Cảnh giác lừa đảo tại Dự án KĐT mới Thạch Khôi - Hải Dương: Theo dấu chân “cò đất”

Phạm Duy | 24/02/2020, 10:36

(TN&MT) - Mặc dù chưa đền bù giải phóng mặt bằng, người dân vẫn đang canh tác nhưng các lô đất tại Dự án Khu đô thị mới (KĐT) mới Thạch Khôi thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) đã được “cò đất” tuyên bố bán hết từ năm 2017.

Hiện tại, "cò đất" đang giao bán với giá gần gấp đôi với “giá gốc” bằng hình thức "hợp đồng đặt cọc". Những chiêu trò này không chỉ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người dân, mà còn vi phạm pháp luật, dấu hiệu lừa đảo...

Câu chuyện mua bán đất, nhà ở đô thị bất hợp pháp lách luật bằng hợp đồng đặt cọc đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, với danh sách những khách hàng bị “bỏ bom” ngày càng dài. Đa phần tập trung vào các dự án có chủ đầu tư năng lực kém, thiếu vốn .. Để huy động vốn, các chủ đầu tư này thường “phím” cho người nhà, người thân bán “lúa non”  để  chiếm dụng vốn bằng hợp đồng đặt cọc. Cùng với đó là các chiêu trò lừa đảo của “cò đất” bằng những hợp đồng viết tay cũng trở nên phổ biến, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Bán "chim trời"...

Khu đô thị mới Thạch Khôi nằm trên địa bàn phường Thạch Khôi và xã Tân Hưng (TP. Hải Dương), được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 ngày 20/07/2018. Dự án mới chỉ được UBND tỉnh Hải Dương chỉ định nhà đầu tư ngày 22/1/2020 (trước ngày nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý vừa qua). Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân phường Thạch Khôi, mặc dù vẫn là đang là đất canh tác của các hộ nhưng các đối tượng “cò đất” tuyên bố toàn bộ các lô đất tại dự án đã được bán hết từ năm 2017.

Trong vai người có nhu cầu mua đất, mục sở thị, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận, toàn bộ khu đất dự kiến thực hiện dự án là đất canh tác, người dân vẫn đang trồng hoa màu chờ ngày thu hái.

Trên cánh đồng trồng đào, nhóm phóng viên gặp một người đàn ông trung niên dáng dỏng cao, hơi gầy, gương mặt khắc khổ đang bón, tỉa cành. Tỏ ra khá quen với việc có người lạ xuất hiện, người này buông câu hỏi chào thăm dò: “Lại đến mua đất phải không, các anh tìm hiểu kỹ chưa, cẩn thận bị lừa đấy”...

Qua màn chào hỏi, khi chúng tôi giới thiệu là phóng viên đến tìm hiểu về dự án, người nông dân mới trầm ngâm chia sẻ. Ông là N.V.T, gia đình ông đã sinh sống tại phường Thạch Khôi nhiều đời nay, hiện tại cả gia đình đang mưu sinh bằng nghề trồng đào, thỉnh thoảng ông có đi làm công nhật thêm bên ngoài. Nói về nghề nông, ông cho biết, công việc cũng không quá vất vả, gia đình ông sống tốt với thu nhập từ 3 sào ruộng làm nông nghiệp, nhưng nếu nơi này thành dự án nhà ở thật thì chưa biết mưu sinh bằng nghề gì !

Ông N.V.T trên cánh đồng trồng đào của gia đình tại phường Thạch Khôi, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Khi được hỏi về việc có hiện tượng mua bán đất trái pháp luật tại dự án KĐT mới Thạch Khôi trên chính mảnh đất của gia đình ông và bà con đang canh tác, ông T bức xúc: Chúng tôi cũng rất bực mình khi người lạ thường xuyên qua đây, không phải mới đây mà từ cách đây hơn 2 năm, một số đối tượng dẫn nhau ra đây chỉ trỏ mua bán, gần đây càng nhiều hơn, giá họ bán cho nhau tới mười mấy triệu mỗi mét vuông. Đầu năm nay chúng tôi mới nhận thông báo đền bù, có một số người trong ban giải phóng mặt bằng mang bàn ghế ra kiểm kê cây, nhưng người dân chúng tôi đều không đồng ý mức đền bù thấp như vậy, chúng tôi không ai ra, họ lại đi về. Nếu họ có làm dự án gì ở đây thật thì cũng phải họp dân.

Mình có tiền thì mình cứ để đấy cho họ cầm thôi, mình ngu thì mình chết, người nào cả tin thì bị lừa thôi. Anh bán ảo, có đất đâu mà bán, khác gì bán chim trời, nhu cầu đất ở Hải Dương có cần thiết đâu mà họ làm dự án nhiều thế” – ông T chia sẻ.

Chi tiền tỉ, nhận giấy viết tay!?

Qua chỉ dẫn của ông T, trong vai khách hàng, chúng tôi tiếp cận một số văn phòng môi giới đất trên đường Phố Mới. Các văn phòng tại đây có một đặc điểm chung là được đầu tư rất tạm bợ, chắc chỉ mới mọc lên để giới thiệu bán đất cho một số dự án xung quanh.

Tại văn phòng số 54 Phố Mới, chỉ có duy nhất một người đàn ông, một chiếc bàn và vài tấm bản đồ. Thấy chúng tôi đi vào, người này chạy vội ra bàn thờ thần tài lẩm nhẩm một vài câu gì đó (chắc hẳn anh ta cầu thần tài cho một thương vụ trót lọt).

Vừa rót nước mời khách, anh ta vừa tung một vài câu hỏi thăm dò. Đoán được được ý, chúng tôi không trả lời thẳng mà “phủ đầu” luôn bằng một câu hỏi để tránh sự nghi ngờ: “ Xung quanh đây có dự án nào giá đang mềm lướt được không anh ”. Có lẽ nhận ra khách hàng đầu tư kiểu lướt sóng, người môi giới tay đưa danh thiếp miệng hồ hởi giới thiệu thông tin một số dự án. Theo danh thiếp, anh này tên là Trần Hồng Phúc, một mặt ghi "Văn phòng môi giới nhà đất", mặt còn lại là "sửa tivi tinh thể lỏng".

Nắm bắt được tâm lý khách hàng muốn mua đất giá gốc, ông Phúc nhiệt tình giới thiệu, phân tích cho chúng tôi về dự án KĐT mới Thạch Khôi: Nào là vị trí thuận lợi, đường giao thông rộng, nhiều tiện ích, tiềm năng kết nối mở rộng trong tương lai... những lời đường mật làm cho người nghe muốn xuống tiền ngay để sở hữu.

Khi được hỏi về hồ sơ pháp lý của dự án, ông Phúc cho biết: “Nếu các anh muốn mua đất tại đây, thì không có giấy tờ gì, chỉ có giấy viết tay, họ đang bán láo, theo nguyên tắc các ông chưa có mặt bằng thì chưa được bán, đóng dấu là nó bắt…". 

Ông Phúc tiếp lời:.... Nhưng yên tâm đi, nếu các anh mua đất của tôi, tôi viết giấy viết tay, nếu không có đất tôi trả lại tiền. Nếu mua của người khác, có khi họ có một lô mà bán cho 50 người ấy”.

Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nghiên và nghi ngờ, ông Phúc bồi thêm: “Các anh yên tâm đi, tôi quen chủ đầu tư, chị của chủ dự án này là hàng xóm của tôi, là một lãnh đạo ở Báo Hải Dương. Tôi bán cả khu ở đây rồi, mới bán hai lô đất cho một chị dưới Gia Lộc giá có 11 triệu/m2, giờ lên tới 15 triệu, lãi gần 350 triệu mỗi lô”... Mặc dù là phóng viên đang đi thực tế điều tra, nghe lời giới thiệu về lợi nhuận của ông Phúc, chúng tôi cũng không khỏi phấn khích.

Hỏi vể giao dịch, ông Phúc cho biết, để mua một lô đất trong dự án, chúng tôi phải đặt cọc 150 triệu và tiền “chênh”. Giá gốc là 9 triệu/m2, giá hiện tại là 12,5, mỗi mét vuông chúng tôi phải nộp thêm 3,5 triệu. Tổng diện tích một lô đất là 75m2, nhân ra số tiền “chênh” là 262.5 triệu, như vậy để được mua một lô đất chúng tôi phải đặt cọc hơn 400 triệu.

Giấy viết tay bán đất trái phép để nhận hàng trăm triệu đồng tiền cọc.

Gần nửa tỉ đồng cho một cái giấy viết tay để mua “chim trời”, cùng với những lời hứa của một ông chủ văn phòng môi giới được đầu tư tuềnh toàng kiểu “không có tóc”. Ông chủ này lúc thì nói cảnh giác nếu mua của người khác một lô đất bán cho 50 người, nhưng về phần mình, lại đòi hỏi sự tin tưởng của khách... quả là một sự rủi ro quá lớn. Với mục đích gặp mặt người đứng sau đường dây mua bán bất hợp pháp, để tạo niềm tin, chúng tôi hứa sẽ quay lại vào buổi chiều mang theo tiền đặt cọc...

Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Bài liên quan
  • Hải Dương: Quản lý đất đai lỏng lẻo, người dân mất đất
    (TN&MT) - UBND xã không có sổ đăng ký sử dụng đất, chẳng còn bản đồ gốc theo Bản đồ 299 được lập ra dựa trên chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ còn mỗi sổ mục kê nhưng lại không là tài liệu đủ tính pháp lý, gia đình cụ Trần Danh Đỉnh ở xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương được giao đất từ năm 1955 không biết dựa vào đâu để đòi lại mảnh đất ao rộng 752 m2 của gia đình mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO