Chiến dịch truyền thông mới trong điều trị HIV

08/05/2019, 08:51

(TN&MT) - Chiều 7/5, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, TS. Lã Thị Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế thành phố Hà Nội thông tin về chiến dịch truyền thông K=K đối với người nhiễm HIV. Chiến dịch này cũng là bước tiến quan trọng để Việt Nam cùng với cả thế giới hướng đến mục tiêu kết thúc chiến dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

chiến dịch này cũng là bước tiến quan trọng để Việt Nam cùng với cả thế giới hướng đến mục tiêu kết thúc chiến dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Chiến dịch K=K là một bước tiến quan trọng để Việt Nam cùng với cả thế giới hướng đến mục tiêu kết thúc chiến dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Trả lời các câu hỏi của các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội TS. Lan cho biết, K=K có vai trò rất quan trọng trong việc xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV và là nền tảng khoa học cho chiến lược “điều trị là dự phòng” việc điều trị ARV không chỉ nâng cao sức khỏe của người có HIV mà còn hạn chế nguy cơ lây truyền trong cộng đồng.

TS. Lã Thị Lan nhấn mạnh nếu tất cả những người có HIV đều biết tình trạng của mình, uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định và duy trì được tải lượng vi rút “không phát hiện” thì số ca nhiễm mới sẽ được giảm thiểu tối đa và từ đó kiểm soát dịch HIV.

Giải thích về chủ đề K=K TS. Lan cho hay, “Không phát hiện = không lây truyền” (hay còn gọi K=K) là một thông điệp mới về điều trị bằng thuốc khác virus (ARV) với người nhiễm HIV. Thông điệp này dựa trên bằng chứng khoa học và nhấn mạnh một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì không có nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục. Tải lượng virus không phát hiện được trong máu được định nghĩa khi có dưới 200 bản sao/ml máu.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội năm 2017, thành phố phát hiện 800 trường hợp nhiễm HIV. Năm 2018, do đẩy mạnh việc xét nghiệm, số trường hợp này tăng lên 1.290 người. Ba tháng đầu năm 2019, có 400 trường hợp đã được xét nghiệm dương tính với HIV (tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018). Với các biện pháp tăng cường, Hà Nội kỳ vọng sẽ phát hiện khoảng 3.000 trường hợp trong năm 2019.

Thống kê gần đây cho thấy, việc lây nhiễm HIV qua con đường tình dục đã trở thành phương thức lây truyền chủ yếu (tăng từ 34,4% năm 2015 lên 65,5% năm 2018). Vì vậy, bạn tình của người nhiễm HIV được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, đòi hỏi phải có những giải pháp và hành động, can thiệp dự phòng phù hợp hạn chế sự lây lan HIV qua đường tình dục. Do đó, từ tháng 5/2019, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch truyền thông K=K

Toàn cảnh Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ngày 7/5/2019
Toàn cảnh Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ngày 7/5/2019

Phương thức truyền thông K=K sẽ tập trung vào 2 điểm quan trọng là K=K chỉ đạt được khi người có HIV duy trì uống ARV hằng ngày theo chỉ định và định kỳ theo dõi tải lượng virus của mình. K=K chỉ áp dụng cho lây truyền qua đường tình dục, không áp dụng cho lây truyền qua đường máu và từ mẹ sang con. “K=K là phát hiện có tính đột phá đối với bản thân người nhiễm HIV và cộng đồng”.

Đáng chú ý, phát hiện này đã trút bỏ được gánh nặng sợ lây truyền cho người khác của người nhiễm HIV, giúp họ có hy vọng vào tương lai, không còn mặc cảm, kỳ thị bản thân và có thể xây dựng các mối quan hệ thân mật như người bình thường. Các cặp đôi bị nhiễm đang mong muốn có thai cũng có thể thụ thai mà không còn e sợ nguy cơ lây truyền nếu người bạn tình có HIV đang điều trị ARV và duy trì tải lượng virus “không phát hiện”.

Bên cạnh đó, hầu hết mọi người sẽ đạt được tải lượng virus không phát hiện được trong vòng 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị ARV. Tuy nhiên, thực tế, còn nhiều người không biết điều này và bắt đầu điều trị ARV khá muộn. Và việc người bệnh dừng thuốc hay quên thuốc đều có thể dẫn đến tải lượng virus gia tăng.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho 18 cơ sở điều trị tăng 5.000 chỉ tiêu điều trị mới, nâng tổng số lên 17.000 người. Các cơ sở điều trị phải “chạy chỉ tiêu” nên sẽ không gây khó khăn, phiền hà mà nhiệt tình giúp đỡ người bệnh. Ngoài ra, Hà Nội cũng áp dụng biện pháp thưởng tiền, với mức cao nhất là 1,8 triệu đồng cho bất cứ ai phát hiện người nhiễm HIV và đưa được người đó đi điều trị. Các nhân viên y tế động viên được người nhiễm HIV điều trị ARV tại ngay thời điểm phát hiện ra bệnh cũng được “thưởng nóng ở mức cao”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện “công sở không khói thuốc”
    (TN&MT) - Sau khi Bộ TN&MT ban hành Quyết định số 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị trực thuộc Bộ đã nghiêm túc triển khai thực hiện công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tạo dựng môi trường “công sở không khói thuốc”.
  • Tiền lương đóng BHXH hơn 5,7 triệu/tháng, doanh nghiệp chậm đóng tiếp tục tăng
    Trong năm 2022, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người lao động hơn 5,7 triệu đồng/tháng; chậm đóng BHXH tiếp tục tăng, trong đó chủ yếu diễn ra ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
  • BHXH tự nguyện: Nhiều lợi ích, thủ tục tham gia nhanh chóng
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện có giá trị nhân văn, ưu việt và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tham gia.
  • Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030
    (TN&MT) - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra.
  • Bộ TN&MT: Xây dựng cơ quan xanh - sạch - đẹp, không khói thuốc lá
    (TN&MT) - Thời gian qua, Công đoàn Bộ TN&MT đã triển khai phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong cán bộ, công chức, viên chức và lao động, trong đó có xây dựng môi trường không khói thuốc lá nơi làm việc. Xung quanh vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc phỏng vấn ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT.
  • Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk trao sữa đến trẻ em nhân dịp năm học mới
    (TN&MT) - Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước. Chương trình cũng đã hoàn thành mục tiêu dành tặng 1,5 triệu hộp sữa đến các em trong năm nay.
  • Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023
    (TN&MT) - Chung kết “Robotacon WRO 2023” với sự đồng hành của Vinamilk đã tìm ra các nhà vô địch giành tấm vé thẳng tiến tới bảng đấu quốc tế tại Panama.
  • Đề xuất tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản
    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách này, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia.
  • Muôn hình vạn trạng "chiêu thức" trục lợi Quỹ BHYT
    Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị trục lợi bằng nhiều hình thức, muôn hình vạn trạng, như một người sử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) nhiều lần; nhiều người mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB…, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết.
  • Thiết lập kịch bản phát triển người tham gia BHXH hiệu quả
    Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu sớm hoàn thiện kịch bản phát triển người tham gia BHXH phù hợp với tình hình chung của từng địa phương, qua đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024
    (TN&MT)- Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024 nhằm tăng cường việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và nhân rộng mô hình “công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Cần khung pháp lý đầy đủ để quản lý thuốc lá thế hệ mới
    (TN&MT) - Tại Tọa đàm “Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới” vừa diễn ra, đại diện cơ quan quản lý và các chuyên gia nhìn nhận, sự xuất hiện của thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trong thơi gian qua đã thay đổi cục diện thị trường thuốc lá tại Việt Nam. Tất các sản phẩm này đều là sản phẩm nhập lậu hoặc xách tay do thiếu khung pháp lý để kiểm soát.
  • Intracom Group: Đưa “bệnh viện di động” lên non cao
    (TN&MT) - Đưa đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, hệ thống trang thiết bị và thuốc điều trị lên vùng cao, nhằm giải quyết khó khăn về đi lại và chi phí cho bà con, chính là ý nghĩa của Hành trình nâng niu từng sự sống do Intracom Group thực hiện vào ngày 26/8.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO