Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước. Chương trình cũng đã hoàn thành mục tiêu dành tặng 1,5 triệu hộp sữa đến các em trong năm nay.
  • Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023
    (TN&MT) - Chung kết “Robotacon WRO 2023” với sự đồng hành của Vinamilk đã tìm ra các nhà vô địch giành tấm vé thẳng tiến tới bảng đấu quốc tế tại Panama.
  • Đề xuất tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản
    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách này, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia.
  • Muôn hình vạn trạng "chiêu thức" trục lợi Quỹ BHYT
    Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị trục lợi bằng nhiều hình thức, muôn hình vạn trạng, như một người sử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) nhiều lần; nhiều người mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB…, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết.
  • Thiết lập kịch bản phát triển người tham gia BHXH hiệu quả
    Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu sớm hoàn thiện kịch bản phát triển người tham gia BHXH phù hợp với tình hình chung của từng địa phương, qua đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024
    (TN&MT)- Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024 nhằm tăng cường việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và nhân rộng mô hình “công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Cần khung pháp lý đầy đủ để quản lý thuốc lá thế hệ mới
    (TN&MT) - Tại Tọa đàm “Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới” vừa diễn ra, đại diện cơ quan quản lý và các chuyên gia nhìn nhận, sự xuất hiện của thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trong thơi gian qua đã thay đổi cục diện thị trường thuốc lá tại Việt Nam. Tất các sản phẩm này đều là sản phẩm nhập lậu hoặc xách tay do thiếu khung pháp lý để kiểm soát.
  • Intracom Group: Đưa “bệnh viện di động” lên non cao
    (TN&MT) - Đưa đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, hệ thống trang thiết bị và thuốc điều trị lên vùng cao, nhằm giải quyết khó khăn về đi lại và chi phí cho bà con, chính là ý nghĩa của Hành trình nâng niu từng sự sống do Intracom Group thực hiện vào ngày 26/8.
  • Quản lý chặt dữ liệu để phòng chống trục lợi quỹ BHXH, BHYT
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố rà soát để cập nhật thông tin căn cước công dân, đảm bảo dữ liệu của người hưởng tại cơ quan BHXH đồng bộ với dữ liệu về dân cư.
  • Nhiều lợi ích khi tham gia BHYT hộ gia đình
    Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động Phòng, chống tác hại thuốc lá
    (TN&MT) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra hơn 8 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Cũng theo thông tin từ Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) – Bộ Y tế cho thấy, hàng năm Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, do đó, việc phòng, chống tác hại của thuốc lá là chiến lược quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và kinh tế đất nước.
  • Gen Z thanh lọc cơ thể để giải nóng trong người khi “sống về đêm”
    Gen Z đang chiếm trọn sự quan tâm của xã hội khi thế hệ này tiếp tục được ưu ái gọi là “thế hệ cú đêm”. Áp lực công việc, học tập, tác động từ công nghệ hay đơn giản là thói quen thức khuya khiến nhiều bạn trẻ dễ cáu gắt, nóng nảy, thiếu sức sống. Một thống kê cho thấy có tới 84% Gen Z có vấn đề về giấc ngủ.
  • Stress vì deadline, người trẻ thưởng trà để giải nhiệt cuộc sống
    Có rất nhiều cách để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, vực lại sức khỏe, xoa dịu tinh thần trước áp lực từ cuộc sống như nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, luyện tập thể thao, nghe nhạc, giải trí… Tuy nhiên với những iGen cuồng công việc theo hội chứng workaholic thì việc này không dễ dàng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO