​​​​​​​Cao Bằng: Đồng bào công giáo Hưng Long đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp

Nguyễn Hùng | 23/07/2021, 12:56

(TN&MT) - Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, những năm qua, đồng bào công giáo Hưng Long, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đảm bảo an ninh trật tự… Góp phần chung sức cùng cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng quê hương giàu đẹp.

Hiến đất xây dựng nhà văn hóa

Đi dưới ánh nắng màu mật, nồng nàn đong đầy trải dọc con đường bê tông, trong làn gió dịu nhẹ, chúng tôi đến thăm nhà văn hoá tổ dân phố Hưng Long, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa vừa mới xây dựng khang trang, tường vẫn còn tươi sáng màu sơn.

Tổ trưởng tổ dân phố Hưng Long Nguyễn Duy Lộc hào hứng cho chúng tôi biết về những đổi thay của quê hương mình. Tổ dân phố Hưng Long có 110 hộ dân, 440 nhân khẩu (trong đó, đồng bào công giáo chiếm 46%). Nguồn thu nhập chính của bà con chủ yếu là từ nông nghiệp, ngoài ra còn kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Bà con giáo xứ Hưng Long tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; “sống tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện tốt quy ước, hương ước tổ dân phố; tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua, đoàn kết chung sức xây dựng quê hương.

Nhà văn hóa Hưng Long được xây dựng kiên cố, khang trang, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng của người dân tổ dân phố Hưng Long, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng).

Được biết, năm 2005, Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng nhà văn hóa Hưng Long trên tổng diện tích 470m² đất. Tuy nhiên, do thời gian sử dụng nên công trình bị xuống cấp, từ mái đến tường nhà bị hư hỏng nặng.

Đến năm 2020, cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước và doanh nghiệp, bà con tổ dân phố Hưng Long đã họp bàn, thống nhất đóng góp được trên 186 triệu đồng để xây dựng mới nhà văn hóa Hưng Long kiên cố, khang trang với khoảng sân rộng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể dục, thể thao của nhân dân.

Tổ trưởng tổ dân phố Hưng Long Nguyễn Duy Lộc cho biết, năm 2005, diện tích đất mà tổ dân phố quản lý để sử dụng xây dựng nhà văn hóa quá nhỏ, nên gia đình anh Trần Văn Giấc là hộ gia đình giáo dân đã tình nguyện hiến 65m² đất để ủng hộ tổ dân phố xây dựng nhà văn hóa. Có thể nói, nhà văn hóa mới của Hưng Long được xây dựng từ tinh thần đoàn kết, đồng lòng của đồng bào công giáo Hưng Long chúng tôi đấy.

Chia sẻ với chúng tôi về việc gia đình tự nguyện hiến đất để xây dựng nhà văn hóa, giáo dân Trần Văn Giấc nói, năm 2005, khi biết tin tổ dân phố chuẩn bị xây dựng nhà văn hóa nhưng diện tích quá nhỏ. Sau đó được chính quyền địa phương, tổ dân phố tuyên truyền, vận động chung tay xây dựng nhà văn hóa, gia đình chúng tôi đã tự nguyện hiến 65m² đất nằm tiếp giáp với diện tích đất nhà văn hoá cũ.

“Mặc dù diện tích đất hiến không nhiều, nhưng gia đình tôi rất vui vì được đóng góp, cống hiến một phần nhỏ của mình vào sự nghiệp phát triển chung của địa phương, qua đó làm thay đổi diện mạo quê hương”. Giáo dân Trần Văn Giấc bày tỏ.

Đoàn kết xây dựng quê hương

Ngoài việc tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiến đất xây dựng công trình công cộng, bà con giáo xứ Hưng Long, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình.

Chính quyền địa phương, tổ dân phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng của địa phương nhằm tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho nhân dân. Qua đó, số hộ nghèo trong tổ dân phố giảm dần qua từng năm, đến nay, tổ dân phố chỉ còn 5 hộ nghèo, không có hộ cận nghèo, đời sống của nhân dân dần được nâng cao.

Bà con giáo xứ Hưng Long cùng người dân tổ dân phố tích cực tham gia bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Cùng với đó, các giáo dân luôn tích cực chung tay với người dân tổ dân phố tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, góp phần xây dựng, giữ gìn cảnh quan môi trường khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp. Tổ trưởng tổ dân phố Hưng Long Nguyễn Duy Lộc cho biết, để đảm bảo vệ sinh môi trường sống, chúng tôi tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con giáo dân cùng chung sức, đồng lòng với người dân tổ dân phố tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.

Các hộ gia đình thường xuyên tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tổ chức trồng cây xanh để tạo bóng mát; tích cực tham gia các buổi lao động công ích, tu sửa đường nông thôn, nạo vét kênh mương thủy lợi… do tổ dân phố phát động. Đồng bào công giáo Hưng Long đã và đang thể hiện trách nhiệm chung trong công tác bảo vệ môi trường, hướng đến việc tạo ra môi trường sáng – xanh - sạch - đẹp trên chính mảnh đất quê hương mình.

Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, tinh thần “Kính chúa yêu nước”, cộng đồng công giáo Hưng Long luôn thể hiện tinh thần, trách nhiệm với xã hội, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chia sẻ với đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tránh xa tệ nạn xã hội, vươn lên làm giàu chính đáng, đồng lòng xây dựng quê hương.

Bà Đàm Thị Phượng, Chủ tịch UBND Thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) khẳng định, giáo xứ Hưng Long là một trong những điểm sáng của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Sống tốt đời, đẹp đạo”, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Hiến đất xây dựng công trình công cộng, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường, phát huy truyền thống tương thân tương ái, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện…

Qua đó, đời sống kinh tế, văn hoá của người dân nói chung và bà con giáo dân Hưng Long nói riêng đã có nhiều đổi mới đáng kể. Góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO