Cập nhật dịch COVID-19 sáng 6/8: Dự đoán sẽ có hàng chục triệu liều vắc-xin chống COVID-19 vào đầu năm 2021

Mai Đan | 06/08/2020, 09:39

(TN&MT) - Tính đến 9h20 sáng 6/8, thế giới ghi nhận gần 19 triệu ca nhiễm và hơn 711.000 ca tử vong. Anthony Fauci, quan chức bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ cho biết các nhà sản xuất thuốc có thể sẽ có hàng chục triệu liều vắc-xin chống COVID-19 vào đầu năm 2021.

Ngày 5/8, Trung Quốc ghi nhận 37 ca nhiễm mới 

Ngày 6/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này đã xác nhận 37 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới ở đại lục vào ngày 5/8, tăng từ 27 ca của 1 ngày trước đó.

Theo tuyên bố của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, 7 trong số các ca nhiễm mới là các trường hợp nhập khẩu, so với 5 ca ngày trước đó.

Mọi người xem ban nhạc Showering Timing biểu diễn tại quán bar và phòng thu âm Nugget Records khi cuộc sống về đêm hoạt động trở lại sau đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 31/7/2020. Ảnh: Reuters

Ủy ban cũng xác nhận 20 bệnh nhân không có triệu chứng mới, so với 24 trường hợp 1 ngày trước đó.

Theo ủy ban này, tính đến ngày 5/8, Trung Quốc đại lục hiện có 84.528 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận. Số người chết vẫn ở mức 4.634.

Mexico: Gần 50.000 ca tử vong do COVID-19, với 829 ca mới

Bộ Y tế Mexico ngày 5/8 đã ghi nhận 6.139 ca nhiễm COVID-19 mới và 829 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên tới 456.100 và 49.698.

Những con số mới đã đẩy số ca tử vong vì COVID-19 tại Mexico vượt qua 50.000 người trong tuần này. Mexico hiện có số người chết vì đại dịch cao thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Brazil.

Chính phủ nước này cho biết số người nhiễm bệnh thực sự có thể cao hơn đáng kể so với các trường hợp được xác nhận.

Dự đoán sẽ có hàng chục triệu liều vắc-xin chống COVID-19 vào đầu năm 2021

Trả lời phỏng vấn Reuters vào ngày 5/8, Anthony Fauci, quan chức bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ cho biết các nhà sản xuất thuốc có thể sẽ có hàng chục triệu liều vắc-xin chống COVID-19 vào đầu năm tới.

Fauci cho biết có thể có một tỷ liều vắc-xin có sẵn vào cuối năm 2021 và ông hy vọng sau đó thế giới có thể vượt qua đại dịch vốn đã cướp đi hơn 700.000 sinh mạng trên toàn thế giới, với sự trợ giúp của vắc-xin.

Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cho biết vào tháng trước rằng Mỹ sẽ có hàng trăm triệu liều vắc-xin vào đầu năm 2021.

Ông Alex Azar cho biết có thể có dấu hiệu cho thấy ít nhất một loại vắc-xin hoạt động và an toàn vào cuối năm nay.

“Các nhà quản lý y tế đã cam kết rằng sẽ không để những cân nhắc chính trị can thiệp vào nhu cầu cung cấp vắc-xin COVID-19 an toàn”, Fauci nói.

Fauci cho rằng một số khu vực của đất nước đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.

Mỹ cam kết chi hàng tỷ đô la cho các loại vắc-xin được sản xuất bởi các công ty bao gồm: Johnson & Johnson (JNJ.N), Moderna Inc (MRNA.O), Pfizer Inc (PFE.N), Novavax Inc (NVAX.O) và Sanofi SA (SASY.PA) – những nơi đang áp dụng công nghệ đa dạng.

Cập nhật lúc 9h20 ngày 6/8/2020:

*Thế giới: 18.971.698 người mắc; 711.116 người tử vong

Tính đến 6h sáng 6/8, 5 quốc gia có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới gồm:

STT

Tên nước

Số ca mắc

Số ca tử vong

1

Mỹ

4.971.135

161.553

2

Brazil

2.862.761

97.418

3

Ấn Độ

1.963.239

40.739

4

Nga

866.627

14.490

5

Nam Phi

529.877

9.298


*Việt Nam: 717 người mắc, 9 ca tử vong gồm: BN426, BN428, BN429, BN437, BN475, BN496, BN499, BN524.

Đến 6h ngày 6/8, ghi nhận thêm 4 ca mắc mới COVID-19.

Tổng cộng 381 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:

16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).

365 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến ngày 5/8) được chữa khỏi (giai đoạn 2)

Theo Tổng hợp từ Reuters & CNN
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Núi lửa Anak Krakatau ở Indonesia phun tro bụi cao 3.000m
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 9/6, Trung tâm Giảm thiểu Thảm họa Địa chất và Núi lửa Indonesia (PVMBG) cho biết núi lửa Anak Krakatau nằm ở eo biển Sunda, tỉnh Lampung, đã phun tro bụi cao 3.000m.
Đừng bỏ lỡ
  • Quyền được sống trong môi trường trong lành của con người: Cần chống lại “làn sóng nhựa” độc hại
    Các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) vừa cho biết thế giới phải chống lại “làn sóng nhựa” độc hại đe dọa quyền được sống trong môi trường trong lành của con người.
  • Kinh nghiệm của Trung Đông đối phó với nắng nóng thiêu đốt
    Các chuyên gia nhận định Trung Đông có “kinh nghiệm đầy mình” để các khu vực khác học hỏi về sinh tồn trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
  • Cuộc chiến chống lạm phát của Fed đối mặt với thách thức mới: Kênh đào Panama cạn khô
    Hồ Gatun cung cấp nước cho kênh Panama đang bị hạn hán nghiêm trọng dẫn đến việc giới hạn trọng lượng và tăng phụ phí đối với tàu thuyền.
  • WMO kêu gọi hành động khẩn cấp đối với băng tan
    (TN&MT) - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), mọi người cần hiểu rõ hơn và giảm thiểu tác động tàn phá của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với băng biển (vùng nước đóng băng), núi băng trôi và sông băng trên thế giới.
  • Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu: Nhiều loài có thể bị mất môi trường sống
    (TN&MT) - Nhóm nghiên cứu từ Đại học University College London (UCL) (Anh), Đại học Cape Town (Nam Phi), Đại học Connecticut (Mỹ) và Đại học Buffalo (Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có khả năng đột ngột đẩy các loài vượt qua các điểm giới hạn khi nhiệt độ tại các khu vực địa lý nơi chúng sinh sống tăng đến mức không lường trước được.
  • Bengaluru (Ấn Độ) cần 363 triệu USD khắc phục hệ thống thoát nước
    (TN&MT) - Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa công bố một báo cáo cho thấy bang Bengaluru của Ấn Độ có thể cần gần 28 tỷ rupee (tương đương 362,7 triệu USD) để khôi phục mạng lưới thoát nước bị hư hại do sự phát triển bất động sản nhanh chóng, trong bối cảnh lũ lụt xảy ra nhiều lần đe dọa làm gián đoạn công việc và cuộc sống tại bang, trung tâm về công nghệ thông tin.
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO