Chi phí vốn cho năng lượng tái tạo rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch

Khánh Ly | 10/03/2023, 09:32

(TN&MT) - Nhóm Tài chính Bền vững Oxford vừa công bố báo cáo mới nhất trong Chương trình Rủi ro chuyển đổi năng lượng và chi phí Vốn (ETRC). Nghiên cứu chỉ ra, trên phạm vi toàn cầu, các công ty điện năng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ đang thấp hơn so với các công ty điện từ nhiên liệu hóa thạch.

Xu hướng này đặc biệt rõ rệt ở châu Âu. Điều đó cho thấy việc ban hành các chính sách và hành động thân thiện với khí hậu đã thành công khi thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch, biến đây trở thành một nguồn năng lượng có hiệu quả cao về mặt chi phí.

Theo Tiến sĩ Ben Caldecott, Giám đốc Nhóm Tài chính Bền vững Oxford, chi phí vốn là yếu tố chính quyết định tổng chi phí của các công nghệ năng lượng khác nhau và phản ánh những xu thế rủi ro mà thị trường tài chính nhận thấy, ví dụ, tốc độ thay thế than đá bằng năng lượng tái tạo.

Trọng tâm để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris là chuyển một lượng lớn vốn vào ngành năng lượng carbon thấp. Chi phí vốn hoạt động như một cơ chế truyền tải chính giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của cả các tổ chức tài chính lẫn doanh nghiệp, do đó đòi hỏi phải giảm chi phí vốn cho năng lượng sạch. Điều này sẽ giúp giảm giá cung cấp năng lượng tái tạo trên quy mô toàn cầu. Tiền lệ ở châu Âu cho thấy, các chính sách môi trường rất quan trọng trong việc định giá tài sản.

Trên toàn cầu, chi phí nợ của các công ty điện tái tạo là 6%, thấp hơn so với con số 6,7% của các công ty điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tương tự, các công ty điện tập trung vào năng lượng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu (15,2%) thấp hơn so với các công ty dựa vào nhiên liệu hóa thạch (16,4%).

nangluongmattroi2.jpg
Các công ty điện năng tái tạo với tỷ lệ điện gió, điện mặt trời cao đang có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ thấp hơn so với các công ty điện từ nhiên liệu hóa thạch

Ở châu Âu, chi phí chênh lệch vốn chủ sở hữu giữa các công ty điện lực có hàm lượng carbon thấp hơn và các công ty cùng ngành có hàm lượng carbon cao hơn đã ngày càng gia tăng theo thời gian. Ví dụ: từ năm 2015, các công ty có tỷ lệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió cao hơn trong cơ cấu năng lượng của họ đã giảm chi phí vốn chủ sở hữu từ 17% xuống 14%, trong khi những công ty có tỷ lệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió thấp hơn lại có xu hướng ngược lại. Điều này cho thấy, xu hướng các nhà đầu tư dự đoán những rủi ro liên quan đến nhiên liệu hóa thạch sẽ sớm tăng lên.

Báo cáo cũng chỉ ra, ở quy mô toàn cầu, khai thác than hiện có chi phí vốn cao nhất (chi phí nợ tăng lên 7,9% vào năm 2021 và chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên 18,2%), tiếp theo là sản xuất dầu khí và nhiên liệu tái tạo. Kể từ năm 2016, chi phí vay nợ để huy động vốn cho năng lượng tái tạo và công nghệ đang có xu hướng giảm, trong khi chi phí vay nợ cho khai thác than lại tăng lên.

Các chuyên gia nhận định, việc đầu tư vào các hoạt động sử dụng nhiều carbon cũng như vào các hoạt động thăm dò khai thác tiêu tốn nhiều chi phí trong ngành dầu khí đang ngày càng trở nên rủi ro. Cuộc xung đột Nga-Ukraine, vốn đã khiến giá dầu và khí đốt tăng lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua, càng thúc đẩy các nền kinh tế từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và chuyển dòng vốn sang năng lượng sạch.

Báo cáo này là phần thứ hai trong chuỗi các báo cáo nằm trong Chương trình Rủi ro Chuyển đổi Năng lượng và Chi phí Vốn (ETRC). Báo cáo đầu tiên phát hành vào năm 2021, theo dõi chi phí nợ trong lĩnh vực năng lượng và phiên bản cập nhật này mở rộng sang vốn chủ sở hữu, trái phiếu doanh nghiệp và dữ liệu kế toán bên cạnh các khoản vay hợp vốn.

Thông qua ETRC, Nhóm tài chính bền vững Oxford - trung tâm nghiên cứu tài chính bền vững lớn nhất trên toàn cầu kỳ vọng mang lại tầm nhìn rộng hơn về những thay đổi trong chi phí vốn của hệ thống năng lượng toàn cầu, giúp các nhà hoạch định chính sách nắm bắt những thay đổi của tâm lý thị trường và rủi ro trong các ngành phát thải nhiều khí nhà kính.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi phí vốn cho năng lượng tái tạo rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch
    (TN&MT) - Nhóm Tài chính Bền vững Oxford vừa công bố báo cáo mới nhất trong Chương trình Rủi ro chuyển đổi năng lượng và chi phí Vốn (ETRC). Nghiên cứu chỉ ra, trên phạm vi toàn cầu, các công ty điện năng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ đang thấp hơn so với các công ty điện từ nhiên liệu hóa thạch.
  • Công bố Danh sách Carbon Clean200 năm 2023
    (TN&MT) - Hai tổ chức As You Sow và Corporate Knights vừa phát hành Danh sách Carbon Clean200 năm 2023 - Bảng xếp hạng vinh danh 200 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai. Số liệu cho thấy, các công ty Clean200 đã tạo ra tổng lợi nhuận cao hơn các công ty nhiên liệu hóa thạch.
  • Thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL: Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao đời sống của người dân, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Lê Anh Tuấn - Giảng viên Cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ.
  • Dự báo thời tiết ngày 15/2, cả nước cục bộ có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/2, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, Gió đông bắc cấp 3. Trời rét. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào và dông vài nơi; khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông đến đông bắc cấp 2-3.
  • Điện mặt trời hưởng lợi từ khủng hoảng giá khí đốt tại châu Âu
    (TN&MT) - Ngày 13/12, tổ chức theo dõi năng lượng và khí hậu Energy and Climate Intelligence Unit (ECIU) đã công bố Báo cáo: Cú sốc giá năng lượng và làn sóng chuyển đổi sang năng lượng mặt trời. Báo cáo nhận định, thời gian hoàn vốn đầu tư các tấm pin mặt trời mái nhà và chi phí đầu tư trang trại điện mặt trời đang giảm nhanh, giúp tăng sức cạnh tranh so với các nguồn điện khác.
  • Thanh Hóa: Chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022- 2023
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 17574/UBND-NN về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022-2023.
  • Thiệt hại kinh tế do thời tiết khắc nghiệt gia tăng ở châu Á
    (TN&MT) - Chỉ tính riêng trong năm 2021, thiệt hại kinh tế do hạn hán, lũ lụt và lở đất ở châu Á đã tăng vọt lên tới 35,6 tỷ USD, ảnh hưởng đến gần 50 triệu người.
  • COP27: 9 quốc gia mới tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu
    (TN&MT) - Ngày 8/11, trong khuôn khổ Hội nghị COP 27 tại Sharm el Sheikh (Ai Cập), 9 quốc gia mới đã đồng ý tham gia Liên minh Điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA), gồm: Anh, Mỹ, Đức, Ireland, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bỉ, Colombia. Các nước đã cam kết tăng cường phát triển điện gió ngoài khơi nhanh chóng để giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng.
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO