Cấp bách ổn định đời sống người dân miền Trung sau mưa lũ lịch sử

Tiến Nhất | 27/11/2020, 20:18

(TN&MT) - Ngày 27/11, tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp tại 6 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi sau thiên tai năm 2020.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Đợt mưa lũ liên tiếp chưa từng có trong lịch sử

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, đợt bão lũ lịch sử vừa qua, ngành nông nghiệp bị thiệt hại lớn nhất, trọng tâm rơi vào 6 tỉnh miền Trung với tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 30.000 tỷ đồng, hàng trăm người thương vong. Riêng lĩnh vực nông nghiệp bị thiệt hại 4.000ha lúa, 7.600ha hoa màu, 139.565 ha rừng, 12.672ha nuôi thủy sản bị thiệt hại; 38.500 con gia súc, 3.214.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 165km đê biển, cửa sông bị sự cố; 45,9km kè bị hư hỏng; 88 điểm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài là 141km...

Trước tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” trong 2 tháng gần đây, được đánh giá chưa từng có trong nhiều năm qua, Bộ đã huy động tổng lực toàn bộ lực lượng đồng hành cùng miền Trung vừa triển khai các giải pháp phòng chống cũng như khôi phục sản xuất để ổn định cuộc sống người dân.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ: Tỉnh đã huy động hàng ngàn ngày công của các lực lượng, phương tiện để ra quân xung kích triển khai san, gạt, cải tạo đồng ruộng và diện tích hoa màu bị vùi lấp, hàn gắn tạm thời các tuyến kênh mương bị hư hỏng, sẵn sàng triển khai vụ Đông Xuân 2020 - 2021 thắng lợi. Qua quá trình triển khai, tỉnh đã cải tạo ruộng đất được hơn 1.000 ha tại các huyện Triệu Phong, Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị…

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá về thiệt hại nặng nề chưa từng có do bão lũ gây ra tại địa phương

“Tuy nhiên, do khối lượng diện tích lúa, hoa màu bị vùi lấp khá lớn nên công tác tác cải tạo, hoàn trả diện tích và hệ thống kênh mương nội đồng bị vùi lấp vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần phải huy động phương tiện cơ giới và lực lượng nhân công lớn trong thời gian dài mới có thể hoàn thành được…” – ông Đồng nói.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Trải qua các đợt bão lũ vừa qua, tỉnh Quảng Nam chịu thiệt hại lớn về người và tài sản, đặc biệt về trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, giao thông... Sau bão lũ tỉnh đã và đang nỗ lực triển khai ổn định cuộc sống nhân dân thông qua các giải pháp như: làm nhà tạm, quy hoạch lại khu dân cư, sớm hỗ trợ lương thực, cây con giống kịp thời cho người dân… Hiện nay, tỉnh tập trung chỉ đạo cũng như hỗ trợ người dân sản xuất trồng trọt, chăn nuôi lương thực ngắn ngày để phục vụ nhu cầu trước mắt và trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Trong đó, ưu tiên các giống rau màu, vật nuôi có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể thu hoạch sớm…

Ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: Suốt tháng 10 - 11 tỉnh liên tiếp gánh chịu hậu quả các đợt mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng với hơn 110 xã, phường, thị trấn bị ngập. Tỉnh đã triển khai các biện pháp hỗ trợ cuộc sống trước mắt cho người dân. Đồng thời, tỉnh đã có chủ trương sẽ hỗ trợ 100% giống vụ Đông và vụ Xuân tới đây cho người dân. Hiện, bà con đang từng bước nhận được tiền hỗ trợ và giống. Tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp và nguồn lực để chuẩn bị kĩ cho vụ mùa sắp tới. Trong đó, ưu tiên chọn nguồn giống, vật nuôi tốt...

Bộ NN&PTNT cùng 6 tỉnh miền Trung bàn giải pháp khôi phục sinh kế, tái thiết đời sống người dân sau mưa lũ

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ người dân 6 tỉnh miền Trung

Để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, Chính phủ đã xuất cấp 15.804 tấn gạo; Bộ NN&PTNT đã hỗ trợ 23 tấn hạt giống ngô và gần 16 tấn hạt giống rau cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng hỗ trợ 13 tấn lúa, ngô giống các loại, để giúp người dân 4 tỉnh trên. Cùng với đó, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 1.250 tỷ đồng cho 9 tỉnh miền Trung; Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT đã kêu gọi các tổ chức quốc tế và một số quốc gia hỗ trợ tiền, hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá trên 21,53 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý các địa phương tuyệt đối không để người dân thiếu lương thực từ nay đến Tết Nguyên đán, nhất là những vùng bị chia cắt do sạt lở. Đặc biệt, phải ổn định môi trường sau lũ, phải huy động tổng lực cùng vào cuộc, nhất là đã sắp vào mùa Đông với tính dự báo đến sớm, gây rét đậm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh. Trong công tác phòng chống dịch bệnh cần lưu ý phải sử dụng biện pháp vôi bột hàng đầu với tính hiệu quả, đa chiều, diệt khuẩn, đảm bảo môi trường hơn so với các loại thuốc sát trùng...

Bộ NN&PTNT hỗ trợ cá giống cho tỉnh Quảng Trị tái sản xuất sau mưa lũ

Để thực hiện điều đó, Bộ trưởng lưu ý ngay từ bây giờ các địa phương phải tính toán thật kỹ phương án tái sản xuất một cách hợp lý về khâu giống cây trồng vật nuôi, quy trình thực hiện. Có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi một cách hợp lý ở vùng bị đất cát bồi lấp quá dày mà trước mắt chưa thể khắc phục với phương châm “Đã phục hồi phải chắc chắn, không chắc chắn đừng phục hồi”, trước mắt là vụ Đông Xuân 2020-2021 và vụ Xuân 2021.

Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục có những đoàn chuyên gia liên ngành đồng hành cùng các tỉnh miền Trung cũng như xúc tiến các gói hỗ trợ ADB một cách kịp thời trong công tác tái thiết sinh tế sau mưa lũ. Đồng thời thúc đẩy, kết nối sự chia sẻ của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước chung tay cùng các tỉnh miền Trung đứng dậy sau đợt mưa lũ lịch sử.

“Với tư cách là cơ quan thường trực trong công tác phòng chống thiên tai của Trung ương. Bộ NN&PTNT sẽ có báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ những vấn đề lớn đảm bảo sinh kế về lâu dài với các địa phương nằm trong vùng chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trong tình hình mới...” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
  • Lễ hội Trà Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) có gì đặc sắc?
    (TN&MT) - Từ ngày 22-28/9, tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội Trà Shan Tuyết. Đây lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO