Cây mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu

Bài và ảnh: Nguyễn Nga| 06/07/2018 11:27

Cây mận hậu được đưa vào trồng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ những năm 1980. Sau hơn 30 năm phát triển, cây mận đã trở thành một sản phẩm chủ lực của địa phương này, giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quá.

Gia đình chị Đinh Thị Yến, tiểu khu Chờ Lồng, thị trấn Nông trường Mộc Châu có 400 gốc mận, trồng từ những năm 1990 lại đây. Những năm trước đây, gia đình chị thu hoạch từ 20 - 30 tấn mận/năm, giá trung bình 20.000 đồng/kg. Trừ chi phí, chị thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm. So với trồng ngô, hiệu quả kinh tế do cây mận mang lại cao hơn hẳn, giúp gia đình chị xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

4-1625740509-4389-1625741766.jpg

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Nông trường Mộc Châu đánh giá: Mận hậu là một trong các cây trồng chủ lực
trên địa bàn thị trấn Nông trường nói riêng và huyện Mộc Châu nói chung. Nhờ cây mận, nhiều hộ gia đình đã làm giàu bền vững như
hộ gia đình ông Dũng, ông Sở ở tiểu khu Pa Khen, một số hộ gia đình ở tiểu khu Chờ Lồng, bản Ôn... Có hộ thu hoạch từ 300 - 500 triệu
đồng, và cả tỷ đồng/năm từ cây mận.

Được biết, cây mận hậu được đưa vào trồng tại Mộc Châu vào đầu những năm 80 tại tiểu khu Sao đỏ, thị trấn Nông trường Mộc Châu.
Thời tiết, khí hậu tại đây rất thích hợp cho cây mận phát triển, cộng thêm hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng ngô nên diện tích mận được mở rộng nhanh chóng.

Tới hết tháng 5/2018, toàn huyện Mộc Châu có 6.800ha cây ăn quả, diện tích cây mận hậu đạt 2.544ha, là loại cây có diện tích trồng lớn nhất trên địa bàn. Trong đó, diện tích trồng mới từ năm 2017 tới
nay là hơn 500ha. Mận được trồng tập trung tại xã Mường Sang, Phiêng Luông, Tân Lập, Chiềng Sơn, Thị trấn Mộc Châu và Thị trấn Nông trường Mộc Châu...

Tuy vậy, hiện nay, đầu ra cho sản phẩm chủ lực này vẫn còn khá bấp bênh. Theo nhiều hộ dân, mận năm nay mất giá so với mọi năm, các thương lái lên thu mua rất ít.

sp-tu-man-moc-chau-4.jpg

Chị Đinh Thị Yến khá băn khoăn không biết nguyên nhân do đâu, vì tới thời điểm này, gia đình chị mới bán được khoảng 8 - 7 tấn mận,
giá chỉ được khoảng 10.000 đồng/kg, giảm hẳn so với những năm trước. Do chưa được giá nên gia đình vẫn còn nhiều mận dù đã vào 
cuối vụ. “Chúng tôi mong được cán bộ hỡ trợ hướng dẫn thêm về kỹ thuật chăm sóc, cũng như tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm
mận” - chị Yến chia sẻ.

Đặc biệt, năm nay, nhiều diện tích mận tại Mộc Châu bị mất trắng do 2 đợt mưa đá ngày 17/3 và 14/4, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Mưa đá làm phần lớn các quả non và hoa mận
bị rụng, nhiều gia đình gần như mất trắng chỉ sau 1 đêm.

"Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Mộc Châu cho biết: Theo thống kê, có 649 hộ dân bị thiệt hại do mưa đá trong 2 đợt, trong đó, diện tích mận bị thiệt hại là hơn 400ha, ước thiệt hại lên tới khoảng 30 tỷ đồng.

Thời điểm bị thiệt hại chỉ còn khoảng 1 tháng là tới ngày thu hoạch, mận xanh bị rụng chỉ được giá 700 - 800 đồng/Kg nên mận rơi xuống gốc là nhiều. Để khắc phục, cán bộ khuyến nông huyện
đã phối hợp với chính quyền thị trấn hướng dẫn người dân
đốn tỉa lại các cây mận để phục hồi lại cây.

Đồng thời, chúng tôi đang tập trung hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo diện tích bị thiệt hại, tổng hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng.

Cũng vì thế, năm nay, huyện Mộc Châu phải hủy tổ chức Ngày Hội hái quả 2018 vì khu vực tổ chức hàng năm bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc quảng bá sản phẩm
mận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cây mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO