Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Hành trình gian dối trong thi công và hệ lụy

Xuân Lam | 15/11/2019, 21:32

(TN&MT) - Kể từ khi còn thi công dang dở từ 2016, Báo TN&MT đã có hàng chục bài viết phản ánh về việc hư hỏng trên tuyến cao tốc đầu tiên của miền Trung. Theo đó, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện nhiều điểm hư hỏng mặt đường. Mới đây, 4 cán bộ của Ban QLDA tuyến cao tốc này vừa bị khởi tố hình sự về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên đường

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi liên tục xuất hiện những hư hỏng kể từ ngày được khánh thành đưa vào sử dụng. Mới đây, 4 cán bộ của Ban QLDA tuyến cao tốc này vừa bị khởi tố hình sự về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cũng có một số nhà thầu đến từ Trung Quốc đã trúng các gói thầu thi công trên tuyến.

Kể từ khi còn thi công dang dở từ 2016, Báo TN&MT đã có hàng chục bài viết phản ánh về việc hư hỏng trên tuyến cao tốc đầu tiên của miền Trung. Theo đó, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện nhiều điểm hư hỏng mặt đường. Hư hỏng nặng nhất là đoạn km 45. Tại điểm này có các vệt bong tróc mặt đường kéo dài hơn một mét với độ sâu khoảng 5cm và độ rộng 30 -40 cm.

Tiếp đó, sau nhiều lần vá víu, mặt đường của tuyến cao tốc này vẫn tiếp tục hư hỏng. Trả lời về nguyên nhân hư hỏng, ông Nguyễn Tiến Thành (lúc đó là Giám đốc Ban QLDA Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) là một trong 4 người vừa bị khởi tố cho rằng, cao tốc hỏng mặt đường là “do mưa nhiều”.

Lúc này, ông Thành cũng mạnh dạn chấm điểm về chất lượng cho tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi so với các tuyến cao tốc trên cả nước là “chỉ khoảng 5 điểm, điểm trung bình”.

Còn tại một buổi họp báo về các vấn đề liên quan đến hư hỏng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi ngày 13/10/2018 tại TP Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, trong giai đoạn đấu thầu thi công các đoạn tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, một số nhà thầu Trung Quốc đã tham gia đấu thầu và một số nhà thầu đến từ Trung Quốc đã trúng các gói thầu thi công tuyến cao tốc này.

Trước đó, tình trạng bong tróc sau mưa là hồi chuông báo về chất lượng tuyến cao tốc ngàn tỷ...

Cụ thể, như nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) đã tham gia bỏ thầu gói A3 thi công một đoạn của tuyến cao tốc. “Họ đã bỏ thầu rất thấp nên trúng thầu”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói tại buổi họp báo này. Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết thêm, các nhà thầu Trung Quốc thường có một số thầu phụ ở Việt Nam, những thầu phụ này tham gia cung cấp vật liệu, các dịch vụ khác để các nhà thầu Trung Quốc thực hiện việc thi công theo các hợp đồng kinh tế đã ký.

Ngoài nhà thầu Giang Tô, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi còn có một số nhà thầu nước ngoài khác như như nhà thầu Sơn Đông (Trung Quốc) và nhà thầu Lotte E&C (Hàn Quốc).

Cũng liên quan đến một gói thầu trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã ký hợp đồng kinh tế với Công ty Posco Engineering & Construction Co., Ltd (Công ty Posco) về việc thực hiện gói thầu xây lắp số A5 (Km 131+700 và Km 131+500 - Km 139+204) với giá trị hợp đồng trên 1.394 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Công ty Posco đã không thực hiện thi công gói thầu mà thuê các nhà thầu phụ thi công 100% các hạng mục gói thầu đã trúng.

Cụ thể, Công ty Posco đã ký hợp đồng thuê thầu phụ với 6 đơn vị như: Công ty Xây dựng đầu tư hạ tầng INCICO; Công ty Cổ phần Xây dựng 75-Cienco8; Công ty Xây dựng nền móng Sông Đà Thăng Long miền Nam; Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 9; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng B.M.T; Công ty Cổ phần Sở hữu Thiên Tân thi công. Nhưng những công ty này thi công khi chưa có thư trả lời của chủ đầu tư VEC.

Ngoài ra, một số nhà thầu thi công gói thầu này được Công ty Posco thuê thi công nhưng sau đó không có sự chấp thuận của VEC nên đã bị dừng thi công như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Á Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khoa học công nghệ Việt Nam, Công ty TNHH Nam Phương, Công ty TNHH Semyung Electric and Power.

Khi xảy ra bong tróc, nhiều chuyên gia đã đánh giá chất lượng tuyến đường này rất thấp

Hôm qua, ngày 14/11/2019, 4 cán bộ của Ban QLDA Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. 4 bị can bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Nguyễn Tiến Thành, nguyên Giám đốc Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7, Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Phạm Đình Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5; Nguyễn Thành An, thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7.

Theo điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, các đối tượng trên đã có hành vi sai phạm, gây thiệt hại trong quá trình thi công, nghiệm thu dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Hiện tại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

 

Bài liên quan
  • Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tiếp tục bị hư hỏng là do thời tiết
    (TN&MT) - Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài 140km với tổng vốn đầu tư hơn 34 nghìn tỉ đồng được đưa vào lưu thông toàn tuyến vào tháng 9/2018. Tuy nhiên, tuyến đường hơn 34 nghìn tỉ đồng nhanh chóng xuất hiện ổ voi, ổ gà khiến dư luận vô cùng bức xúc. Mới đây nhất là sau trận mưa lớn kéo dài trong hai ngày (8 và 9/12) vừa qua, tuyến cao tốc này lại xuất hiện ổ gà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
  • Đối tượng và điều kiện được chuyển đổi đất nông nghiệp
    (TN&Mt) - Bạn đọc Lê Thanh Phương (Hà Nam) hỏi: Bố mẹ tôi được phân chia đất nông nghiệp từ năm 1989. Tuy nhiên, diện tích được phân khá xa nơi bố mẹ tôi sinh sống. Nhiều năm trở lại đây, bố mẹ tôi cho người quen trong xóm canh tác. Xin hỏi, bố mẹ tôi muốn hoán đổi diện tích đất đó để lấy mảnh ruộng gần nhà có được không? Nếu được thì thủ tục hoán đổi như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO