Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái

16/10/2013 00:00

(TN&MT) - Tham dự và chủ trì có PGS.TS Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ TN&MT; đại diện các nước thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng cùng các tỉnh thuộc ĐBSCL.

(TN&MT) - Trong hai ngày 15 và 16/10/2013, tại Hà Nội, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ngân hàng Châu Á (ADB), Chương trình bảo tồn WWF khu vực, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực “Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái và quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học”. Tham dự và chủ trì có PGS.TS Bùi Cách Tuyến - Thứ trưởng Bộ TN&MT; đại diện các nước thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng cùng các tỉnh thuộc ĐBSCL.
   
Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến phát biểu
    
  Dự án gồm 3 hợp phần, đó là xây dựng khung chính sách quản lý đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả hơn ở cấp tỉnh, thông qua việc lồng ghép EBA vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường hợp tác và mở rộng quan hệ đối tác về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, trong bối cảnh biến đổi khí hậu giữa Việt Nam và Thụy Điển. Dự án này thực hiện tại Việt Nam từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2013 tại Việt Nam do Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam (SIDA) tài trợ, thông qua Chương trình hợp tác phát triển đối tác (PDC). Các đối tác tham gia thực hiện gồm có Tổng cục Môi trường, Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế-Chương trình WWF tại Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu khả năng thích ứng Stockholm, Đại học Stockholm Thụy Điển.
  Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến cho biết, các quốc gia Tiểu vùng Mêkông mở rộng được đánh giá là khu vực năng động và có tốc độ phát triển nhanh chóng, nền kinh tế và sinh kế người dân dựa nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với sự phong phú về hệ sinh thái, loài và nguồn gen. Các hệ sinh thái tự nhiên của khu vực này cần được bảo vệ để tránh thảm hoạ và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro khác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học ở khu vực này đang bị suy giảm nhanh. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng dần bị thu hẹp, số lượng cá thể và số loài hoang dã bị suy giảm mạnh, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Các quốc gia Tiểu vùng Mêkông mở rộng đã nhận ra tầm quan trọng của việc thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như là một ưu tiên phát triển. Những cách tiếp cận mới để thích ứng với rủi ro thảm hoạ ở cấp quốc gia và khu vực đã và đang được quan tâm, xây dựng.
  Giới thiệu về các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Raji Dhital, cán bộ Chương trình bảo tồn WWF khu vực cho rằng: Biến đổi khí hậu có tác động tiềm tàng đến đa dạng sinh học. Ở Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng sẽ có từ 133 đến 2.835 loài thực vật và 10 đến 213 loài động vật xương sống có thể bị tuyệt chủng. Nếu muốn thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, thì cần phải phục hồi rừng ngập mặn và phát triển lâm nghiệp bền vững. Giảm thiểu tác nhân gây ra biến đổi khí hậu bằng cách dựa vào hệ sinh thái. Vì hệ sinh thái có thể hấp thụ và tích tụ carbon, duy trì lượng carbon hiện tại và trong đại dương. Mặt khác thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sạch.   
    Đại biểu các nước tham dự Hội thảo cũng đã trao đổi về kinh nghiệm về phương pháp, cơ chế khung cho việc lồng EBA thích ứng với biến đổi khí hậu, các công cụ tài chính để duy trì và tăng chất lượng dịch vụ hệ sinh thái… Phương pháp này là cách thức để quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên đất, nước và sinh vật, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững một cách công bằng để hỗ trợ người dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do sự thay đổi môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu. Lồng ghép phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái với quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học là cách thức hiệu quả về chi phí, nhằm cải thiện việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra các lợi ích về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và hỗ trợ duy trì khả năng phục hồi của các hệ sinh thái.
   
Mai Chi
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO