Chàng trai trẻ khởi nghiệp từ ống hút tre

Ngọc Hà | 28/02/2022, 22:48

Một chiều đầu xuân, chúng tôi có dịp gặp chủ nhân của sản phẩm ấy – anh Nguyễn Văn Mão (35 tuổi, Nghệ An). Qua bàn tay rắn rỏi của chàng thanh niên xứ Nghệ này, những sản phẩm mang thương hiệu “ống hút tre Việt Nam” đã được biết đến đông đảo tại các thị trường trong nước và quốc tế.

ngoc-ha.-ong-hut-tre-6-.jpg
Nguyễn Văn Mão tại một buổi giới thiệu thương hiệu ở Đài Loan (Ảnh: Nguyễn Văn Mão)

Từ đam mê đến sáng tạo

Cách đây hơn 10 năm, chàng thanh niên Nguyễn Văn Mão một mình ra Hà Nội để lập thân. Ở vào độ tuổi sinh viên, cũng như các bạn đồng trang lứa, anh Mão rất đam mê âm nhạc. Anh đặc biệt bị mê hoặc bởi thanh âm của tiếng sáo trúc – thứ đưa anh đến với dự án khởi nghiệp bằng ống hút tre sau này.

Gian nan khởi nghiệp đầu tiên mà anh Mão phải đối mặc đó là sự đàm tiếu của nhiều người về một “thứ tre nứa không kiếm được ra tiền”. Tuy nhiên ít ai biết rằng, bằng đam mê, tinh thần khởi nghiệp hăng hái, anh Mão đã trở thành một ông chủ lớn của hàng chục đại lý kinh doanh sáo trúc và đang dần dần đi lên mạnh mẽ nhờ dự án ống hút tre nứa của mình.

ngoc-ha.-ong-hut-tre-3-(1).jpg
Ống hút tre chuẩn bị đưa vào máy sấy (Ảnh: Nguyễn Văn Mão)

Cơ duyên với dòng ống hút tre đến với anh sau khi mạng xã hội rộ lên phong trào #NoStrawChallenge (không dùng ống hút nhựa), một người bạn ngoại quốc khi xem anh Mão biểu diễn sáo đã đặt vấn đề liệu anh có thể tìm nứa nhỏ hơn để sản xuất ống hút được không. Anh chia sẻ “lúc đó, trong mình bùng lên một ý tưởng táo bạo, đó là sản xuất ống hút bằng tre thân thiện với môi trường để cạnh tranh với ống hút nhựa hay thậm chí là các vật liệu tự nhiên khác như cỏ bàng, sậy, giấy…”. Dự án khởi nghiệp từ ống hút tre của Nguyễn Văn Mão ra đời từ đó.

Ống hút tre – thân thiện với môi trường

Bắt tay vào dự án, năm 2018, Nguyễn Văn Mão đăng kí bảo hộ thương hiệu “ống hút tre Việt Nam” tại Cục Sở hữu trí tuệ. Anh đầu tư hẳn một dây chuyền hiện đại gần 1 tỉ đồng cho các công đoạn mài, sấy, hấp, luộc và khắc chữ ống hút.

Để tìm nguồn nguyên liệu, với kinh nghiệm làm sáo của mình, Nguyễn Văn Mão đã rong ruổi từ Thanh Hóa, Nghệ An vào tận khu vực Tây Nguyên nhằm tìm và chọn những loại tre, nứa chất lượng nhất. Anh cho biết tầm hai năm có thể tái thu hoạch lại nguyên liệu này. Vì là giống cây hút nhiều nước của các cây công nghiệp mùa khô, nên việc khai thác tre tạo điều kiện phát triển thảm thực vật phụ cận và phần nào hạn chế việc đốt rừng của người dân.

ngoc-ha.-ong-hut-tre-4-.jpg
Hệ thống sấy ống hút hiện đại (Ảnh: Nguyễn Văn Mão)

Một lô hàng thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tre, nứa được chọn là loại cây không được non vì dễ biến dạng ống và cũng không quá già để đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm, tốt nhất là các cây từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Chiều dài một ống khoảng 20 cm, tùy theo mục đích sử dụng của khách hàng như uống cafe, trà sữa… mà đường kính lòng ống sẽ được chọn cho phù hợp nhất.

Nguyên liệu thô sau khi thu hoạch sẽ được mang đi phơi. Sau đó người thợ bắt đầu cắt gọt, vát tròn miệng ống, đánh bóng, xử lý lòng và đem đi luộc sạch mủ cây. Tiếp đó ống hút được sấy trong lò với nhiệt độ khoảng 120 độ để đảm bảo khô kiệt nước. Sản phẩm hoàn thiện là loạt ống hút màu vàng bóng, nhẵn lòng và có mùi thanh của tre rất đặc trưng. Chính cái vị thanh đó đã được người dùng đón nhận và giúp Nguyễn Văn Mão tạo ra dấu ấn riêng cho các sản phẩm của mình để cạnh tranh trên thị trường.

ngoc-ha.-ong-hut-tre-5-.jpg
Sản phẩm ống hút tre hoàn thiện (Ảnh: Nguyễn Văn Mão)

Anh Mão còn cho biết: “Bên cạnh vị thanh đặc trưng, sở dĩ ống hút của mình được biết đến rộng rãi chính là nhờ thời gian tái sử dụng lên đến 6 tháng, và có thể phân hủy hoàn toàn vào môi trường. Hiện nay người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ thiên nhiên cho nên các sản phẩm của mình dù giá có cao hơn 1 chút so với mặt bằng chung nhưng vẫn được các cửa hàng, du khách tin dùng”.

Trước sự tăng mạnh đến bất ngờ về nhu cầu ống hút tre, anh Mão đã mở rộng quy mô sản xuất thêm hai phân xưởng nữa tại Gia Lai, Đồng Nai. Nhân công có khi huy động lên đến 200 người để sản xuất. Ước tính một ngày các cơ sở của anh có thể cho ra 100 nghìn ống thành phẩm để phục vụ thị trường.

Vươn ra quốc tế

Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu trong nước, Nguyễn Văn Mão cũng tiến hành cho xuất khẩu sản phẩm ống hút của mình ra thế giới thông qua những buổi xúc tiến, hội chợ quốc tế.

Trung bình mỗi tháng, cơ sở của anh xuất đi khoảng 5 đến 6 triệu sản phẩm và đem về thu nhập gần 10 tỷ đồng mỗi tháng. “Nếu như các mặt hàng khác bước ra thị trường quốc tế thường rất khó khăn, thì sản phẩm ống hút của mình lại nhận được sự đón nhận và tin dùng từ các thị trường lớn, nhất là châu Âu – bởi vì khu vực này ngày càng hạn chế việc sử dụng rác thải nhựa” – anh Mão nói.

ngoc-ha.-ong-hut-tre-2-.jpg

Hiện nay, thương hiệu ống hút của anh đã đi khắp các thị trường từ châu Âu đến các khu vực châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc. Dự kiến trong tương lai, sản phẩm này sẽ tiếp tục có mặt tại những nước châu Á phát triển khác. Với triển vọng như vậy chỉ mới 35 tuổi, Nguyễn Văn Mão đã nổi lên thành một doanh nhân thành đạt với danh hiệu “tỉ phú ống hút tre”.

Trao đổi về triển vọng dự án của Nguyễn Văn Mão, ông Vũ Minh Lý – Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT, Bộ TN&MT cho biết: “Dùng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường là xu thế tất yếu của toàn cầu. Tôi tin rằng các doanh nghiệp sẽ nắm bắt được yêu cầu, tiêu chí quốc tế để xuất khẩu những sản phẩm như vậy. Và không chỉ ống hút tre mà những sản phẩm thân thiện với môi trường khác sẽ có triển vọng rất lớn để gia nhập vào thị trường quốc tế”.

Nhìn vào ánh mắt cương nghị của chàng thanh niên xứ Nghệ, tin chắc rằng dự án khởi nghiệp của với tre, nứa sẽ thành công hơn nữa. Qua đó góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến với đông đảo người tiêu dùng hiện nay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Phụ nữ Thủ đô sống xanh, tiêu dùng sạch
    (TN&MT) - Hình ảnh những người phụ nữ xách làn đi chợ tưởng đã mai một, giờ đây bắt đầu trở lại và trở nên quen thuộc tại nhiều tổ dân phố ở quận Hà Đông (Hà Nội).
  • Trồng rừng gỗ lớn đang phát triển mạnh ở huyện biên giới Quế Phong
    Nghệ An là tỉnh sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước, phong trào trồng mới rừng phát triển mạnh mẽ, những năm qua Nghệ An đang hướng mạnh mục tiêu trồng rừng gỗ lớn. Tại huyện biên giới Quế Phong, mô hình này đang được phát triển mạnh giúp người dân địa phương giảm nghèo, phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Sinh – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt xung quanh vấn đề này.
  • Bớt túi nylon, giảm rác thải nhựa: Hành động nhỏ cho tương lai xanh
    Với thông điệp “Bớt túi nylon, thêm nhiều mầm sống,” sáng 03/7, các nhà bán lẻ hàng đầu như TH true mart, Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, AEON Việt Nam, LOTTE Mart Việt Nam, đã vận động khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách không sử dụng túi nylon tại hệ thống các cửa hàng của mình.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Bơi sông dọn rác

    Bơi sông dọn rác

    11:03 23/05/2023
    (TN&MT) - Những ngày cuối tuần, nhóm tình nguyện Hà Nội Xanh lại hẹn nhau tại một địa điểm cụ thể trên một con sông của Hà Nội: Tô Lịch, Nhuệ, Đáy… Không phải để bơi, mà để dọn rác.
  • Hành trình hồi sinh những dòng suối chết
    (TN&MT) - Với mong muốn làm sạch những con kênh, suối trên địa bàn thành phố Sơn La, Đoàn phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La đã kêu gọi, vận động lực lượng đoàn viên thanh niên ra quân dọn dẹp môi trường, thu gom rác thải tại các khu vực suối có hiện tượng ô nhiễm.
  • Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
    (TN&MT) - Suối Thia trước sạch là thế, gần đây, những bãi rác tự phát mọc lên ngày càng nhiều, nhất là đoạn chảy qua thôn Mảm 1, xã An Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Vừa qua, hơn 10 hộ gia đình đã tự nguyện cùng nhau nhặt rác, làm sạch dòng suối.
  • Những ngôi trường “xanh” tại Phú Thọ
    (TN&MT) - Nếu thói quen và nhận thức của trẻ em về môi trường được nâng cao, trẻ em có thể sẽ là “lực lượng nòng cốt”, những “chiến binh” tương lai trong công cuộc bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, nhiều trường học đã lồng ghép các hoạt động về môi trường trong quá trình giảng dạy, giúp các em nhận thức được về môi trường xung quanh, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
  •  Biến rác thải thành sản phẩm tiêu dùng hữu cơ, nâng cao thu nhập cho người nghèo
    (TN&MT) - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - UNDP Accelerator Lab đã phát đi thông điệp “Hành trình trong đổi mới sáng tạo từ cộng đồng” nhằm tôn vinh các nhà đổi mới sáng tạo cấp cơ sở trên toàn cầu trong giải quyết các thách thức về vấn đề môi trường tại địa phương, trong đó có bà Trịnh Thị Hồng (người sáng lập Minh Hồng Biotech) đã có những sáng kiến, chế tạo rác thải thành các sản phẩm hữu cơ, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời mở ra cơ hội làm việc cho phụ nữ nghèo
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
  • Trân trọng sách - Trân trọng môi trường
    (TN&MT) - Bạn thường xử lý những quyển truyện, cuốn sách sau khi đã đọc xong như thế nào? Hãy đem đến Căn Phòng Đầy Sách - nơi trao đổi, sẻ chia những kho tàng kiến thức.
  • Lăn bánh ước mơ xanh

    Lăn bánh ước mơ xanh

    10:03 09/03/2023
    (TN&MT) - Trẻ em sinh sống ngoài đảo thiệt thòi hơn trong việc tìm kiếm không gian vui chơi so với trẻ em ở đất liền. Nguyên nhân do hạn chế về diện tích, tài nguyên, và địa lý. Được thỏa thích vui chơi trong một sân chơi lành mạnh, an toàn có thể giúp trẻ em phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO