Chia sẻ kết quả huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn nước tại Sơn La

Nguyễn Nga | 24/12/2021, 18:50

(TN&MT) - Ngày 24/12, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã phối hợp với Sở TN&MT Sơn La tổ chức Hội nghị chia sẻ kết quả thúc đẩy thực thi Luật tiếp cận thông tin, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn nước tại Sơn La.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu TP Sơn La.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 3 điểm cầu: Thành phố Sơn La, UBND huyện Mai Sơn và Thành phố Hà Nội.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, lần đầu tiên, Luật quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong hoạt động bảo vệ môi trường và khuyến khích tăng cường công khai thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, để phát huy vai trò giám sát, phản biện của cộng đồng dân cư. Do đó, thông qua việc thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy sự tham gia của người dân và hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong cải thiện các vấn đề ô nhiễm nước tại địa phương.

Báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ triển khai thực thi Luật tiếp cận thông tin và Luật Bảo vệ môi trường 2020, Chuyên gia CECR Ngô Thị Thu Hà cho biết: Từ nghiên cứu thực tiễn tại Sơn La, các chuyên gia đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về các quy định của 2 bộ Luật cho 49 cán bộ UBND thành phố và 12 xã/phường; đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các đơn vị.

Cán bộ địa chính các xã phường trên địa bàn thành phố Sơn La đã được tập huấn chuyên sâu về 2 bộ luật.

Qua đó, UBND thành phố Sơn La và 12 xã/phường trên địa bàn đã ban hành Quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin. UBND thành phố đã xây dựng danh mục các thông tin phải công khai, các thông tin công khai có điều kiện và các thông tin không được công khai; xây dựng chuyên mục "Tiếp cận thông tin" trên cổng thông tin điện tử của UBND thành phố.

Các phòng, ban thuộc UBND thành phố đã xây dựng danh mục thông tin phải công khai và danh mục thông tin cung cấp theo yêu cầu trong từng lĩnh vực. Trong đó, Phòng TN&MT thành phố đã xây dựng danh mục thông tin phải công khai và danh mục thông tin cung cấp theo yêu cầu trong lĩnh vực TN&MT.

Chuyên gia và nhóm cộng đồng nòng cốt thảo luận về phương pháp giám sát nguồn nước và xác định vị trí giám sát trên bản đồ.

Thông tin về kết quả thực hiện mô hình cộng đồng bảo vệ nguồn nước, TS Phạm Anh Tuân, Đại học Tây Bắc cho biết: Thời gian qua, nhóm chuyên gia đã hỗ trợ thành lập 3 nhóm cộng đồng nòng cốt tại 3 địa phương đại diện cho 3 khu vực của huyện Mai Sơn có suối Nậm Pàn chảy qua. Trong đó, xã Cò Nòi là khu vực thượng nguồn, thị trấn Hát Lót là khu vực trung lưu và xã Mường Bằng đại diện cho vùng hạ lưu.

Tại mỗi địa phương, đã tổ chức tập huấn cho các nhóm nòng cốt nâng cao năng lực về quyền tiếp cận thông tin, kỹ thuật giám sát nguồn nước thông qua hình thức chụp ảnh, quay video hiện trạng môi trường, xác định các vị trí giám sát, điền thông tin vào các phiếu giám sát để tổng hợp.

Kết thúc khóa tập huấn, nhóm nòng cốt đã xác định được địa điểm các thành viên thực hiện giám sát nguồn nước suối Nậm Pàn trong 1 tháng với các chỉ tiêu giám sát như màu, mùi nước trong suối, tình trạng rác thải trôi nổi trong lòng suối, tình trạng rác thải hai bên bờ suối. Các nhóm cộng đồng nòng cốt đã chủ động theo dõi sát sao các thông tin, chụp ảnh và ghi hình điểm giám sát 1 lần/tuần.

Nhóm cộng đồng nòng cốt thực hiện giám sát tại suối Nậm Pàn.

Cũng theo TS Phạm Anh Tuân, đánh giá sau thời gian giám sát, tại xã Cò Nòi, chất lượng nước tương đối tốt. Tại thị trấn Hát Lót, người dân 2 ven suối hầu như xả thải ra suối nên chất lượng nước xấu. Tại xã Mường Bằng, qua giám sát 9 vị trí, các thành viên tham gia giám sát có nhận định rằng, nước suối bị ô nhiễm, chỉ dùng cho tưới tiêu nhưng cũng có thời điểm không sử dụng được do lẫn rác, nhất là mùa mưa lũ.

Kết quả giám sát của 3 nhóm cộng đồng đã được tổng hợp, thể hiện qua bản đồ thông tin nền về hiện trạng nguồn nước suối Nậm Pàn và cập nhật lên nền tảng Google Earth bản web. "Huyện Mai Sơn nên tiếp tục duy trì mô hình này với những hỗ trợ cần thiết cho các nhóm cộng đồng nòng cốt để có được những thông tin kịp thời, góp phần trong việc ban hành các quyết định về bảo vệ môi trường" -TS Phạm Anh Tuân kiến nghị.

Qua triển khai các hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đã xây dựng Khuyến nghị chính sách về việc triển khai thực thi quy định công khai thông tin và cung cấp thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Với 3 nội dung chính gồm: Hỗ trợ thực thi công khai, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin 2 chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng nhằm thực hiện Luật bảo vệ môi trường 2020; Xây dựng mô hình cộng đồng giám sát và cung cấp thông tin về chất lượng nguồn nước cho công tác quản lý môi trường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
  • “Con tằm nhả tơ” cho sự nghiệp khoa học thủy văn
    (TN&MT) - Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy văn, cũng là từng ấy thời gian PGS.TS Vũ Văn Tuấn miệt mài dành tâm trí, sức lực cho các công trình nghiên cứu khoa học để tìm tòi và thực hiện các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước - đối tượng của Thủy văn học.
  • Sơn La: Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và VSMT 2023
    (TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO