“Check-in” cùng công trình thủy lợi cổ nhất ở Tây Bắc

Chính Tới - Ngọc Trâm | 01/04/2021, 14:02

(TN&MT) - Dọc theo dòng chảy đầu nguồn sông Nậm Mu xanh biếc uốn lượn trải dài theo những cánh đồng màu mỡ là những chiếc cọn nước (hơn trăm chiếc) làm nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đây là những công trình thủy lợi độc đáo, là phương thức lấy nước tưới ruộng cổ xưa nhất không chỉ lưu giữ tập quán canh tác đặc trưng của người vùng cao mà còn là điểm hấp dẫn du lịch sinh thái hiện nay.

Ông Mo Cương, già làng ở bản Bo kể: Trước đây, trên dòng chảy Nặm Mu này không chỉ có cọn nước, mùa nước cạn những bản người Thái, người Lự sống gần sông, họ còn làm nhiều cối nước, tiếng địa phương gọi là “đướng pê” (cối giã gạo bằng sức nước), không phải giã gạo bằng đạp chân. Nhờ những chiếc cọn nước này, ruộng đủ nước tưới, có ao chuông nuôi thả cá, nước dẫn về tận cầu thang nhà sàn để rửa chân.

Trông như một bánh xe khổng lồ, cọn nước góp phần tô điểm cho vẻ đẹp thơ mộng, dân dã của vùng núi Tây Bắc. Ảnh: Chính Tới

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, Tày, Lự, Dao… ở khu vực miền núi Tây Bắc được coi là những người làm cọn nước giỏi nhất với những cọn nước đủ các kích thước và hoạt động rất hiệu quả. Do đặc điểm lựa chọn vị trí cư trú gần các dòng suối nên từ xa xưa, các cư dân Tây Bắc đã sớm biết chế tạo và sử dụng cọn nước như một chiếc máy dẫn nước vào tưới ruộng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy cầm, nuôi cá ao hoặc dẫn nước về bản làng để sinh hoạt.

Cọn nước trên suối Muổi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Chính Tới

Để làm nên chiếc con nước, người ta lấy vật liệu từ rừng như: tre, nứa, gỗ, mây, vầu… tạo nên chiếc guồng hình tròn có đường kính khác nhau tùy theo khoảng cách mặt sông, suối với mặt ruộng để đưa nước lên, chiều cao của guồng nước phải cao hơn mặt ruộng ít nhất một nửa sải tay trơt lên. Nhờ các nan cọn được nối với trục quay thành khung vững chắc, những sợi dây mây, dây thừng dẻo dai buộc chặt mà guồng được dựng vững trãi, ngày đêm cần mẫn đưa nước lên ruộng bởi những chiếc gầu bằng ống bương liên tục đổ nước vào máng.

Du khách tham quan guồng nước bên suối Nậm Mu, xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Chính Tới

Cọn nước - hay còn có những tên gọi khác là guồng nước, bánh xe nước đã gắn với phương thức canh tác truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, trở thành nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Chúng không ầm ào tiếng máy, không hao tốn nhiên liệu hay điện năng như những chiếc máy bơm, máy xay xát nhưng giá trị của nó thì không hề thua kém.

Nướng cá suối. Ảnh: Chính Tới

Ngoài phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ngày nay những chiếc cọn nước này đã trở thành nét đặc trưng riêng của du lịch ở Bản Bo nói riêng, ở vùng Tây Bắc nói chung. Không đơn thuần chỉ là một công trình thủy lợi, chiếc cọn nước đã trở thành một biểu tượng, là bản sắc văn hóa độc đáo, là chứng nhân cho một nền văn minh lúa nước, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc. Chúng đã gắn với đời sống nhiều thế hệ, chứa đựng biết bao tâm huyết và trí tuệ của đồng bào dân tộc. Vì vậy, bảo tồn những vòng quay của cọn nước cũng là gìn giữ một lối sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc.

Bài liên quan
  • Đắk Lắk: Hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Đắk Lắk là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 cả nước với 48 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Trong những năm qua, với những chính sách quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế ở các vùng đồng bào DTTS. Trong đó, chú trọng công tác đầu tư, phát triển, hỗ trợ hộ nghèo. Từ đó, đời sống của đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk đã được nâng lên rõ rệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
(TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
  • Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp
    (TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.
  • [Infographic] - Chương trình bố trí dân cư các vùng khó khăn
    (TN&MT) - Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Chương trình bố trí dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng (Theo Quyết định số 590/QĐ-TTg). Chương trình nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
  • Thêm chính sách an cư cho đồng bào vùng thiên tai
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Chương trình 590), Hội đồng nhân dân tại nhiều địa phương như An Giang, Cà Mau, Quảng Trị, Kon Tum đã ra Nghị quyết thực hiện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO