Xã hội

Chàng thanh niên trẻ làm giàu từ cây chuối

Đình Tiệp 16:39 09/06/2023

Tôi tình cờ biết Chiến qua lời kể của một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ. Hay tin cậu thanh niên “mới tí tuổi đầu” đã làm chủ một Hợp tác xã chuối xuất khẩu thì tôi  xin địa chỉ, háo hức “lên đường” tìm hiểu về tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, được nhiều người dân địa phương nể phục này.

Đưa chuối về làng

Tôi tìm về xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An trong một buổi trưa hè nắng gắt. Địa chỉ tôi tìm đến là nhà anh Lê Văn Chiến - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX chuối sạch Mỹ Thành, xã Đồng Văn (Tân Kỳ - Nghệ An). Tôi đã gọi Chiến là “ông chủ nhỏ”.

“Ông chủ nhỏ” định mời chúng tôi ngồi trong nhà uống trà trước nhưng vì sự háo hức nên tôi yêu cầu được lên thăm đồi chuối của Chiến luôn. Trên đường đi, Chiến kể rằng, Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn như các bạn cùng trang lứa nên không có công việc ổn định.

anh-1.jpg
Những đồi chuối bạt ngàn của anh Chiến.

Trong một lần theo chúng bạn vào miền Nam tìm việc, Chiến tình cờ xin được việc vào làm tại một Công ty ở tỉnh Đồng Nai chuyên trồng và xuất khẩu chuối đi các nước trên thế giới. Sau khi vào làm việc tại đây, Chiến chợt nghĩ đến việc tại sao mình không thử đưa giống chuối này về quê mình trồng nhỉ?

Thế là em đưa ra một quyết định “liều lĩnh”: Đi gặp giám đốc! Khi em trình bày ý tưởng, nguyện vọng, không ngờ anh giám đốc lại nhiệt tình ủng hộ đến vậy. Anh cam đoan bao tiêu hết sản phẩm nếu em làm được, đồng thời hỗ trợ giống, kỹ thuật và một số vật tư khác.

anh-2.jpg
Dẫn khách đi thăm chuối.

“Được giám đốc bảo lãnh đầu ra, em ôm mấy gốc chuối non, nhảy xe về quê ngay. Lúc đầu ai nhìn thấy cũng cười, họ ngạc nhiên lắm. Mình cứ lẳng lặng trồng thử đã. Thế mà thành công hơn cả mong đợi đấy, anh ạ” - Chủ tịch HĐQT Lê Văn Chiến chia sẻ.

Nhưng chỉ với 2 ha đất nhà mình thì không đủ sản lượng để bán cho công ty, ông chủ Chiến đã đi vận động bà con trong xóm cùng nhau trồng chuối. Chiến nói: Em cam kết với họ, trồng chuối sẽ cho thu nhập gấp nhiều lần trồng keo, và quan trọng là họ đã tận mắt thấy vườn chuối của em “không thể đẹp hơn được nữa”. Kết quả là 11 hộ dân đã góp 6 ha đất để thành lập nên HTX chuối sạch Mỹ Thành.

anh-3.jpg
Bể nước “chống hạn” cho cây chuối.

“Ông chủ nhỏ” chốc chốc lại phải dừng bước chờ chúng tôi, vì đường mỗi lúc một dốc. Giữa những phút nghỉ ngơi ấy, Chiến lại giảng giải về kỹ thuật và kinh nghiệm trồng chuối nhiều năm qua của mình.

“Nghệ An mình mùa nào cũng có gió tương đối lớn, do vậy phải chuẩn bị nhiều dây chạc để néo cho chuối khỏi đổ, cái giống này mà đã đổ xuống là hỏng luôn” - Chiến chỉ vào chằng chịt dây rợ, sành sỏi giải thích.

anh-4.jpg
Anh Chiến giảng giải về kỹ thuật trồng chuối cho khách.

Đến đỉnh dốc, những chiếc hố được đào với diện tích khoảng vài m2 và được lót bạt cẩn thận cũng được Chiến giải thích là dùng để làm nơi trữ nước tưới cho cây chuối: “Những cái hố này dùng để “chống hạn” cho cây chuối. Chuối là cây nhiều nước nhưng khi nắng nóng quá thì cũng cần phải tưới bổ sung nước không là nó bị héo và chết. Em “chống hạn” cho chuối em bằng cách này đấy” - Chiến, kể.

Cây kỳ vọng thoát nghèo

Chúng tôi cuốc bộ đi hết hai cánh rừng chuối, đến cánh rừng thứ ba thì nghe tiếng nhiều người í ới nhau trong rừng chuối. Thật may mắn cho tôi là cánh rừng chuối này đang độ thu hoạch. Khoảng 20 nhân công đang hối hả cõng chuối về bãi tập kết. Anh Nguyễn Trọng Thanh, người có mặt từ những ngày đầu “vỡ đất” cho rừng chuối, cho biết: Chúng tôi được trả tiền công 300.000 đồng/ngày. Tôi thấy đây là mức lương thỏa đáng với lao động nông thôn như chúng tôi.

anh-5.jpg
Công nhân đang thu hoạch chuối.

Cũng theo anh Thanh, từ ngày có HTX chuối sạch Mỹ Thành, các anh không lúc nào hết việc, từ chăm sóc, làm cỏ, chằng dây, tưới tắm rồi đến thu hoạch…

Vui không kém Chủ tịch Chiến là ông Nguyễn Vịnh Sơn, thành viên của HTX chuối sạch Mỹ Thành. Ông cười rõ tươi, rằng: Lúc đầu nghe thằng Chiến nói, tui cũng không mấy tin tưởng, vì hắn còn con nít. Nhưng thấy hắn làm, rồi mình cộng tác, nhất là qua đợt thu hoạch vừa rồi thì phải nể hắn cả ngàn lần. Mới vụ đầu tiên thu hoạch, trừ hết các chi phí, mỗi ha chuối thu lãi ròng hơn 350 triệu đồng đấy.

“Này nhé, mỗi kilogam chuối có giá 5.000 đồng, mà mỗi buồng có trọng lượng bình quân là 16kg, vị chi mỗi buồng có giá khoảng 80.000 đồng. Mà mỗi năm, chuối lại cho thu hoạch 3 vụ, ổn lắm” - Ông Sơn không giấu được niềm vui.

anh-7.jpg
anh-6.jpg
Sản phẩm chuối thu hoạch đến đâu tiêu thụ đến đó và rất được giá.

Tôi lại gặp may khi được cùng Ban quản trị HTX tiếp một vị khách xin đến học tập, cũng là một thanh niên còn rất trẻ - anh Ngô Anh Đức. Đức là chủ một vườn cam nổi tiếng ở xã Tân Phú, huyện Tân Kỳ hay tin HTX chuối của Chiến đã rất thành công, Đức xin đến để học tập kinh nghiệm với mong muốn thay đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao cho bà con ở xã mình.

Đức cho biết, ở xã Tân Phú, nhiều bà con cũng đang loay hoay với các loại cây trồng như mía, sắn, cây keo... nhưng xem ra cũng chưa có hiệu quả. “Tôi sẽ thử nghiệm giống chuối này trước để thuyết phục bà con trồng theo. Hy vọng cây chuối của anh Chiến mang về sẽ là cây thoát nghèo ở vùng quê chúng tôi” - Ngô Anh Đức, nói.

Được biết, với sự hiệu quả bước đầu, HTX Mỹ Thành đã mở rộng trồng thêm được hơn 30 héc ta nữa vào cuối năm 2022, trong đó một phần diện tích đất là do các thành viên góp và một phần thì đi thuê lại đất của các hộ dân khác.

anh-8.jpg
Anh Chiến đang trao đổi với khách đến học tập mô hình.

Ông Nguyễn Công Trung – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ cũng rất kỳ vọng vào loại cây mới mà “không mới” đối với người dân nông thôn: “Chuối là cây không mới đối với bà con nông dân. Tuy nhiên, cây chuối của anh Chiến lại là một loài giống khác và với khả năng xuất khẩu có giá trị cao thì huyện rất kỳ vọng vào sự hiệu quả lẫn lan tỏa trong bà con nông dân để giải quyết bài toán “trồng cây gì” cho huyện nhà” – Ông Trung, chốt lại.

Bài liên quan
  • Sắc xanh tình nguyện trong tâm lũ
    (TN&MT) - Những ngày vừa qua, cùng với bộ đội, công an, dân quân tự vệ… hàng trăm đoàn viên, thanh niên khoác trên mình màu áo xanh tình nguyện đã xắn tay giúp đỡ người dân và chính quyền khắc phục hậu quả từ trận lũ quét kinh hoàng xảy ra ở huyện vùng biên Kỳ Sơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngân Sơn (Bắc Kạn): Sinh kế bền vững từ trồng đào
    (TN&MT) - Từng là một huyện nghèo nhất cả nước, những năm qua, người dân huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã chú trọng phát triển cây đào thành sản phẩm hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể và góp phần tăng sức hút cho kinh tế, du lịch của địa phương.
  • Huyện Yên Thế (Bắc Giang): Nâng cao chất lượng cuộc sống vùng dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã thực hiện các chính sách dân tộc, triển khai đồng bộ, kịp thời đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
  • Chăn trâu trên đỉnh Pu Ca và khát vọng thoát nghèo...
    Đỉnh Pu Ca rộng hàng trăm héc - ta đất của bản Pó Hóng, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) bị hoang hóa, không cây gì mọc ngoài cỏ gianh và cây chó đẻ… và trở thành bãi thả trâu của cộng đồng người Thái mỗi khi cánh đồng Mường Thanh vào vụ gieo cấy. Cũng tại nơi này, cộng đồng người thả trâu đã dựng lều, dựng trại… hàng trăm con trâu của bản được đưa lên tập trung, chăn thả. Mỗi hộ cử 1 người lên sống ở Pu Ca chỉ để thả trâu… và cũng nhiều gia đình thoát nghèo từ đó.
  • Người dân vùng lũ Mù Cang Chải và niềm vui nhà mới
    (TN&MT) - Sau hơn một tháng kể từ ngày xảy ra trận lũ quét kinh hoàng, đến nay, hàng trăm hộ dân ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã và đang tích cực khẩn trương đẩy tiến độ làm nhà để chuyển tới nơi ở mới.
  • Khánh Hòa: Quy hoạch ven biển Nha Trang theo hướng ưu tiên phục vụ công cộng
    Khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng có chiều dài 15 km, tổng diện tích khoảng 240 ha. Đây là khu vực có giá trị cao, đặc thù về cảnh quan và có vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển của TP. Nha Trang; đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng với tính chất chủ đạo là khu công viên công cộng, phục vụ cộng đồng, có bố trí xen kẽ số công trình điểm nhấn mang yếu tố biểu tượng như: Nhà hát Đại Dương, cầu An Viên, ngôi làng ven biển, khu phức hợp bảo tàng Yersin... với thiết kế không gian mở, hài hòa và thuận lợi cho các sinh hoạt của người dân và du khách.
  • Tạo dựng diện mạo đô thị Huế văn minh, thân thiện, hiện đại
    Trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, việc xây dựng diện mạo đô thị Huế văn minh, thân thiện, hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh đang tập trung hướng đến. Nhiều vấn đề về môi trường, chỉnh trang đô thị, áp lực giao thông và quy hoạch mạng lưới giao thông rất cần các giải pháp căn cơ, phù hợp. Xoay quanh nội dung này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
  • Nông dân Điện Biên tích cực xây dựng NTM và bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Sáng 19/9, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã đánh giá, tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 – 2023; triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu khóa X, nhiệm kỳ 2023 – 2028, theo đó thành tích nổi bật của nông dân Điện Biên trong nhiệm kỳ qua là phong trào xây dựng Nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường.
  • Đại hội Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2023 - 2028: Thành công tốt đẹp
    (TN&MT) - Sáng 19/9, Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đoàn kết - Sáng tạo - Trách nhiệm - Phát triển”, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức phiên họp trọng thể. Tham dự Đại hội có ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai…
  • Điện Biên: Thông các tuyến đường vùng cao sau mưa lũ
    (TN&MT) - Mùa mưa năm 2023 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra nhiều đợt mưa to và rất to gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đặc biệt làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông, khiến cho việc đi lại, lưu thông của người và phương tiện trở lên khó khăn. Thế nhưng đến nay, bằng sự nỗ lực, cố gắng, tập trung nguồn lực để khắc phục, sửa chữa, các cung đường giao thông của các địa phương trong tỉnh Điện Biên đã được khôi phục trở lại, giao thông đi lại an toàn và thông suốt.
  • Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, công tác tư vấn, giới thiệu tạo việc làm, đào tạo nghề luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chú trọng triển khai, ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn, góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.
  • Hậu Giang: Phụng Hiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT)- Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang đang tập trung triển khai chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
  • Nga Sơn (Thanh Hóa): Mở rộng diện tích thâm canh và phát triển các sản phẩm từ cói
    Nga Sơn là huyện có diện tích trồng cói lớn nhất cả tỉnh Thanh Hóa. Đây là sản phẩm giúp nông dân duy trì thu nhập trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, gần đây diện tích trồng cói bị thu hẹp, việc mở rộng phát triển các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ cói gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ ảnh hưởng đến những thành quả của hoạt động giảm nghèo của địa phương. Trước thực trạng trên, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Quách Thị Khuyên, Trưởng phòng NN&PTNN huyện Nga Sơn để nắm rõ hơn định hướng và kế hoạch phát triển diện tích thâm canh cói trong giai đoạn tới.
  • Quảng Nam: Khai thác thế mạnh đất đai, thổ nhưỡng để phát triển nông, lâm nghiệp sạch
    Tận dụng sự dồi dào về tài nguyên đất đai, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã áp dụng nhiều giải pháp phát triển kinh tế lâm - nông nghiệp nhằm tạo đa dạng sinh kế vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu rừng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO