Chi Lăng (Lạng Sơn): Tập trung phát triển công nghiệp, thương mại

PV | 22/12/2022, 13:16

(TN&MT) -Xác định phát triển công nghiệp, thương mại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy lĩnh vực này, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 36, ngày 25/6/2021 của BTV Tỉnh ủy về phát triển thương mại, dịch vụ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 45, ngày 1/9/2021 của BTV Tỉnh ủy về phát triển Công nghiệp (CN) tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 03 ngày 6/1/2022 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện Nghị quyết số 45 ngày 1/9/2021 của BTV Tỉnh ủy Lạng Sơn, huyện Chi Lăng đã phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện các giải pháp thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư khai thác, phát triển CN, thương mại, dịch vụ. Qua đó lĩnh vực Công Thương của huyện có nhiều chuyển biến tích cực và tiếp tục tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước.

anh-bai-tt-chi-lang-1.jpg
Lãnh đạo huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) giới thiệu về đặc sản Na Chi Lăng.

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng (KT&HT) huyện Chi Lăng, trên địa bàn huyện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa chủ yếu qua hệ thống chợ truyền thống. Các mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng của người dân. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được huyện thực hiện có hiệu quả. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt 1.134 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 7-8%/năm.

Đối với hoạt động xuất khẩu, huyện đã có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực của địa phương. Hướng xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước tiếp tục được huyện quan tâm triển khai thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tiếp cận các thị trường nước ngoài, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao giá trị xuất khẩu của địa phương.

Về hoạt động xúc tiến thương mại, huyện đã tham gia gian hàng giới thiệu Na và các sản phẩm OCOP của huyện tại Hội chợ thương mại kết hợp OCOP TP. Lạng Sơn 2022. Tổ chức thực hiện Chương trình truyền thông quảng bá Thương hiệu sản phẩm Na Chi Lăng và các nông sản đặc sản trên nền tảng kỹ thuật số với thông điệp “Na Chi Lăng - Ngọt ngào hương vị Xứ Lạng” để người tiêu dùng cả nước được biết đến đặc sản Na Chi Lăng và các sản phẩm OCOP của huyện Chi Lăng để nâng cao giá trị tăng thu nhập cho người dân.

Để phát triển thương mại, dịch vụ, huyện đã quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại. Công tác quy hoạch các hạng mục hạ tầng thương mại, dịch vụ tại khu vực trung tâm huyện, các xã, thị trấn tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Công tác thu hút đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia đầu tư vào địa bàn, như là đầu tư vào chợ, cửa hàng xăng dầu tại thị trấn Đồng Mỏ, khu chăn nuôi Bò sữa tại xã Vân Thuỷ, thực hiện các chương trình xây dựng mới trụ sở. Ngoài ra, các siêu thị mini, các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn huyện cũng tiếp tục có xu hướng phát triển...

Bên cạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, tình hình sản xuất CN, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, phương thức sản xuất kinh doanh từng bước được đổi mới, thị trường liên kết ngày càng được mở rộng. Các doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu, tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn huyện có 65 cơ sở sản xuất CN, tiểu thủ CN, sản phẩm chủ yếu là đá các loại, sản phẩm CN chế biến, điện thương phẩm, nước, xi măng. Tổng giá trị sản xuất CN, tiểu thủ CN năm 2022 ước đạt 2.346,2 tỷ đồng.

anh-bai-tt-chi-lang-2.jpg
Phối cảnh CCN phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ (Chi Lăng, Lạng Sơn).

Trong thời gian qua, Phòng KT&HT huyện tiếp tục tham mưu cho UBND huyện thực hiện thủ tục về quy hoạch, thành lập và thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn huyện như: Dự án CCN phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ, CCN Chi Lăng, CCN Đồng Mỏ...

Hiện nay huyện tiếp tục lập bổ sung phát triển thêm 2 CCN trên địa bàn (CCN Chi Lăng: 24.55 ha; CCN Đồng Mỏ: 66.46 ha) và đã phối hợp với các Sở, ngành chức năng của tỉnh để tích hợp vào quy hoạch phát triển CN của tỉnh thời kỳ 2021-2030, xét đến năm 2050, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

Huyện cũng đang đề xuất và phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh điều chỉnh cập nhật bổ sung CCN Chi Lăng và CCN Đồng Mỏ vào quy hoạch phát triển CN của tỉnh thời kỳ 2021-2030, xét đến năm 2050.

Giai đoạn 2021 – 2025, huyện Chi Lăng đề ra mục tiêu: Tốc độ tăng thêm bình quân giá trị ngành CN đạt từ 9-10%/năm; đến năm 2025 tỷ trọng ngành CN trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 32-33%, số lao động hoạt động trong lĩnh vực CN đạt trên 1.650 lao động, tăng 46,8% so với năm 2020. Giai đoạn 2026 – 2030 huyện phấn đấu, tốc độ tăng thêm bình quân giá trị ngành CN đạt từ 12-14%/năm. Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN đã được quy hoạch trên địa bàn, phấn đấu đầu tư hoàn thành ít nhất 1 CCN đi vào hoạt động. Đến năm 2030 tỷ lệ lấp đầy mỗi cụm cơ bản đạt trên 50%.

anh-bai-tt-chi-lang-3.jpg
Huyện Chi Lăng đang đẩy mạnh thu thút đầu tư phát triển hạ tầng CN, nhất là hạ tầng các Khu, CCN có trong quy hoạch và ưu tiên phát triển các ngành CN có tiềm năng, thế mạnh của huyện.

Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, huyện Chi Lăng xác định sẽ tập trung thực hiện các nhóm giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò tham gia của MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở trong phát triển CN. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách hành chính, thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển CN. Đồng thời, tạo lập môi trường, điều kiện kinh doanh thuận lợi cho phát triển CN, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển CN…

Bài liên quan
  • Bắc Ninh: Giao đất đợt 6 dự án Khu công nghiệp Yên Phong II – C
    (TN&MT) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ký Quyết định số 476/QĐ-UBND về việc giao đất cho Tổng công ty Viglacera - CTCP thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong II-C, tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong (đợt 6)

(0) Bình luận
Nổi bật
Ông Nguyễn Hữu Tiến được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Urenco
(TN&MT) - Sáng ngày 4/10/2023, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc diện Ban cán sự Đảng UBND thành phố quản lý.
Đừng bỏ lỡ
  • Petrovietnam ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ "Vì người nghèo" thành phố Hà Nội
    Tiếp nối truyền thống ngành dầu khí, phát huy văn hóa sẻ chia, tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội thành phố Hà Nội năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã trao ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” thành phố với số tiền 10 tỷ đồng.
  • Quảng Bình sẽ xây dựng 15 nghìn căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp
    Ngày 2/10, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 2777/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" tỉnh Quảng Bình.
  • Thanh Long Bay dẫn đầu xu hướng rời trung tâm về phố biển an cư
    (TN&MT) - TP.HCM đang chứng kiến một xu hướng di dời dân cư ra các đô thị vệ tinh liền kề. Tất cả nhờ vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng và giao thông khiến việc di chuyển từ nhà ngoại ô đến nơi làm việc trong trung tâm thành phố đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực dân số lên lõi trung tâm mà còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các đô thị mới.
  • Xu hướng “Chút Yên từ Thiên Nhiên” tưởng chừng sẽ lạ mà quen: Điều khiến mọi người không ngừng chia sẻ thời gian qua
    (TN&MT) - Cuộc sống bận rộn với bao nhiêu kế hoạch, bao nhiêu điều cần làm – phải làm – muốn làm – thích làm. Nhưng vì luôn sống hết mình từng khoảnh khắc nên chẳng thể tránh những lúc nguồn năng lực tích cực trong ta cạn kiệt. Vậy nên cộng đồng mạng đang chia sẻ nhau bí kíp để sống “tích cực bền vững” là chủ động tìm cho bản thân Chút Yên mỗi ngày để tái tạo tâm trí – cơ thể, nạp lại năng lượng tích cực và cân trọn ngày náo nhiệt?
  • VinFast VF 6 - Mẫu xe hứa hẹn “áp đảo” phân khúc B-SUV
    Với mức giá chỉ từ 675 triệu đồng, VF 6 nhận nhiều đánh giá tích cực nhờ hàm lượng công nghệ vượt trội so với sản phẩm cùng phân khúc, thậm chí ngang ngửa một số sản phẩm ở phân khúc cao hơn.
  • Một quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới muốn đồng hành cùng Masan, cam kết rót tối thiểu 200 triệu USD
    Ngày 02/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hay “Công ty”) công bố, Bain Capital – Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD đã đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 VNĐ (“Giao dịch”). Số tiền thu được từ Giao dịch này sẽ được dùng để nâng cao vị thế tài chính và tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của Masan.
  • Căn hộ hoàn thiện Zen Tower - Feliz Homes hút khách dịp cuối năm
    Căn hộ chung cư đang hoặc chuẩn bị bàn giao, gần trung tâm, tiện ích đa dạng, nhiều cây xanh… như ở dự án Feliz Homes luôn là các yếu tố được nhóm khách có nhu cầu ở thực quan tâm tìm kiếm, đặc biệt vào những tháng cuối năm.
  • DNNN phát huy tối đa nguồn lực, tập trung phát triển trên tất cả các lĩnh vực
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 3/10/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
  • Vượt khó ngoạn mục, Petrovietnam hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng
    Trong tình hình kinh tế thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có, với nỗ lực vượt bậc, 9 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực, góp những gam màu sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế.
  • Phân bón Cà Mau đưa bà con tham quan nhà máy
    Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau sẽ dành trọn tháng 10/2023 để đón tiếp hàng nghìn hộ nông dân tham quan nhà máy Đạm Cà Mau.
  • Thị trường cuối năm, dự án sắp bàn giao lên ngôi
    (TN&MT) - Thị trường nhà ở những tháng cuối năm 2023 đang trở nên sôi động hơn khi mặt bằng giá ở mức hấp dẫn và nhu cầu sở hữu nhà của người dân tăng lên. Trong đó, những dự án căn hộ đã hoàn thiện hoặc chuẩn bị bàn giao có nhiều lợi thế, thu hút nhiều khách hàng quan tâm.
  • EVNSPC: Tập trung gỡ khó cho các công trình điện
    (TN&MT) - Hiện nay, các công trình đầu tư phát triển lưới điện 110kV do Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) làm chủ đầu tư tại địa bàn tỉnh Đồng Nai và Trà Vinh đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vừa qua, EVNSPC đã làm việc với lãnh đạo các địa phương này để bàn giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO