Câu chuyện dư cung và nhu cầu xuất khẩu urea

PV | 15/07/2021, 16:22

(TN&MT) - Thời gian gần đây, nguồn cung ure trên thế giới trở nên khan hiếm, giá cả tăng cao khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã tiến hành giảm/ngừng xuất khẩu để tập trung phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Thậm chí, có một vài ý kiến đề nghị nên đánh thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón urea để góp phần bình ổn giá…

Tuy nhiên, theo các số liệu nghiên cứu, đánh giá thì tình trạng khan hiếm này chỉ mang tính thời điểm nhất thời do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, khiến hoạt động sản xuất ở nhiều nước gặp khó khăn. Còn thực tế thì từ năm 2021-2025, tình trạng dư thừa công suất ở các nhà máy urea là khá cao và cần thiết phải tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường để giảm áp lực sản xuất tiêu thụ.

Hiện nay, tổng công suất thiết kế urea của các nhà máy trong nước là dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Cụ thể, theo dự báo của Fertecon (Công ty dự báo, phân tích thị trường uy tín quốc tế), công suất các nhà máy sản xuất urea thế giới tiếp tục tăng trong giai đoạn 5 năm tới. Cụ thể, năm 2022 công suất đạt 229,3 triệu tấn (tăng 4% so với năm 2021); năm 2023 đạt 232,8 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2022); giai đoạn từ 2024-2025, tốc độ tăng công suất ổn định với biên độ tăng 1% và đạt hơn 273 triệu tấn vào năm 2025.

Trong khi đó, mức độ sản xuất - tiêu thụ thì tăng chậm trong giai đoạn 2021-2025 ở mức 1%. Cụ thể, năm 2022, mức sản xuất - tiêu thụ đạt 181,2 triệu tấn (tăng 1% so với năm 2021); năm 2023 đạt 183,9 triệu tấn; năm 2025 dự báo đạt 189 triệu tấn. Có nghĩa là hàng năm, mức độ sản xuất thực tế chỉ đạt 79-81% so với công suất thiết kế và lượng dư thừa tuyệt đối giao động từ 42-49 triệu tấn/năm. Như vậy, tỷ lệ dư thừa công suất các nhà máy urea thế giới dao động từ 19%-21% trong giai đoạn 2021-2025.

Tương tự tại khu vực Đông Nam Á cũng được dự báo xảy ra tình trạng dư thừa công suất các nhà máy urea là khá cao, với tỷ lệ từ 21-24%.

Theo dự báo, công suất thiết kế các nhà máy urea tại khu vực năm 2022 sẽ tăng lên 17 triệu tấn (tăng 4% so với năm 2021) và duy trì ổn định trong các năm tiếp theo từ 2023-2025. Trong khi đó, tình hình sản xuất - tiêu thụ thực tế tại Đông Nam Á đạt 12,9 triệu tấn năm 2022 (tăng 2% so với năm 2021); các năm tiếp theo tăng nhẹ từ 1-2% và đạt bình quân khoảng 13,3 triệu tấn.

 

Theo tính toán, tỷ lệ công suất sản xuất thực tế các nhà máy urea tại khu vực này đạt từ 76-79% trong giai đoạn 2021-2025, con số này tương đối thấp so với mức bình quân chung của thế giới từ 79-81%. Điều này đồng nghĩa áp lực cạnh tranh ở khu vực này khá cao và các nước phải tăng cường xuất khẩu, mở rộng và khai thác nhiều thị trường tiềm năng khác trong trung và dài hạn.

Nhất là khi Tổ hợp công nghiệp phân bón Bruney (gọi tắt là BFI) với quy mô công suất 1,3 triệu tấn urea/năm. Sau khi đi vào hoạt động: thị trường mục tiêu của họ là Đông Nam Á như: Việt Nam, Campuchia và Thái lan với lợi thế vận chuyển sau 1,5 ngày là hàng cập cảng TPHCM. Điều này hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc chạy đua lớn với các nước như Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Riêng tại Trung Quốc - thị trường sản xuất và tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới có công suất thiết kế năm 2022 đạt 71,4 triệu tấn (tăng 3% so với năm 2021) và tăng nhẹ 1% và duy trì ổn định từ năm 2023 - 2025. Trong khi đó, sản xuất - tiêu thụ thực tế tại Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2022 từ 55-57,8 triệu tấn. Và lượng urea dư thừa từ 14-15 triệu tấn/năm chủ yếu dành để xuất khẩu sau khi cân đối tiêu thụ nội địa.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ dư thừa công suất sản xuất urea của Trung Quốc vẫn ở mức từ 20-23% và cao hơn so với mức bình quân của thế giới từ 19%-21% trong cùng giai đoạn. Điều này cho thấy áp lực của các nhà máy sản xuất Trung Quốc về trung và dài hạn là khá cao, buộc phải thực hiện thông qua cơ chế xuất khẩu.

Hơn nữa, quy mô sản xuất urea của Trung Quốc rất lớn và đủ sức đáp ứng thị trường nội địa nên chỉ cần động thái nhỏ thay đổi về công suất thông qua chính sách hỗ trợ của nhà nước hoặc các điều tiết về thuế XNK là ngay lập tức tác động đến thị trường urea thế giới, nhất là với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục cơ cấu loại bỏ các nhà máy quy mô nhỏ, gây ô nhiễm môi trường và chuyển sang xây dựng các nhà máy quy mô vừa và lớn với công nghệ hiện đại hơn, đồng thời tận dụng lợi thế về sản xuất quy mô lớn để tăng cường xuất khẩu ra thế giới trong giai đoạn trung và dài hạn.

Đạm Phú Mỹ đã có một vài thị trường xuất khẩu rất tốt tại Ấn Độ, Campuchia...  

Tại Việt Nam thời gian qua, giá urea sản xuất trong nước cũng tăng theo biến động giá của thế giới. Tuy nhiên, thực tế thì nguồn cung trong nước hiện vẫn khá dồi dào, không có tình trạng khan hiếm hàng. Trừ vài nơi có hiện tượng đầu cơ, găm hàng thổi giá.

Như vậy, căn cứ vào dự báo cung cầu urea của thế giới, khu vực Đông Nam Á có thể thấy rằng, thời gian tới, nguồn cung urea là dư thừa, các nhà máy sẽ đẩy mạnh xuất khẩu khi trong nước thấp vụ để giảm áp lực sản xuất, tăng tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh ở các thị trường truyền thống. Đối với Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nếu không có những chính sách xuất khẩu hợp lý mang tính căn cơ, nếu bị áp thuế xuất khẩu cao thì sẽ vô tình đẩy các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước thêm khó khăn và mất sức cạnh tranh. Đó là chưa kể, chính sách thuế GTGT bất hợp lý trong Luật thuế 71 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh thích hợp khiến các doanh nghiệp trong nước đã khó sẽ càng khó khăn hơn!

Hiện nay, tổng công suất thiết kế urea của các nhà máy trong nước là dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa. Những năm trước, công suất sản xuất trong nước vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, vừa tăng cường xuất khẩu sang các nước tiềm năng để tìm kiếm phát triển thị trường. Điển hình như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau đã có một vài thị trường xuất khẩu rất tốt tại Ấn Độ, Campuchia...  

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Vicem Hà Tiên khẳng định vị thế với số lượng sản phẩm đạt "Nhãn xanh" nhiều nhất SGBC
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (Vicem Hà Tiên) tiếp tục khẳng định vị thế là nhà sản xuất xi măng tại Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm được trao nhiều chứng nhận nhãn xanh nhất từ SGBC (13 sản phẩm).
Đừng bỏ lỡ
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • PVEP - 35 năm: Viết tiếp truyền thống tự hào
    Trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, dưới sự định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình để trở thành đơn vị chủ lực, cốt lõi của Petrovietnam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
  • EVNGENCO1 quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
    Mục tiêu là mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Tổng công ty tiết giảm điện tối thiểu 10% so với cùng kỳ năm 2022; riêng trong các tháng cao điểm (tháng 5, 6, 7/2023) tiết giảm tối thiểu 15% so với cùng kỳ năm 2022.
  • EVN phản hồi về khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện
    Ngày 3/6/2023, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân đã có văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) phản hồi về  khoản lỗ 26.235 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
  • Cùng nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại
    Phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cùng nông dân phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
  • PV Power “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới
    Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã triển khai chương trình “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021 - 2025 “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ, cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về biến đổi khí hậu.
  • PV GAS PMC tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động
    Công ty Quản lý dự án Khí (PV GAS PMC) đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Các hoạt động được triển khai rộng rãi, có hiệu quả, được các cấp ủy đảng, chính quyền và NLĐ ghi nhận, hưởng ứng tích cực.
  • 5 doanh nghiệp Dầu khí thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 của Forbes Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của 5 doanh nghiệp ngành Dầu khí, gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) và Công ty CP PVI (PVI).
  • PV GAS 11 năm liên tiếp lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
    Ngày 5/6, Forbes Việt Nam đã công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023”. Đây là lần thứ 11, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) liên tiếp vinh dự có mặt trong danh sách này.
  • Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023 tại Bình Dương
    (TN&MT) - Ngày 5/6, tại huyện Bàu Bàng, với cam kết bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta”, FrieslandCampina Việt Nam (Tập đoàn sở hữu sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi…) đã đồng hành cùng Sở TN&MT Bình Dương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với sự tham gia của hơn 500 người gồm đại biểu, khách mời, các em học sinh và người dân địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO