Chạm mùa... bật dậy tiếng xuân

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý | 22/01/2023, 01:15

(TN&MT) - Đến rồi nguyên đán, tâm hồn ta chạm khẽ vào mùa khởi niên và tiếng xuân dìu dặt rung bật lên. Ngân nga bao cung bậc yêu thương trong những gì quen thuộc nhất. Tiếng xuân hay tiếng non sông yêu dấu đang bay lên trong bản giao hưởng mang tên Việt Nam.

Với đất nước Việt Nam, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, nhưng xuân dường như có nét duyên không mùa nào sánh được. Xuân là mùa khởi đầu của một năm, sau những ngày đông âm u lạnh lẽo, đất trời hửng sáng ấm áp. Tính theo lịch ta có Tết cổ truyền mở đầu cho mùa khởi niên cây cối nảy lộc đâm chồi, trăm hoa đua nở, chim hót líu lo. Những mơn mởn, tươi tắn hòa cùng nắng non, gió nhẹ… thiên nhiên hòa với lòng người lâng lâng. Trong cảnh sắc thiên nhiên như thế, ai chẳng hy vọng về những điều tốt đẹp; trước hết, không gì khác là cuộc sống hạnh phúc, yên bình.

22a.jpg

Chạm vào mùa xuân, cũng như muôn người, tôi cảm nhận được điệp khúc diệu kỳ của vũ trụ bao la, vừa rất đỗi xa xăm vừa vô cùng gần gũi. Chạm vào mùa xuân, nghe ngân rung trong tâm hồn mình hơi đất khí trời, cái nao nức lặng lẽ của nhựa sống chuyển dịch trong từng thân cây ngọn cỏ, cái dạt dào lấp lánh của dòng sông Giêng, Hai... Với dân tộc Việt Nam, sự hàm ơn bao giờ cũng được coi trọng. Nghĩ rằng, đó là luân lý sống của dân tộc này. Ta biết ơn trời đất, núi sông, biển đảo...; biết ơn tổ tiên ông cha đã khai mở dựng xây, gìn giữ giang sơn này; biết ơn những cống hiến hi sinh lừng danh và vô danh của bao nhiêu thế hệ; biết ơn những gì ta đã có, đang có và sẽ có... Sự biết ơn được coi là phẩm tính của người Việt Nam, thật gần gũi với những gì Phật dạy: Hãy sống trong thế giới biết ơn. Một câu thơ cổ tôi nhớ đã diễn đạt rất hay về điều đó: Mộc xuất thiên chi do hữu bản/ Thủy lưu vạn phái tố tòng nguyên (Cây nẩy ngàn cành nhờ có gốc/ Muôn vạn dòng nước đều phải có nguồn).

Tết Việt, từ muôn đời nay vẫn mang trong nó sự tri ân giản dị. Đằng sau nén hương, ly rượu, chén trà, hoa trái, mâm cỗ dâng cúng trời đất, tổ tiên ông bà và những người đã khuất chứa đựng một ý nghĩa nhân sinh trong sáng, lành mạnh và cũng rất thiêng liêng. Sự thiêng liêng không xa vời, trừu tượng mà dường như đã ẩn sâu vào cảm nhận của mỗi người con đất Việt. Nói tới tổ tiên ông bà là nói tới nguồn cội tựa như cây có gốc rễ, sông có nguồn mạch vậy. Với dân ta, Tết không chỉ để mừng đón năm mới mà còn là sự nhớ lại, khắc ghi những ai đã cho mình cuộc sống. Tết ta chứa đựng trong nó những mạch vỉa văn hóa truyền thống riêng biệt, độc đáo. Đơn cử như chiếc bánh chưng bánh dày, mâm ngũ quả cũng mang trong đó thế giới quan hồn nhiên và nhân sinh quan sâu sắc của người Việt.

Trời - đất - con người muôn thuở gắn kết vững bền; ứng xử đúng mực với thiên nhiên là lựa chọn sáng suốt nhất của nhân loại. Con người sẽ lãnh đủ hiểm họa khi đối xử thô bạo với thiên nhiên. Những gì đang xảy ra, sẽ xảy ra là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, xanh là màu chủ đạo của tương lai. Đã đến lúc phải nói rằng, cuộc sống trên Trái đất chỉ tồn tại và phát triển bền vững khi xanh hóa trở thành xu hướng tất yếu của các nền kinh tế, của thiên nhiên, môi trường. Chuyện chẳng còn xa xôi nữa và cũng không phải của riêng ai khi sự biến đổi khí hậu đang hiển hiện từng ngày. Trái đất nóng lên. Bão mưa, hạn hán bất thường. Cộng thêm, xung đột chiến tranh và dịch bệnh. Loài người đứng trước nhiều thách thức không hề bé nhỏ và đơn giản, trong đó thách thức số 1 thuộc về môi trường sống. Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng ô-dôn, băng tan, nước biển dâng, môi trường nhiễm bẩn… chuyện thường ngày của địa cầu. Giật mình khi biết rằng lượng CO2 từ nhiên liệu hóa thạch đã đạt ngưỡng kỷ lục trong năm 2022. Những hồi chuông đã lần lượt gióng lên, không chỉ là cảnh báo, mà đã là báo động!

22.jpg

Tranh: Nguyễn Quang Trung

Lại nghĩ tới cái bánh chưng xanh của người Việt. Trời tròn đất vuông là sự hình dung không chuẩn xác về ngôi nhà chung của nhân loại nhưng màu xanh của chiếc lá gói bánh sao gần vậy với khát vọng được sống trong một thế giới xanh. Cái thế giới ấy thơm thảo tựa những hạt nếp trắng ngần ấp ủ nhân bánh (đỗ, thịt...) như Trái đất bao bọc tài nguyên quý báu trong lòng mình.

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Từ Tết ta, lại nghĩ tới cái bánh chưng xanh của người Việt. Trời tròn đất vuông là sự hình dung không chuẩn xác về ngôi nhà chung của nhân loại nhưng màu xanh của chiếc lá gói bánh sao gần vậy với khát vọng được sống trong một thế giới xanh. Cái thế giới ấy thơm thảo tựa những hạt nếp trắng ngần ấp ủ nhân bánh (đỗ, thịt…) như Trái đất bao bọc tài nguyên quý báu trong lòng mình. Có một ý nghĩ vui vui thế này, nếu có dịp nào đó Việt Nam được đăng cai một hội nghị thế giới về khí hậu, ta hãy chọn chiếc bánh chưng xanh làm biểu tượng. Khi ta lý giải ngọn nguồn chắc bạn bè thú vị lắm đấy. Bánh chưng xanh Việt Nam trở thành hình tượng đẹp cho nơi loài người cư trú. Như thế, cổ tích trở thành câu chuyện của hôm nay, chiếc bánh chưng xanh vượt qua ý nghĩa hiếu lễ để can dự vào vấn đề nóng bỏng của thời đại: khí hậu Trái đất.

Khi những bờ lau trổ cờ trắng xóa phơ phất trong gió lạnh, dân tôi bảo thế là đã qua mùa bão rồi. Ở thời nào cũng vậy, con người trong chặng sống của mình đều phải Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm (Ca dao). Ai mà chẳng mong mưa thuận, gió hòa. Mấy năm nay, thời tiết đến lạ, hết hạn cục bộ, hạn tràn lan lại tới bão, siêu bão nối nhau dày đặc. Kèm theo bão là mưa to, mưa rất to. Lũ quét, lũ ống xảy ra cả ở những thành phố lớn. Rồi, núi lở, núi trôi… Sự bình yên cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào sự thuận hòa của thiên nhiên. Thiên nhiên bất ổn là nguyên nhân lớn nhất làm cho con người bất an. Mùa bão thường qua khi những đợt gió lạnh từ phương bắc tràn về. Theo dòng chuyển động của thời gian thì mùa xuân lại về. Ai hát, ai đang hát đấy nhỉ, Em ơi mùa xuân đến rồi đó. Thắm đỏ ngàn hoa sắc mặt trời. Nghe không gian mênh mông trong lời ca yêu thương đến với muôn người. Đến với muôn đời… Mùa xuân, cái không gian tươi mới làm cho ta vợi đi những nỗi âu lo và vun thêm nhiều hy vọng sáng đẹp về ngày mai. Chiều cuối cùng của năm cũ tính theo nguyệt lịch, đêm trừ tịch lây phây mưa bụi, phút giao thừa bâng khuâng, đến rồi nguyên đán, tâm hồn ta chạm khẽ vào mùa khởi niên và tiếng xuân dìu dặt rung bật lên. Ngân nga bao cung bậc yêu thương trong những gì quen thuộc nhất. Tiếng xuân hay tiếng non sông yêu dấu đang bay lên trong bản giao hưởng mang tên Việt Nam. Giai điệu của hy vọng. Tổ quốc từng đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt và bi tráng. Tổ quốc từng đi qua những năm tháng bão giông dữ dội. Tổ quốc từng đi qua những năm tháng đại dịch chênh vênh. Chúng ta đang vững bước, vẫn vững bước cùng những tin yêu không dễ gì dập tắt nổi. Tin yêu có nguồn mạch từ xa xưa, được bồi đắp thêm bởi hiện tại và được chắp cánh từ mùa xuân hy vọng. Có hy vọng phải trả giá cực đắt, nhưng không vì thế mà con người không hy vọng.

Bài liên quan
  • Chuẩn bị Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2021
    (TN&MT) - Từ ngày 16 đến 19/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam - năm 2021" với sự tham gia của 17 cộng đồng dân tộc đến từ 15 tỉnh, thành trong cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên: Khởi động mùa lễ hội hoa ban
    (TN&MT) - Liên hoan dân ca, dân vũ Điện Biên năm 2023 được ví như một bữa tiệc trên núi cao hoang sơ và hùng vĩ. Tại đây, nghệ nhân và các chàng trai, cô gái, vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số có dịp được thể hiện tài năng bằng các làn điệu dân ca, dân vũ đậm nét truyền thống, có yếu tố dân gian và ý nghĩa nhân sinh quan.
  • Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu
    Sáng 11-3, tại Khu di tích đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra trọng thể lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội đền Bà Triệu.
  • PVCFC đồng hành cùng chương trình nghệ thuật “Trái tim biển đảo”
    (TN&MT) - Chương trình giao lưu nghệ thuật “Trái tim biển đảo” với những bài ca đi cùng năm tháng sẽ góp phần truyên truyền, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đồng hành cùng chương trình.
  • Bắc Giang giành giải A Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng Xuân Quý Mão 2023.
    Sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, hát Chầu văn; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình hát Văn, Chầu văn trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Tháng ba Tây Nguyên

    Tháng ba Tây Nguyên

    11:33 09/03/2023
    (TN&MT) - Khi những bông hoa cà phê bung trắng muốt bạt ngàn khắp núi đồi Tây Nguyên, đôi chân của những con người đồng bằng lại xốn xang muốn bay đến ngay với vùng đất bazan đầy nắng gió. Chẳng khác nào trai gái Jrai, Êđê nghe tiếng cồng chiêng là cái chân muốn lội suối băng rừng, tháng ba Tây Nguyên đẹp rực rỡ tựa như những cô sơn nữ làm đắm say bao lữ khách của miền xuôi muốn buông bỏ mọi thứ để đến với mình.
  • Đà Nẵng: Khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023
    Tối ngày 8/3, tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm 2023.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn, bảo tồn phục hồi những nét đẹp văn hóa dân gian đặc trưng
    Tối 8/3/2023, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn lần thứ XXI, năm 2023.
  • Festival Nghề truyền thống Huế 2023 diễn ra từ ngày 28/4 – 5/5
    Tiếp nối thành công của 8 lần tổ chức từ năm 2005 đến nay và triển khai Đề án Festival bốn mùa, UBND TP. Huế cho biết, tiếp tục tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”, từ ngày 28/4 – 5/5/2023.
  • TP Bắc Giang: Tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động, hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2023
    Ngày 5/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Bắc Giang tổ chức hội thi Dân vũ thể thao và phát động “Tuần lễ áo dài” năm 2023. Nhằm khẳng định và tôn vinh vị thế, giá trị của áo dài đối với đời sống xã hội bằng những nội dung thiết thực, hướng đến kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ (8/3).
  • Bắc Giang khai hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2023
    Sáng 3/3, UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm tại xã Trí Yên. Năm nay lễ hội được diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 5/3 (tức từ ngày 12 tháng 2 đến hết ngày 14 tháng 2 năm Quý Mão).
  • Lục Nam-Bắc Giang: Trường mầm non Đồi Ngô số 1 tổ chức “Ngày hội bé với an toàn giao thông”
    Thực hiện kế hoạch số 24/KH-PGD&ĐT ngày 28/10/2022 của phòng GD&ĐT Lục Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học giáo dục mầm non, năm học 2022-2023. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo, đồng thời giáo dục cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, thái độ về an toàn giao thông.
  • Ca sỹ Đức Phúc: Ước mơ sinh ra là để chinh phục, cứ đi là sẽ đến
    (TN&MT) - Đừng bao giờ ngại ngần mơ ước và hãy không ngừng nỗ lực. Bởi điều tuyệt vời nhất là mỗi ngày thức dậy, ta được sống với đam mê, và sẽ luôn có những người đồng hành xuất hiện trong cuộc đời bạn để hiện thực hoài bão ấy.
  • Khẩn trương xây dựng  Chương trình tổng thể mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần khẩn trương tổng kết các chương trình về phát triển văn hóa trước đây, đặc biệt là Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu các ý kiến tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam; chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương, huy động sự tham gia các tổ chức, đội ngũ nhân sỹ, trí thức, các nhà văn hóa để xây dựng đề xuất về Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO