Chấm dứt ô nhiễm nhựa: Bất đồng qua điểm nhưng thế giới vẫn cần một thỏa thuận pháp lý

Minh Thư | 12/12/2022, 15:26

(TN&MT) - Đầu tháng 12 vừa qua (2/12) vòng đàm phán đầu tiên của Liên Hợp Quốc về hiệp ước chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa toàn cầu đã kết thúc. Các nước tham gia Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đã có những ý kiến bất đồng sâu sắc xung quanh việc liệu các mục tiêu và nỗ lực nên mang tính toàn cầu là bắt buộc hay do mỗi nước tự quyết định và mang tính tự nguyện.

anh-bai-2-5427.png
Phiên đàm phán đầu tiên của LHQ về Hiệp ước chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa (ảnh UNEP)

Những quan điểm bất đồng giữa khối Âu - Mỹ và Saudi Arabia,

Vòng đàm phán đầu tiên trong 5 vòng đàm phán về nhựa được diễn ra với hơn 2.000 đại biểu đến từ 160 nước đã họp tại Uruguay từ ngày 2/-11 đến 2/12/2022. Đây là Kế hoạch của Ủy ban Đàm phán liên chính phủ (INC) nhằm mục đích hoàn tất xây dựng thỏa thuận ràng buộc pháp lý đầu tiên về ô nhiễm nhựa vào cuối năm 2024.

Các cuộc đàm phán ở thành phố ven biển Punta del Este của Uruguay đã chứng kiến sự thành lập “Liên minh tham vọng cao”, bao gồm các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) nhằm chống các nước bao gồm Mỹ và Saudi Arabia, nơi có các công ty hóa dầu và nhựa hàng đầu thế giới.

Có hơn 40 nước tham gia liên minh tham vọng cao, bao gồm các nước thành viên EU, Thụy Sĩ, Ghana, và nước chủ nhà Uruguay, muốn hiệp ước này được xây dựng dựa trên các biện pháp bắt buộc trên toàn cầu, bao gồm hạn chế sản xuất nhựa.

“Nếu không có khung pháp lý quốc tế chung, chúng ta sẽ không thể giải quyết thách thức toàn cầu ngày càng tăng về ô nhiễm nhựa”, Thụy Sĩ cho biết trong tuyên bố về lập trường của mình.

Cách tiếp cận đó trái ngược với các cam kết mang tính quốc gia được ủng hộ bởi các nước như Mỹ và Saudi Arabia.

Hai nước này lập luận rằng kế hoạch quốc gia cho phép các chính phủ ưu tiên các nguồn lực và tập trung vào loại ô nhiễm nhựa nghiêm trọng nhất. “Mỹ cam kết hợp tác với các chính phủ và các bên liên quan khác trong suốt quá trình đàm phán của INC để phát triển một thỏa thuận toàn cầu đầy tham vọng, đổi mới và do quốc gia định hướng”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ nói.

Washington muốn một hiệp ước giống với cấu trúc của Thỏa thuận khí hậu Paris, trong đó, các quốc gia đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hành động giảm khí thải nhà kính của riêng họ.

Saudi Arabia cho biết nước này muốn một hiệp ước tập trung vào rác thải nhựa được xây dựng dựa trên “cách tiếp cận từ dưới lên trên và dựa trên hoàn cảnh quốc gia”.

Matt Seaholm, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội ngành công nghiệp nhựa, tổ chức đại diện các nhà sản xuất nhựa tại Mỹ, nói: “Chúng tôi hy vọng INC sẽ đưa ra kết luận giống như chúng tôi, đó là tăng cường tái chế nhựa sẽ mang lại giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rác thải nhựa”.

Những cảnh báo và kỳ vọng về thỏa thuận pháp lý toàn cầu giảm nhựa

Theo ông Eirik Lindebjerg, lãnh đạo chính sách nhựa toàn cầu của Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), có một số nước, dù chỉ là thiểu số, phản đối các quy tắc và tiêu chuẩn toàn cầu và điều này có thể làm suy yếu nghĩa vụ hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa của các nước.

0406-racthai-nhua.jpg
Đại dương đang ngày càng ô nhiễm rác thải nhựa (ảnh minh họa)

Tại vòng đàm phán ở Uruguay, các đại diện của ngành công nghiệp nhựa và hóa dầu đã đề cao vai trò thiết yếu của nhựa trong cuộc sống hàng ngày. Họ kêu gọi các nước tập trung giải quyết vấn đề rác thải nhựa, thay vì các biện pháp hạn chế hoạt động sản xuất nhựa.

Ông Matt Seaholm, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội ngành công nghiệp nhựa (Mỹ), nói: “Chúng tôi hy vọng INC sẽ đi đến kết luận giống chúng tôi, đó là tăng cường tái chế nhựa sẽ cung cấp giải pháp tốt nhất để giảm rác thải nhựa”.

Tổ chức bảo vệ môi trường Hòa bình xanh (Greenpeace) lo ngại nếu không có một hiệp ước mạnh mẽ, sản lượng nhựa toàn cầu có thể tăng gấp đôi trong 10 -15 năm tới và tăng gấp ba vào năm 2050.

Ông Graham Forbes, lãnh đạo dự án nhựa toàn cầu của Greenpeace USA, nói: “Chúng ta không thể để các nước sản xuất dầu, làm theo yêu cầu của các công ty dầu mỏ và hóa dầu lớn, chi phối và làm chậm các cuộc thảo luận hiệp ước này đồng thời làm suy yếu tham vọng của nó”. Ông nhấn mạnh rằng HAC phải thể hiện vai trò lãnh đạo bằng cách thúc đẩy các cuộc đàm phán và kêu gọi xây dựng các biện pháp tham vọng hơn để bảo vệ sức khỏe, khí hậu và cộng đồng khỏi cuộc khủng hoảng nhựa.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói rằng nhựa là “nhiên liệu hóa thạch ở một dạng khác” và kêu gọi các quốc gia giải quyết vấn đề ô nhiễm và sản xuất nhựa. “Tôi kêu gọi các quốc gia nhìn xa hơn vấn đề lãng phí và ngừng sử dụng nhựa”, ông viết trên Twitter.

Mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe của sự phát triển bền vững.

Theo dự báo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), nếu không có các biện pháp can thiệp cần thiết, lượng rác thải nhựa xâm nhập vào các hệ sinh thái nước có thể tăng gần gấp ba lần, từ khoảng 9-14 triệu tấn mỗi năm vào năm 2016 lên mức 23-37 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040 .

Như vậy, ngay cả khi một số nước đang chia rẽ về cách tiếp cận mà hiệp ước nên thực hiện, một số nhà quan sát cho biết, dường như ngày càng có sự đồng thuận lớn rằng ô nhiễm nhựa không chỉ là rác thải nhựa kết thúc ở đại dương. Vito Buonsante, cố vấn chính sách của Mạng lưới loại bỏ chất gây ô nhiễm quốc tế (IPEN), nói: “Nhựa không còn được coi là vấn đề rác thải phổ biển. Mọi người đang thảo luận về nhựa như một vật liệu làm từ hóa chất ô nhiễm”.

Bên cạnh đó, nhóm các nước Châu Á cũng cho rằng một thỏa thuận mang tính pháp lý là cần thiết và nhiệm vụ của các nước là chấm dứt hoàn toàn vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa.

Bài liên quan
  • Lan tỏa mạnh mẽ phong trào chống rác thải nhựa tại Phú Thọ
    (TN&MT) - Thực hiện Chỉ thị 08/CT-BYT của Bộ Y tế về giảm thải chất thải nhựa trong ngành Y tế, ngành Y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện Chỉ thị trên hệ thống bệnh viện toàn tỉnh. Đặc biệt tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ hành động chống rác thải nhựa, hạn chế tối đa việc sử dụng chất thải nhựa được quán triệt từ lãnh đạo, các bác sỹ, y tá các khoa, phòng cũng như người nhà bệnh nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Điện than gây phát thải nhiều nhất EU
    (TN&MT) - Theo các phân tích của Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, 10 cơ sở phát thải khí nhà kính lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) đều là các nhà máy điện than.
  • Dự báo thời tiết ngày 23/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 23/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO