Cập nhật liên tục các bản tin dự báo, cảnh báo về bão số 6

Thanh Tùng | 18/10/2022, 12:26

(TN&MT) - Sáng 18/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức giao ban ứng phó bão số 6. Ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp.

Báo cáo về diễn biến bão số 6, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, chiều ngày 16/10 bão NESAT vượt qua khu vực phía Bắc của đảo Lu-Dông và đi vào khu vực phía Bắc của biển Đông, trở thành cơn bão số 6. Sau khi di chuyển vào Biển Đông, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/h sau đó bão có khả năng đổi hướng di chuyển Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.

6.gif
Hướng di chuyển bão số 6. Ảnh: TTDB KTTV QG

Từ đêm qua (17/10), bão số 6 đạt cường độ mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15. Nhận định bão sẽ duy trì cường độ mạnh cấp 12-13 trong khoảng 12 giờ tới, từ chiều và đêm nay (18/10) trở đi nhiều khả năng sẽ giảm dần cường độ khi di chuyển về phía vùng biển Trung Bộ do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Ông Mai Văn Khiêm cho biết, khác với cơn bão trước đây, khi vượt qua khu vực phía Bắc của đảo Lu-Dông (Philippin), do đi qua vùng biển thoáng, không bị ảnh hưởng của ma sát địa hình, nên bão số 6 không bị mất năng lượng nên cường độ gần như giữ nguyên khi vào biển Đông (mạnh cấp 11)

Về ảnh hưởng và tác động trên biển, trước mắt, cần đặc biệt lưu ý ảnh hưởng của gió mạnh trong 24-48h tới ở khu vực Bắc Biển Đông, nhất là khu vực biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam, bởi sự tương tác của không khí lạnh và hoàn lưu bão số 6. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 11-12, giật cấp 14, sóng biển cao 6,0-8,0m, vùng gần tâm bão 8,0-10,0m. Biển động dữ dội.

Vùng biển phía Tây Bắc khu vực giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh; gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9 sóng cao 4,0-6,0m. Biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m; biển động mạnh.

309517706_1101788517146052_8716762272933216857_n.jpg
Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm báo cáo tại cuộc họp

Trên đất liền, ông Mai Văn Khiêm cho rằng, do tương tác với không khí lạnh nên phạm vi và mức độ ảnh hưởng của bão số 6 đến vùng biển ven bờ và đất liền có thể xay ra theo các kịch bản sau: Kịch bản 1 (với xác suất xảy ra khoảng 60-69%), xảy ra trong trường hợp bão tương tác với không khí lạnh, suy yếu trước khi đi trước khi vào vùng biển Trung Bộ và yếu thành vùng áp thấp hoặc ATNĐ trước khi vào đất liền.

Kịch bản 2 (xác suất xảy ra khoảng 30-40%) là khi bão di chuyển tới khu vực phía Nam của đảo Hải Nam, tương tác mạnh với không khí lạnh rất mạnh, cường độ yếu đi nhanh sẽ tan trước khi đi vào đất liền, trên đất liền mưa và gió không đáng kể.

Theo báo cáo nhanh số 387/BC-CQTT ngày 18/10 của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 18/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 59.719 tàu/270.561 lao động biết diễn biến của bão để di chuyển phòng tránh, trong đó 3 tàu Quảng Ngãi/33 lao động đang ở khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa).

Từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng có 144.400 ha, 23.002 lồng bè, 3.906 chòi canh nuôi trồng thủy sản.

Về tình hình hồ chứa thủy lợi, khu vực Bắc Trung Bộ có 2.323 hồ, dung tích từ 66-98% dung tích thiết kế; 1.319 hồ đầy nước: Thanh Hoá: 320/610 hồ; Nghệ An: 962/1.061 hồ; Hà Tĩnh: 25/346 hồ; Quảng Bình: 7/153 hồ; TT.Huế 5/56 hồ.

Khu vực Nam Trung Bộ có 517 hồ, dung tích đạt 65-90% dung tích thiết kế; 350 hồ đầy nước: Đà Nẵng 19/19 hồ; Quảng Nam 55/73 hồ; Quảng Ngãi 65/118 hồ; Bình Định 22/160 hồ; Phú Yên 36/50 hồ; Khánh Hòa 5/28 hồ; Ninh Thuận 8/21 hồ; Bình Thuận 40/48 hồ đầy nước.

311142239_1056082531725286_5427044475088114543_n.jpg
Quang cảnh cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Vũ Xuân Thành, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 964/CĐ-TTg ngày 17/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 34/CĐ-QG ngày 16/10/2022 của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai.

Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm trên biển, đặc biệt là 3 tàu Quảng Ngãi/33 lao động đang ở khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa); cập nhật thường xuyên, liên tục các bản tin dự báo, cảnh báo về bão, mưa lũ để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Đợt mưa lũ 13-16/10 đã làm 8 người chết (Đà Nẵng 4; Quảng Nam 1; TT.Huế 2; Quảng Trị 1), tăng 02 người so với báo cáo nhanh sáng 17/10 (2 người chết tại Đà Nẵng do nước cuốn trôi khi đi tránh lũ đêm 14/10). 5 nhà bị sập, đổ, 33 nhà bị thiệt hại. Thời điểm cao nhất ngày 15/10 có 74.533 nhà bị ngập, hiện còn ngập 1.500 nhà tại TT.Huế (từ 0,1-0,2m), người dân đã về nhà. 380ha hoa màu bị ngập, hư hại; 221ha thủy sản bị thiệt hại; 60.427 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Bài liên quan
  • Chuyên gia: Diễn biến bão số 6 sẽ rất phức tạp
    Chuyên gia dự báo thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông của Philipines sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông trong những ngày tới, trở thành cơn bão số 6. Khả năng cao bão số 6 sẽ tương tác với không khí lạnh nên diễn biến sẽ rất phức tạp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO