Cao nguyên đá Đồng Văn sẽ không còn thiếu nước

Phạm Thu Hà | 18/11/2019, 11:07

(TN&MT) - Tỉnh Hà Giang vừa khánh thành công trình bơm nước không điện tại huyện Đồng Văn. Đây là bước đột phá mới về công nghệ khai thác nước bền vững trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Điều đặc biệt của công nghệ đó là không sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Tỉnh Hà Giang vừa khánh thành công trình bơm nước không điện tại huyện Đồng Văn. Đây là bước đột phá mới về công nghệ khai thác nước bền vững trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Điều đặc biệt của công nghệ đó là không sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Công trình bơm nước không điện thuộc dự án KaWaTech (thôn Séo Hồ, xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn) do Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện Quản lý nước và lưu vực sông - Quản lý tài nguyên nước và kỹ thuật môi trường (Cộng hòa Liên bang Đức) thực hiện.

Khánh thành công trình bơm nước không điện tại huyện Đồng Văn. 

Công trình được Cộng hòa LB Đức tài trợ 2,5 triệu euro để triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, đào tạo, thiết kế, chế tạo bơm PAT; Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ gần 9 tỷ đồng để triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, mua sắm vật tư thi công hệ thống đường ống áp lực; UBND tỉnh Hà Giang đối ứng hơn 60 tỷ đồng thực hiện nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ lắp đặt hệ thống cấp nướctheo công nghệ PAT.

Trước đây, đồng bào vùng cao Hà Giang đã được đầu tư xây bể chứa nước hộ gia đình, các công trình nước hệ tự chảy, chương trình hồ treo chưa nước… Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ giải quyết được phần nào vấn đề thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao.

Khi công trình bơm nước không điện thuộc dự án KaWaTech Qua triển khai tại đây, đã đạt được kết quả quan trọng: 1.600m3 nước/ngày đêm được bơm lên đỉnh núi Ma Ú, ở độ chênh cao 600m đã cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ khu vực thị trấn Đồng Văn và các khu vực phụ cận. Sự thành công của dự án đã tạo ra một bước đột phá về công nghệ khai thác nước bền vững trên Cao nguyên đá Đồng Văn, đó là công nghệ không dùng điện được ứng dụng duy nhất tại Việt Nam. Đồng thời đánh dấu bước đột phá về công nghệ khai thác nước, mở ra một hướng đi mới trong việc lựa chọn giải pháp cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho các vùng khó khăn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như các địa phương vùng miền núi phía bắc nói chung.

Nhận định về công trình này, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, dự án khởi động từ tháng 2/2014, sau 5 năm triển khai, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng các bên tham gia dự án đã nỗ lực tổ chức thi công các dự án, đến nay trạm Bơm nước Séo Hồ đã bơm thành công nước lên bể chứa trên đỉnh Ma Ú với lưu lượng 1.600 m3/ngày đêm, cấp đủ nước cho toàn bộ thị trấn Đồng Văn.

Ông Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất & Khoáng sản cho biết, Dự án Nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở các vùng núi đá vôi Việt Nam đã áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc Công viên Địa Chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dự án đã ứng dụng công nghệ cao, vận hành tự động, thiết kế đơn giản, có tính khả thi đã và đang đem lại một giải pháp cung cấp nước bền vững cho đồng bào vùng cao của Hà Giang và có tiềm năng nhân rộng ra các vùng khác.

Dự án KaWaTech là công nghệ không dùng năng lượng điện hỗ trợ để bơm một nhịp lên gần 600m, có thể đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân. Ông Trần Tân Văn mong muốn tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Đồng Văn nói riêng sẽ phát huy hiệu quả dự án để ngày càng có nhiều đồng bào các dân tộc ở Cao nguyên đá Đồng Văn - nơi đặc biệt khó khăn nhất của Việt Nam được sử dụng nước sinh hoạt.

 

Bài liên quan
  • Mang hơi ấm đến với trẻ em nghèo vùng Cao nguyên đá Đồng Văn
    (TN&MT) - Ngày 18/11, Chương trình thiện nguyện “Thêm hơi ấm đến với Hà Giang” đã trao tặng 50 triệu đồng tiền mặt, nhiều chăn, áo ấm, máy tính, bàn ghế giáo viên và học sinh, nhiều đồ dùng học tập cho các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tả Ván, huyện Quản Bạ (Hà Giang).

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
  • Tìm giải pháp làm "sống lại" 4 con sông nội đô
    (TN&MT) - Chiều 22/8, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch – Kim Ngưu – Lừ - Sét”. TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và GS.TS Trần Đức Hạ, Ủy viên Ban thường vụ  Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
  • Kiến tạo quản lý bền vững tài nguyên nước: Đặt niềm tin vào thế hệ trẻ
    (TN&MT) - Diễn đàn các nhà khoa học trẻ vì tài nguyên nước bền vững 2023 (YP4W 2023) với chủ đề "An ninh nguồn nước và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại Việt Nam" vừa được UNESCO Việt Nam phối hợp với Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT tổ chức tại tòa nhà Xanh Một Liên hợp quốc (Hà Nội).
  • Tạo hành lang pháp lý đồng bộ quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đến nay, đã có khoảng hơn 24.000 công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước được quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua công cụ cấp phép.
  • Hương Khê- Hà Tĩnh: Bất ổn ở một Dự án cấp nước sạch
    Hứng nước mưa, sắm dụng cụ đi xin nước về dùng là cách mà hàng trăm hộ dân ở xã biên giới Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm nhiều năm nay để có nước đảm bảo vệ sinh sử dụng. Vậy nhưng, khi Dự án nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư xây dựng chính ngay trên địa bàn thì những người dân này lại không được đưa vào đối tượng phục vụ ?.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO